← Hồi 07 | Hồi 09 → |
Mười ngày sau, Thất Điện Hạ có mặt ở Hành Cung, triệu tập bá quan để ăn mừng.
Tất nhiên, ông hết lời khen ngợi Nam Cung Giao.
Chàng cười đáp:
- Thảo dân chỉ tốn sức đánh xe vài trăm dặm để đón Vương Gia, đâu dám nhận công lao!
Thất Vương Gia trợn mắt:
- Khanh nói thế sao được? Đám bằng hữu giang hồ kia vì khanh mà xuất lực chứ đâu phải vì Bỗn Vương. Không có khanh thì dẫu Nghiêm này có chết mục xác họ cũng chẳng thèm nhìn đến! Từ nay, khanh có quyền ra vào Hành Cung, bất cứ lúc nào và không phải thi đại lễ!
Đặc ân này rất lớn vì ngay Mã Thượng Thư cũng không được phép!
Các quan thầm ganh tỵ với Nam Cung Giao, nhưng ngoài miệng vẫn tán dương công trạng của chàng!
Ông tặc lưỡi nói tiếp:
- Tiếc là Đại Quận Chúa năm nay mới mười hai tuổi, nếu không bổn vương sẽ gả cho khanh!
Thất Vương Phi che miệng cười:
- Vương Gia quả là lẩn thẩn, sao không hỏi xem Nam Cung hiền khanh có muốn được phong tước Hầu hay quan chức gì?
Vương Gia vui vẻ đáp:
- Bỗn Vương đã hỏi y có muốn làm Tổng Bộ Đầu hay không thì y từ chối, bảo rằng tài đức chẳng bằng Lưu hiền khanh! Y còn nói là nhờ diệu kế của Lưu khanh nên mới thành công!
Lưu Cát nghe cảm động đến nghẹn lời trước thái độ của Nam Cung Giao, tự nhủ sau này đền ơn đáp nghĩa!
Kể từ hôm ấy, Nam Cung Giao và hai vị hôn thê liên tục được mời sang Hành Cung dự yến.
Quyền lực của Mã Thượng Thư cũng nhờ thế mà càng thêm vững mạnh!
Bá quan Nam Kinh và các phủ phía Nam đều ra sức o bế Mã Xuân Trác và Nam Cung Giao.
Giờ đây, chàng được cả Vương Gia lẫn Vương Phi sủng ái, nói gì họ cũng nghe.
Nam Cung Giao đã xin xá tội cho kẻ tử tù là quan Vệ Uý Lâm Trung, chỉ huy lực lượng thị vệ Ở Hành Cung!
Họ Lâm thoát chết, dù bị giáng xuống làm phó cho Mã Kim Khu, nhưng cũng hết lòng tri ân chàng!
Trịnh Kiều đã tặng Nam Cung Giao ba chục tay đao giỏi nhất làm thủ hạ!
Chàng bèn giao một nửa cho Kim Khu để bảo vệ Vương Gia!
Mười lăm người còn lại ở trong phủ Thượng Thư cùng anh em họ Sở và Cuồng Vũ Đao.
Sách lão đã già nên vui vẻ nhận chân hộ viện cho nhà họ Mã!
Riêng Mộc Kính Thanh là không vui, ngày nào cũng đi chơi đến tận nửa đêm mới về. Không thấy gã say, Nam Cung Giao lại trách:
- Thân thể ngươi đã chẳng được tráng kiện mà cứ lăn lóc chốn lầu xanh thế này thì chẳng mấy chốc nguyên dương sẽ cạn kiệt!
Kính Thanh nở nụ cười thê lương:
- Nay đại ca sa vào bẫy phú quí, phấn son, vui mừng với kiếp cá chậu chim lồng khiến tiểu đệ vô cùng thất vọng! Có lẽ tiểu đệ sẽ về Chiết Giang chứ không ở đây làm gai mắt đại ca nữa!
Nam Cung Giao rầu rĩ đáp:
- Ngươi hiểu lầm ta rồi! Chỉ cần Vân Mi có tin vui là ta sẽ cùng ngươi khởi hành đi Bắc Kinh ngay! Hiền đệ ráng chờ thêm một tháng nữa!
Kính Thanh cười cợt:
- Nhị tẩu tuy xinh đẹp tuyệt trần như mang tướng chân dài, eo nhỏ chẳng phải là người mắn đẻ, hay là đại ca thử vận may với Mã đại tẩu xem sao?
Nam Cung Giao xua tay:
- Không được! Việc lấy Hoàn Cơ phải hoãn lại sau cùng! Khi đã thành rể nhà họ Mã là mất hẳn tự do, chẳng còn được thỏa chí tang bồng! Ta đã có cách khác!
Cuối tháng ba, Thần Nữ vẫn chưa có hỉ tín.
Mộc Kính Thanh lặng lẽ bõ đi, để lại thư cho Nam Cung Giao:
" Đại ca nhã giám! Tiểu đệ không nỡ để đại ca rời xa cảnh nhung lụa ấm êm, nên sẽ thay đại ca đi Bắc Kinh! Nếu tiểu đệ thất bại, không trở về nữa, thì có nghĩa là đại ca cũng chẳng nên đi cho uổng mạng! Nhớ nhau, xin đại ca thắp ba nén hương và bày chung rượu nhạt là đủ!
Ngu đệ Mộc Kính Thanh bái bút ".
Nam Cung Giao thở dài, đốt lá thư, rồi tìm đến phòng Thần Nữ. Chàng buồn rầu kể lại việc Kính Thanh một mình liều mạng đến Bắc Kinh ám sát Bình Phiên Công Trương Phụ.
Chàng lại bảo:
- Du nàng chưa cấn thai nhưng ta cũng phải lên đường ngay, không thể để Kính Thanh đơn thương độc mã vào hang cọp được! Ta sẽ giả vờ báo với nhà họ Mã là nàng đã có tin vui, cần được đưa về Cán Châu!
Thần Nữ bẽn lẽn cúi đầu:
- Thiếp quả là vô dụng nên đã phụ lòng tướng công.
Trong lúc Vân Mi thu xếp hành lý Nam Cung Giao trở về phòng, cho gọi Sở Trường Thụy Iên, chàng nghiêm giọng:
- Bốn anh em túc hạ sẽ hộ tống Nhị phu nhân về nhà phụ mẫu ta ở Cảnh Đức Trấn. Hành trình phải cực kỳ bí mật, không được để người ngoài chú ý. Sau đó, chư vị sẽ mua nhà ở lại nơi ấy chờ ta!
Trường Thụy ngượng ngùng đáp:
- Xin công tử điều anh em khác, bởi bọn thuộc hạ đang định đưa Tứ muội về Hợp Phì!
- Vì sao vậy?
Trường Thụy chua xót đáp:
- Gia muội đã cấn thai gần tháng nay, biết phận mình xấu xí, hèn mọn nên chẳng dám với cao, đành về quê hương nhờ từ mẫu!
Nam Cung Giao mừng rỡ vỗ đùi:
- Tuyệt diệu thực! Té ra trời đã rủ lòng thương tạ Gia mẫu và gia phụ tất sẽ hoan hỉ đón một lúc hai nàng dâu.
Trường Thụy cảm kích quì xuống lạy:
- Nhà họ Sở xin cảm tạ tấm lòng rộng rãi của công tử.?
Nam Cung Giao đỡ gã lên, nghiêm giọng:
- Ta vốn thực tâm yêu mến Sở Nhu, nên mới đến với nàng! Chỉ vì ngại song thân tỵ hiềm dung mạo của Nhu muội nên lòng vẫn còn ngại! Nay nàng ta lại thụ thai tức là đã đúng như ý ta sắp xếp.
Chàng lại cười:
- Nhưng lúc này ta chưa gọi túc hạ là Đại Cửu Tử đâu đấy nhé!
Hôm sau, người trong gia đình họ Mã lưu luyến tiễn Nam Cung Giao và Thần Nữ Tiền Vân Mi lên đường về Cán Châu.
Hoàn Cơ buồn rười rượi và rất tủi thân. Nàng đã vì gia phong mà không dám hiến thân cho tình quân, đành bám víu vô lời hứa hẹn của Nam Cung Giao.
Cuộc ra đi này được giữ kín, kẻ trước người sau rời phủ chứ không rầm rộ một lúc.
Khi sang đến bờ Nam Trường Giang, Nam Cung Giao lẳng lặng quay lại cùng hai gã cao thủ Thế Thiên Hội đi lên hướng Bắc.
Hai gã này là cháu ruột gọi Hội Chủ. Thế Thiên Hội Trịnh Kiều bằng thúc phụ.
Trịnh Tháo là anh, ba mươi sáu tuổi còn Trịnh Mãng là em nhỏ hơn một năm. Họ được chân truyền pho Tuyệt Mệnh Đao pháp Trịnh gia nên bản lãnh cao cường nhất, chỉ thua có mình Hội Chủ.
Kẻ có tài thường ngang bướng, và do tình quyến thuộc nên Trịnh Kiều lại càng khó xử. Vì thế, lão đã đẩy hai đứa cháu bất trị sang cho Nam Cung Giao!
Trịnh Tháo và Trịnh Mãng sinh trưởng ở Bắc Kinh, sáu năm trước mới đến tham gia Thế Thiên Hội. Họ rành rẽ, thông thuộc địa thế Bắc Kinh nên đã được Nam Cung Giao cho tháp tùng!
Hai gã vô cùng hoan hỉ vì được về thăm cố thổ, nếm lại những lạc thú đất Kinh Sư! Giờ đây bạc vàng đầy túi, nhờ sự rộng rãi của Nam Cung công tử, họ có quyền mò đến những nơi sang trọng nhất!
Là anh em ruột nên dung mạo dáng vóc hao hao giống nhau, cao trung bình mặt vuông, mắt dài, mày xếch, mũi ưng, môi dầy đĩ thõa.
Tuy hay cười, hay bông lơn, nhưng thủ đoạn của hai gã tàn nhẫn phi thường, giết người chưa bao giờ biết run tay!
Trung lúc Nam Cung Giao và họ Trịnh tất tả bôn hành, chúng ta sẽ về Cảnh Đức Trấn để xem cảnh nhà Nam Cung Giao nhận dâu!
Gần giữa tháng tư, lúc trời đã tối hẳn, có năm người khách đến gõ cửa Tế An Đường của nữ danh y họ Đặng.
Nam Công Bột bước ra mở cửa, niềm nở hỏi:
- Chẳng hay chư vị cần chữa bệnh hay mua thuốc?
Biết lão già to béo, cao lớn nay là Nam Cung Bột, Sở Tường Thụy kính cẩn vòng tay đáp:
- Bẩm lão gia! Bọn vãn bối mang thư của Nam Cung công tử đến vấn an lão gia và lão thái!
Nam Cung Bột mừng rỡ mở toang cửa:
- Hay quá! Mời chư vị vào! Lão phu đang nóng ruột chờ đợi tin tức của Giao nhi!
Ông chợt hạ giọng:
- Vợ ta còn rất trẻ đẹp, chư vị đừng xưng hô là lão Thái, bà ấy sẽ không vui, cứ gọi bà ấy là phu nhân thôi.
Năm người cúi đầu vâng dạ, Thần Nữ và Sở Nhu đứng sau cùng nên Nam Cung Bột không thay, lúc họ bước qua ngạch cửa. Lão nhận ra sự tương phản của hai người, ngơ ngác gãi tai tự hỏi:
- Lẽ nào tiểu quỉ nhà mình lại ngông cuồng đến mức vợ cả xấu lẫn đẹp, chẳng chừa một ai cả? Phen này bà lão nhà ta sẽ phải rối trí đây?
Lão hối hả mời khách ngồi, chạy vào gọi Trinh Tâm.
Nghe nói có người mang tin của trưởng tử về, bà mừng rỡ thay áo ra ngay.
Lộc nhi và Hà nhi cũng đi theo mẹ!
Tuy không son phấn, song Trinh Tâm vẫn rất đẹp so với số tuổi gần ngũ thập, làn da bà trắng trẻo mịn màng, chỉ điểm vài nếp nhăn nơi đuôi mắt. Khi bà cười, hai lúm đồng tiền duyên dáng kia khiến gương mặt trẻ như mới ba mươi.
Cả năm người khách nhất tề quì xuống, nhưng chỉ có hai nữ nhân run rẩy lên tiếng:
- Tức nữ bái kiến Lão gia và Nải nương!
Trinh Tâm choáng váng, sửng sốt nhìn hai nàng dâu, thầm nhủ:
- Lẽ nào Giao nhi lại dám bày trò hí lộng ta! Phải hỏi cho ra lẽ mới được!
Bà cố trấn tĩnh bảo:
- Mời chư vị bình thân an tọa! Ta muốn được đọc thư của Giao nhi trước đã!
Vân Mi vội cung kính trao thư cho bà.
Năm người khép nép ngồi xuống ghế tựa, chăm chú theo dõi nét mặt gia chủ.
Nam Cung Bột vui vẻ nói:
- Lộc nhi! Con mau xuống bếp nấu nước pha trà đãi khách!
Sở Tích Vũ nãy giờ dán mắt vào, những hũ rượu thuốc lớn trên kệ, buột miệng nói ngay - Chẳng dám phiền đến nhị tiểu thư! Bọn vản bối chỉ xin vài chén rượu cũng đủ!
Nam Cung Bột mở cờ trong bụng, liếc phu nhân, mũi phập phồng, nói giả lả:
- Nếu chư vị thích dùng rượu thì lão phu xin tuân mệnh!
Cạnh hũ lớn có những bình nhỏ độ một cân chiết sẵn để bán cho khách.
Nam Cung Bột xách ngay một bình đến bàn, rót ra mời mọc.
Họ vừa cạn chén thứ hai thì Trinh Tâm lên tiếng:
- Rượu bổ dành cho người bệnh hoạn, thân thể đã cường tráng thì chẳng thể uống nhiều được!
Sở Tích Vũ vội viện bạch:
- Bẩm phu nhân, Vãn bối chỉ uống đúng ba chén thôi! Cũng giống như công tử vậy!
Trinh Tâm hiếu kỳ hỏi:
- Giao nhi xa nhà mà vẫn nhớ được lời dạy bảo của ta ư?
Tích Vũ hăng hái xác nhận:
- Bẩm phải. Công tử mỗi ngày chỉ uống đúng ba chén. Có điều mỗi chén phương Bắc lớn gấp ba bốn lần chén của nhà này!
Nam Cung Bột khoái chí cười ha hả:
- Giao nhi giỏi thực! Ngày mai lão phu phải tìm mua chén uống rượu của người phương Bắc mới được!
Trinh Tâm tủm tỉm cười:
- Giao nhi còn trẻ, có uống ba chén lớn cũng chẳng sao! Nhưng ông thì không nên!
Rồi bà nghiêm giọng:
- Tướng công hãy đọc kỹ thư của Giao nhi rồi cho thiếp biết chủ ý!
Nam Cung Bột vội cạn chén thứ ba, đưa tay nhận thư.
Đọc xong, lão hắng giọng phát biểu:
- Giao nhi quả là đứa con chí hiếu, trước khi dấn thân vào hiểm địa đã chu toàn tông mạch cho họ Nam Cung! Lão phu quyết định nhận cả Vân Mi lẫn Sở Nhu làm con dâu! Ý phu nhân thế nào?
Trinh Tâm đáp ngay:
- Thiếp cũng cùng một ý với Tướng công!
Nam Cung Bột đắc ý cười hể hả, vuốt râu nói:
- Phu nhân nhu thuận như thế khiến ta rất hài lòng!
Lão tiện tay nâng chén lên uống thì nghe người vợ ngoan hiền nhắc nhở:
- Tướng công! Đã đủ ba chén rồi!
Nam Cung Bột ngượng ngùng đặt xuống:
- Lão phu vì quá vui nên quên đếm!
Khách không dám nhưng Lộc nhi và Hà nhi cười dòn dã, đồng thanh hét lên:
Nhất nhật tam bôi hề Tráng lão ích tho.
Đa nhất bôi hề Phụ thân chung dạ tương tư Ô hô! Ai tai!
(Dịch)
Ngày ba chén hề Tốt Ião sống lâu Thêm một chén hề Cha suốt đêm nhung nhớ Tiếc thay! Buồn thay!
Bài đồng dao này do Nam Cung Giao nghĩ ra và dạy cho hai cô em gái.
Bình thường chúng vẫn nghêu ngao nhưng chẳng hề bị phụ mẫu trách mắng. Nay trước mặt khách, chúng đem ra hát chơi, khiến mặt Trinh Tâm đỏ như gấc còn Nam Cung Bột thì xấu hổ đến mức chỉ muốn độn thổ.
Thẹn quá hóa giận lão hùng hổ uống cạn chén thứ tư trên bàn.
Giờ chúng ta sẽ quay lại với cuộc hành trình của Nam Cung Giao. Chàng và hai thủ hạ đã đến Từ Châu trưa ngày rằm tháng tư.
Ba người vào Tứ Hải Đại Lữ điếm nghỉ trọ.
Tắm gội xong, chàng rủ anh em họ Trịnh:
- Ở cửa Bắc thành có quán thịt chó của người Giao Châu mùi vị tuyệt hảo. Ta sẽ cùng hai ngươi say sưa một bửa ra trò!
Trịnh Tháo khoan khoái đáp:
- Té ra công tử hảo món nhậu bình dân ấy! Anh em thuộc hạ vui mừng được hầu rượu công tử!
Nhưng khi đến nơi, Nam Cung Giao ngơ ngác nhìn cảnh điêu tàn, đổ nát, quán thịt chó đã bị phá sập, gạch ngói ngổn ngang.
Dưới ánh nắng gay gắt cuối xuân, một phụ nhân nhỏ bé đang ngồi khóc lóc bằng tiếng Giao Chỉ:
- Ôi Lan nhi! Tội nghiệp cho đứa con gái ngoan hiền xinh đẹp của mẹ! Vì sao lão trời già oan nghiệt kia lại cướp con khỏi vòng tay của mẹ thế này?
Nam Cung Giao kinh hãi xuống ngựa, chạy đến đở bà lên và hỏi:
- Mong đại nương, cho tiểu điệt biết chuyện gì đã xảy ra với nhà ta và Tiểu Lan!
Bà nhìn một lúc, nhận ra người khách trẻ tuổi hồi trong năm, lại òa lên khóc lóc, kể lể:
- Nam Cung công tử đây sao? Lan nhi vẫn thường hay nhắc đến người với mối tương tư nặng trĩu đầu đời! Nay công tử trở lại thì đã quá muộn rồi!
Nói xong, bà ngất xỉu trong vòng tay Nam Cung Giao!
Chàng vội bồng bà lên, đi sâu vào trong thôn. Phía sau quán thịt chó, cách một thửa ruộng có vài chục nóc nhà của dân Giao Chỉ, đa số là nhà tranh hay gỗ! Và tất cả đều đang được sửa chửa lại. Cái thì đã xong, cái vẫn dở dang. Điều này chứng tỏ thôn xóm vừa gặp tai họa.
Đám tửu khách từng gặp chàng hồi giữa tháng mười một, mừng rỡ gọi vang, chạy đến chào hỏi.
Có hai phụ nhân đỡ lấy Trần mẫu đưa vào nhà chăm sóc.
Đấy là căn nhà gỗ lợp ngói của trưởng thôn họ Lê!
Lão đông con trai nên đã sửa xong, liền mời Nam Cung Giao vào nhà dùng trà.
Lão buồn rầu kể:
- Mãnh đất này trước đây vốn thuộc về Vệ Gia Trang. Tổ tiên họ Vệ có công lớn nên được Minh Thái Tổ cắt đất phong bá. Chê khu vực này toàn đầm lầy ngập nước nên hai mươi năm trước, cố trang chủ Vệ Thiên Dụng đã bán lại cho đám dân An Nam nghèo khổ chúng tôi. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt đã đổ xuống nên mới được cao ráo, phì nhiêu như hôm naỵ Nào ngờ, bốn ngày trước, Vệ Trang Chủ bây giờ là Đông Thành Bá Vệ Cảnh kéo gia nhân đến, bắt cả thôn phải dọn đi và nhận lại số bạc nhỏ lúc trước. Lão lấy cớ là đất của Thiên Tử phong thì không được bán, nay họ Vệ sợ tội nên phải thu hồi! Giá ngày xưa chỉ là trăm lượng bạc, không đủ mua lá lợp nóc bốn chục căn nhà, chớ đừng nói đến mua ruộng đất mới! Tất nhiên, bọn ta không đồng ý, lập tức bị đánh đập và phá hủy nhà cửa. Tiểu Lan giỏi võ liền chống cự quyết liệt song cuối cùng cũng bị giết chết!
Nam Cung Giao nghe như đất trời sụp đổ, phẫn nộ gầm vang tựa hổ rống, nước mắt chảy dài.
Thấy mọi người hoảng sợ, chàng cố trấn tĩnh lại và hỏi:
- Thế Lê lão trượng có nhờ nha môn Từ Châu phân xử hay không?
Lê lão chua chát đáp:
- Tri huyện Từ Châu Hoàng Tẩn ăn hối lộ của nhà họ Vệ nên khi nhận được đơn kiện của dân trong thôn này liền trả lời rằng: Vệ Cảnh là Bá Tước, Đại Lý Tự Ở Bắc Kinh mới có quyền xét xử, các ngươi hãy lên Kinh Đô mà kêu oan. Nhà họ Vệ được Thái Tổ ban cho Đan Thư Thiết Khoán nên bổn chức chẳng thể vào được!
Nam Cung Giao ở phủ Hình Bộ đã vài tháng, biết rõ luật lệ này, chàng gật gù:
- Hoàng Tri huyện nói đúng đấy, phải có thánh chỉ hoặc trát của Bộ Hình, Đại Lý Tự Đô Sát Viện thì mới được vào Vệ Gia Trang!
Lê lão hậm hực:
- Thế chẳng lẻ Tiểu Lan phải chịu chết oan và hơn hai trăm người dân thôn này phải mất cơ nghiệp, đi ăn xin mà sống? Là dân Giao Châu, dầu có ngửa tay xin chịu nhục cũng chẳng mấy ai cho.
Nam Cung Giao cười nhạt:
- Việc của Tiểu Lan tính sau giờ phiền lão trượng đi tìm mua một mãnh ruộng to độ bốn chục mẫu. Mỗi nhà trong thôn sẽ được chia một mẩu và tiền bạc để xây nhà mới!
Lê lão ngơ ngác, rụt rè hỏi lại:
- Công tử không nói chơi đấy!
Chàng lắc đầu, móc ra một tập ngân phiếu đếm rồi trao cho lão:
- Số vàng ngàn lượng này hi vọng sẽ đủ. Nếu còn dư, lão trượng hãy chia đều cho mọi người.
Kỹ thuật làm giấy của Trung Hoa rất cao. Sản xuất ra được những loại giấy cực kỳ tốt. Dĩ nhiên, giấy ngân phiếu phải là hạng tốt nhất, láng mịn và dai bền. Nét in cũng tinh xảo có hoa văn chim, hình mây, núi, rồng, phượng. Tóm lại là rất khó làm giả!
Lê trưởng thôn rời ghế quì ngay xuống, nghẹn ngào vái tạ.
Người trong thôn nãy giờ xúm lại nghe ngóng, cũng vội quì theo.
Nam Cung Giao buồn rầu nói:
- Chư vị chỉ cần chăm sóc Trần mẫu và mộ phần của Tiểu Lan chu đáo là đã trả ơn cho tại hạ rồi!
Mọi người đồng thanh hứa!
Nam Cung Giao cùng hai gã họ Trịnh trở về thành Từ Châu!
Trịnh Mãng nóng nẩy nói:
- Công tử! Hay là đêm nay chúng ta đến Vệ Gia Trang lấy đầu lão bá tước khốn kiếp kia?
Nam Cung Giao xua tay, giọng lạnh như băng:
- Không được! Nếu làm thế sẽ gây tai họa cho đám kiều dân An Nam. Chờ sự việc lắng xuống, chúng ta mới có quyền giết lão! Nếu lần này đi Bắc Kinh ta có mệnh hệ gì thì trách nhiệm của hai ngươi là quay về đây giết Vệ Cảnh!
Hai gã không biết, mục đích chuyến thượng Kinh này nhưng cũng gật đầu.
Họ tự hỏi phải chăng chủ nhân của mình định hành thích thiên tử?
Ba người dừng cương trước tòa Bành Thành Đệ Nhất Tửu lâu, lên tận tầng hai ngồi cho mát.
Bành Thành vốn là tên rất xưa của Từ châu. Nam Cung Giao thường ngày tươi tắn nhưng giờ đây sắc diện u ám ánh mặt đầy vẻ bi thương, thống khổ.
Chàng để mặc cho anh em họ Trịnh gọi thức ăn và không hề động đến, chỉ lặng lẻ nâng chén uống cạn, như muốn dùng rượu để dìm chết nỗi sầu muộn trong lòng!
Bàn của ba người nằm cạnh lan can nên Nam Cung Giao có thể ngắm những cụm hoa thược dược dưới vườn.
Dáng thướt tha của loài hoa này gợi cho chàng nhớ đến Trần Lan, người con gái Giao Châu xuân sắc, bạc mệnh!
Chàng không yêu Tiểu Lan, nhưng đặc biệt quí mến vì nàng mang nét đẹp của quê mẹ xa vời. Trong tất cả những nữ nhân chàng đã gặp thì Tiểu Lan giống mẹ chàng nhất, không phái về dung mạo mà vì nàng là người Giao Châu thuần chủng.
Gió xuân ấm áp thổi qua vườn, lay động những bông hoa thược dược vàng rực, khiến chàng tưởng như Trần Lan đang yểu điệu bước qua trước mắt mình!
Một giọt lệ hiếm hoi bỗng lén trào qua khóe mắt chàng trai hay cười!
Hoa thược dược đơn độc ở đầu cành, màu hoa hồng đậm, dáng hoa tha thướt, nên còn được gọi là Kiều Cung, Dư Dung, Diệm Hữu.
Trong vườn sau nhà Nam Cung Giao ở Giang Tây cũng có trồng thược dược, và người trồng chính là cha của chàng.
Nam Cung Bột về già bỗng thích làm vườn, chẳng đi đâu cả. Sau khi giúp vợ bào chế thuốc lão chỉ lo chăm sóc vườn hoa. Lão từng bảo rằng mình yêu hoa thược dược nhất vì chúng cũng đẹp như Trinh Tâm vậy!
Quả thực là loài hoa thược dược rất đẹp và rất đáng yêu, cuối xuân nở hoa, có các loại màu tía, hồng nhạt, trồng, và màu vàng Ià quí nhất!
Nam Cung Bột đã trồng đủ các sắc hoa Thược dược đất Dương Châu đứng đầu thiên hạ, nhưng sau này, Bắc Kinh cũng trồng và rất nỗi tiếng!
Thời Đường, Tống, thược dược được gọi là "lam vĩ xuân". Bởi vì tuần rượu cuối của một tiệc rượu, tửu khách sẽ uống ba chung liền, gọi là "lam võ tửu". Vì thế, lam vĩ xuân có ý nói Thược Dược là hoa đẹp nở cuối cùng của mùa xuân, và mùa hạ sắp tới!
Do thế Nam Cung Giao đã chọc ghẹo cha:
- Phụ thân mới giống hoa Thược dược, vì chỉ được uống có ba chung! Tam Bôi tiên sinh mà đổi thành Lam Vĩ tiên sinh thì nghe hay ho hơn nhiều!
Đang hồi ức những kỷ niệm cũ, Nam Cung Giao chợt nghe lòng đau nhói khi nhớ lại câu nói của Lê trưởng thôn: "Là dân Giao Châu, dẫu có ngữa tay chịu nhục cũng chẳng mấy ai cho!"
Người Hán tự hào về nền văn hóa lâu đời rực rỡ của mình nên xem thường các dân tộc khác. Ngay người dân Hải Nam như Nam Cung Bột cũng không được xem trọng, huống hồ gì đám dân lưu vong Giao Chỉ?
Bậc hảo tâm sẽ không phân biệt gốc gác kẻ ăn mày khốn khổ, nhưng chính những đồng nghiệp người Trung Hoa sẽ xua đuổi họ ra khỏi những nơi dễ kiếm ăn nhất như danh lam, thắng cảnh, chùa chiền, miếu mạo!
An Nam hiện đã độc lập, dù phải xưng thần và tiến cống Triều Minh ba năm một lần, song không phải ai cũng dám trở về quê cha đất tổ!
Đám dân Giao Chỉ lưu vong đã bị ràng buộc với đất khách bằng những cuộc hôn phối cùng người Hán, hoặc vì sinh kế.
Ngoài ra, họ còn mang mặc cảm vì bản thân, hoặc cha ông đã không tự sát chết theo vua Tùy Quang, mà lại kéo lê kiếp sống nô lệ cho kẻ thù! Và liệu khi họ về lại cố hương có được sống yên ổn, hay lại bị ruồng bỏ và nghi kỵ?
Trung Hoa là mối họa ngàn đời của An Nam, dù đang hòa nhã vẫn luôn phải đề phòng!
Nam Cung Giao giờ đây đã hiểu rõ nỗi khổ của mấy chục vạn đồng bào của thân mẫu, và chính mình, chợt tự nhủ sẽ tận lực giúp đở họ. Được như thế thì cuộc đời chàng mới có chút giá trị!
Tâm niệm này đã khiến chàng khuây khỏa, bình tâm ăn uống với hai gã thủ hạ tội nghiệp kia.
Nãy giờ họ chẳng dám nói cười, nhai nuốt cũng cố không gây ra tiếng động!
Nhậu nhẹt như thế thì làm sao ngon miệng được?
Sáng mười sáu bọn Nam Cung Giao tiếp tục cuộc hành trình. Khoảng cách giữa Từ Châu và Tế Nam là bẩy trăm dặm, có thể tạm chia làm hai đoạn:
Đoạn thứ nhất vượt hoàng Hà, đi dọc Đại Vận Hà hơn bốn trăm dặm.
Lúc này mé tay tả của lữ khách chính là vùng Lương Sơn Bạc nổi tiếng.
Sau đó, người ta phải sang bờ Đông Đại Vận Hà, đi nốt quảng đường hơn hai trăm dặm để đến Tế Nam.
Chính đoạn đường thứ hai mới là đáng sợ, cả về mặt địa hình lẫn an ninh!
Quan đạo trải dài trên vùng sơn cước của dãy núi Thái Sơn, nên gập ghềnh, hiểm trở có nhiều đèo dốc, và hai bên là rừng rậm âm u đầy ác thú!
Còn cường đạo thì chắc là chẳng thiếu, nhưng chỉ là những nhóm nhỏ, quen ức hiếp với những lữ khách đơn độc.
Song chàng họ Nam Cung của chúng ta chưa đến đấy.
Trưa ngày hai mươi ba, chàng mới có mặt ở bờ Tây Đại Vận Hà, chờ đò sang bên kia!
Đây là bến đò duy nhất của con đường huyết mạch, nên quán xá rộng rải để đón tiếp những đoàn xe chở hàng hóa.
Ba người bọn Nam Cung Giao vừa ăn được vài gắp thì nghe tiếng vó ngựa, tiếng trục xe kẻo kẹt vọng đến.
Âm thanh ồn ào này chứng tỏ đoàn xa mã ấy khá đông đảo, và hàng hóa chở theo rất nặng nề.
Lát sau, đám lữ khách kia dừng chân trước cửa quán gồm mười cỗ xe song mã và hai trăm quân áp tải. Y phục của họ rất khác hẳn quan quân triều đình.
Lính thì vải, quan thì lụa, song đều có điểm chung là áo dài quá gối, tay áo chật, ống quần rộng.
Bốn vị võ quan áo xanh không mang giáp trụ, đầu trần quấn khăn vành rễ, búi tóc nhỏ lệch hẳn về phía sau chứ không ở gần đỉnh đầu như người Trung Hoa.
Lá đại kỳ vuông vức bằng mãnh chiếu, cắm trên cỗ xe đầu tiên, một mặt có hai chữ Đại Việt, mặt kia là Thiệu Bình, thêu bằng chỉ đen giữa nền vàng. Và trên nóc chín cổ xe còn lại là những lá cờ trắng nhỏ, viết hai chữ Cống Phẩm.
Nam Cung Giao bồi hồi xúc động, nhận ra đoàn sứ giả An Nam đang trên đường triều cống nhà Minh!
Chàng không thắc mắc về cống phẩm vì đã từng nghe Thất Vương Gia nói qua.
Cứ ba năm một lần, Triều Lê đất An Nam phải tiến cống một số phương vật căn bản như:
Hai người bằng vàng.
Một lư hương bằng bạc.
Một đôi bình hoa lạc.
Mười bốn đôi ngà voi.
Mười hai bình hương trầm.
Hai vạn nén hương luyến.
Hai mươi bốn cây hương trầm lớn.
Các khoản đều có thể thay đổi bằng vật lạ khác, riêng hai hình nhân bằng vàng là cố định. Tên của hai người bằng vàng là Đái Thân Kim Nhân (Người vàng thế mạng) tượng trưng cho hai Đại tướng Minh Triều là Liễu Thăng và Lương Minh, bị quân Lê Lợi giết trong trận Chi Lăng!
Hôm nay quán vắng khách, vài bàn là có người, song chỉ bốn võ quan vào ngồi hẳn, còn quân sĩ An Nam thì chia nhau luân phiên ăn uống, không dám bỏ mặc đoàn cống phẩm.
Nam cung Giao ngắm nghía những gương mặc cương nghị, rắn rỏi kia với ánh mắt thích thú và trìu mến.
Chàng chợt lấy làm lạ khi họ lại đi đường này để đến Bắc Kinh? Vì theo lệ thường, và thuận tiện nhất là đường quan đạo Bắc Nam, qua Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc đến Trịnh Châu rồi vượt Hoàng Hà. Sau đó, họ sẽ ghé qua những địa phương sầm uất như An Sương, Thạch Gia trang, Bảo Định và đến đế đô.
Đường trục chính này vừa rộng rãi rừa an toàn, sao họ không đi? Hay là lần này họ phải ghé vào Nam Kinh trước?
Chính vị võ tướng râu ba chòm đen nhánh đã vô tình giải thích.
Nam Cung Giao hiểu.
Lão nói bằng tiếng An Nam và không ngờ có người nghe được:
- Này tam vị hiền đệ! Năm ngoái, cống phẩm của nước ta bị cướp ở bờ Bắc sông Hoàng Hà, quan quân áp tải chết không còn một mống, thế là Triều Minh giả như không biết, gởi thư trách móc.
Lần này, nếu chúng ta không đến được Bắc Kinh thì e rằng họ sẽ mượn cớ mà gây hấn. Nghe nói đoạn đường đến Tế Nam có địa hình phức tạp, chúng ta phải cố vượt qua thật nhanh, đi cả ngày lẫn đêm.
Ba người kia gật đầu tán thành, và võ quan tuổi tam tuần anh tuấn thở dài bảo:
- Nguyễn huynh! Tiểu đệ chỉ thắc mắc một điểm là Sứ thần năm ngoái vì sao lại không thoát thân được? Quan Hành khiển Phạm Văn Tường võ nghệ tuyệt luân, sức khoẻ như thần, chạy nhanh hơn vó ngựa, lẽ nào lại không giữ được mạng sống mà đến Bắc Kinh tố cáo? Chỉ cần đem được biểu tấu của vua ta và Điệp Thông Quan ra trình là Triều Minh phải dốc sức điều tra, xem như đã nhận cống vật!
Người họ Nguyễn tuổi độ năm mươi, vầng trán cao rộng, mắt sáng tinh anh, biểu hiện một trí tuệ sâu sắc. Ông nghiêm giọng:
- Trần hiền đệ! Trung Hoa đất rộng người đông, nhân tài võ học nhiều như lá mùa thu! Phạm tướng quân dù tài giỏi nhưng biết đâu phe cường đạo lại có cao thủ lợi hại hơn?
Nay chúng ta bản lãnh không bằng họ Phạm nên mới phải đi dường này để tránh cường. Nếu chẳng may lại bị chặn đường, bọn ta sẽ liều chết đoạn hậu để hiền đệ thoát thân, đến Bắc Kinh! Thất Vương Gia Chu Nghiêm ơ?
Kim Lăng đã xác nhận số lượng cống phẩm vào Thông Quan điệp, dù có bị cướp sạch cũng chẳng sao!
Họ Trần chua xót:
- Không ngờ Trần Dũng tôi lại phải làm trò bất nghĩa, bỏ mặc bào huynh mà đào tẩu! Thật nhục nhã cho giòng dõi Tướng quốc!
Nam Cung Giao thầm đoán Trần Dũng là con cháu của Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn, đại công thần của nhà Lê, song đã bị Thái Tổ Lê Lợi chém đầu.
Chàng thường đàm đạo với Mã Thượng Thư và các quan Nam Kinh nên biết khá rõ về triều đình An Nam.
Ví dụ như hai chữ Thiệu Bình trên ngọn đại kỳ kia là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông. Ông này lên nối ngôi Lê Lợi đã được bốn năm.
Nam Cung Giao cau mày suy nghĩ, tự hỏi bang hội nào đã dám làm chuyện tày trời, cướp cống phẩm?
Thủ đoạn giết sạch không chừa nhân chứng kia phải chăng là của Hồ Bang?
Trong địa phận ấy đâu còn tổ chức nào hùng mạnh hơn họ? Nếu Hồ Ly Song Tiên xuất hiện thì khó có cao thủ An Nam nào địch lại!
Đoàn sứ thần An Nam rời quán, đốc thủ hạ lên đường.
Nam Cung Giao cũng bảo quán tính tiền, đi theo họ, vì đò đã cặp bờ!
Hàng hóa nặng nề nên đám người An Nam đi khá chậm.
Nam Cung Giao cứ lẻo đẻo đằng sau họ, không chịu vượt qua.
Trịnh Mãng cười hỏi:
- Chẳng lẽ công tử định đánh cướp số cống vật này?
Chàng nghiêm nghị đáp:
- Năm ngoái họ đã bị cướp sạch, nên năm nay mới lén đi đường này! Ta sợ rằng họ sẽ khó mà thoát được, nên vì thể diện của người Trung Hoa mà giúp họ một tay! Kẻo không họ lại tưởng rằng nước ta chốn nào cũng có đạo tặc!
Trịnh Tháo cười hăng hắc:
- Biết sau họ sẽ tri ân mà tặng vàng bạc cho chúng ta?
Do đã liên hệ trước với người phụ trách bến đò nên đoàn sứ thần An Nam được ưu tiên sang sông, bằng mười chiếc đò lớn đáy phẳng. Thế mà cũng phải mất hai lượt họ mới qua hết.
Nam Cung Giao sang được bờ sông, thúc ngựa phi mau để bắt kịp những đứa con của quê mẹ!
Thấy chàng và hai thủ hạ lại cứ bám theo sau. các sứ thần An Nam rất lo ngại, thỉnh thoảng ngoái lại nhìn. Nhưng họ không thể nói gì vì đây là lãnh thổ Trung Hoa, chứ chẳng phải đất An Nam!
Bị âm hồn phía sau ám ảnh tâm lý các sứ thần An Nam đến nỗi chàng võ quan trẻ tuổi Trần Dũng không còn chịu nổi sự căng thẳng, bất ngờ quay ngựa lại.
Gã chặn đường bọn Nam Cung Giao, trợn mắt quát:
-Các ngươi âm mưu gì mà cứ bám theo bọn ta?
Cả đoàn xe đã phải dừng lại và ba sứ giả kia vội đến hỗ trợ Trần Dũng.
Họ cũng muốn giải quyết cho xong mối đe dọa sau lưng!
Ba gã đội nón rộng vành kia quả là đáng ngờ, khiến lòng họ luôn nơm nớp lo sợ!
Tuy nhiên, người họ Nguyễn cẩn trọng nhắc nhở Trần Dũng:
- Trần hiền đệ chớ nên quá lỗ mãng, biết đâu họ đi theo vì tò mò chứ không hề có ác ý!
Tràn Dũng hậm hực đáp:
- Mả mẹ chúng! Tiểu đệ chịu hết nổi rồi.
Cả hai đều nói tiếng An Nam, tưởng đối phương không hiểu.
Quả thực là anh em họ Trịnh thì như vịt nghe sấm, song Nam Cung Giao sa sầm nét mặt, khi bị chưởi động đến mẫu thân.
Chàng quyết định dạy cho gã thô lỗ kia một bài học.
Nam Cung Giao ngửa cổ cười dài, lạnh lùng nói:
- Kẻ đảm đương đại nhiệm thì lúc nào cũng. phải trầm tĩnh như núi Thái, cẩn trọng trong hành động và ngôn từ! Nay các hạ tính tình nóng nẩy, bồng bột, lại khiếp nhược nên đa nghi, chằng xứng mặt sứ thần. Không lẻ nước An Nam hết người rồi sao?
Tất nhiên chàng nó bằng tiếng Quảng Đông, tlứ ngôn ngữ mà rất nhiều người thông thạo huống hồ gì các sứ giả!
Người họ Nguyễn nghe lời chính khí, kinh hãi chắp tay nói:
- Lời vàng ngọc của tráng sĩ khiến Nguyễn Đào này vô cùng kinh ngạc, dám hỏi tráng sĩ là cao nhân phương nào!
Trần Dũng nóng nẩy cướp lời:
- Nguyễn huynh quả là nhẹ dạ nên mới qua vài câu đã bị lung lạc! Tiểu đệ chỉ nhìn mặt họ là biết ngay phường đạo tặc!
Lão nhân râu ba chòm cao niên vội ngắt lời Trần Dũng:
- Ngươi chớ hồ đồ! Để Nguyễn hiền đệ đối phó! Dường như đối phương hiểu tiếng Việt!
Nam Cung Giao cười mát:
- Tại hạ không biết nhiều song những câu chưởi mả thì hiểu hết! Lão trượng bảo gã họ Trần kia tạ lỗi thì tại hạ sẽ bỏ qua chuyện này.
Lão nhân nghiêm nghị đáp:
- Lão phu là Lê Khải, chánh sứ thần An Nam! Mong tráng sĩ xưng danh tính và nói rõ lý do vì sao lại bám theo đoàn xe cống phẩm. Sau đó. lão phu sẽ bắt Trần Tham tướng phải tạ lỗi!
Nam Cung Giao kính lão, vòng tay điềm đạm đáp:
- Tại hạ là Nam Cung Giao. Lúc ở bến đò Đại Vận Hà, tạ hạ tình cờ nghe được việc cống phẩm năm ngoái bị cướp, nên đi theo để giúp đỡ chư vị một tay!
Trần Dũng bị chàng chê bai nên rất hận, buột miệng nói:
- Võ nghệ được bao nhiêu mà đòi giúp người?
Nãy giờ hai phe đối thoại đều bằng tiếng Quảng nên anh em họ Trịnh hiểu được. Giờ nghe Trần Dũng khinh thường chủ nhân, Trịnh Mãng nổi giận quát:
- Này tên tiểu tử ngu xuẩn kia! Ngươi đui mù nên mới không thấy được núi Thái Sơn! Nếu còn mở miệng chó ra sủa lần nữa thì đừng tránh lão gia đấy!
Lúc gã giận thì vẻ hung ác hiện rõ mồm một khiến các Sứ thần An Nam chột dạ. Dung mạo chàng trai trẻ họ Nam Cung đường chính, hiền lành, song thủ hạ của chàng thì thật đáng sợ!
Trần Dũng là cừu non hiếu thắng, bị chưởi là chó, lập tức rút kiếm ra ngay.
Lê Khả đưa tay ngăn cản:
- Trần Tham tướng! Nếu ngươi không mau chóng tạ lỗi người ta rồi lên đường thì lão phu sẽ chiếu quân pháp trừng trị ngay! Hành trình bị trì trệ cũng chỉ vì tính nông nổi của ngươi!
Trần Dũng ỷ vào vai trò quan trọng của mình trong chuyến đi này nên không sợ bị chém, ngoan cố đáp:
- Ty chức thà chịu trừng phạt chứ không chịu nhục trước kẻ ngoại bang!
Lê Chánh Sứ biến sắc không biết phải xử trí thế nào!
Nam Cung Giao nghiêm giọng:
- Kẻ nhận mệnh vua đi sứ nước ngoài phải đem văn tài võ lược ra làm rạng rỡ thanh danh nước nhà, đấy mới gọi là không chịu nhục trước ngoại bang Nay ngươi như ngựa non háu đá, như gà tơ tranh tiếng gáy, không nhận nổi chút việc vặt dọc đường, liệu khi đứng trước cảnh uy nghiêm của triều đình nhà Minh, có bảo toàn được quốc thể hay không? Để ta mài dủa bớt lòng kiêu ngạo kia thì may ra ngươi mới nên người!
Chàng quay sang nói với Lê Khải:
- Lê Chánh sứ đừng sợ trễ! Nếu đi đêm là trúng kế dĩ dật dãi lao của cường đạo. Tốt nhất chư vị hãy nghỉ ngơi trong trấn Tam Tuyền phía trước, chờ sáng rõ hãy khởi hành!
Còn trận so tài này, tại hạ hứa sẽ không giết họ Trần!
Lê Khả vòng tay cảm khái đáp:
- Không ngờ giữa đường lại hội ngộ bậc quân tử! Nghe lời giáo huấn, bọn lão phu như kẻ đi trong đêm tối thấy được ánh dương quang. Mong tráng sĩ nhẹ tay cho!
Trần Dũng ê mặt, tung mình rời ngựa, tấn công gã trẻ tuổi có miệng lưỡi sắc bén kia. Thân pháp họ Trần vô cùng nhanh nhẹn, chứng tỏ đã dầy công luyện tập. Có lẻ vì vậy mà gã được giao nhiệm vụ mang Tấu Chương và Thông Quan Điệp đào tẩu!
Nam Cung Giao rút kiếm nhanh như chớp, dẫu ngồi trên lưng ngựa mà giải phá chiêu kiếm của họ Trần.
Chạm phải màn kiếm quang kín đáo và mãnh liệt của Nam Cung Giao.
Trần Dũng nghe cổ tay tê chồn, và bị đánh bạt ra xa, rơi xuống đất. Gã chỉ kịp than thở, tự trách mình hồ đồ chọc đúng vào tổ ong vò vẽ, thì đã bị đối phương nhẩy xuống ngựa đánh cho tối tăm mặt mũi.
Họ Trần cắn răng nắm chặt chuôi kiếm, đem hết tài nghệ ra chống đỡ. Gã vẫn tự hào rằng mình là kiếm thủ xuất sắc nhất nước Nam. Sau khi Phạm Văn Tường đi sứ bỏ mình. Song giờ đây, gã chua xót nhận ra mình chỉ là một đứa trẻ con trước chàng kiếm sĩ áo lam kia.
Nhớ lại lời hứa không giết của đối thủ, Trần Dũng liều lĩnh tấn công ráo riết, không thèm phòng thủ. Vì một lý do nào đó mà gã thà chết chứ không chịu thua.
Nam Cung Giao bình thản đẩy lùi những đợt tập kích điên cuồng, chân vẫn không hề rời chỗ. Mũi kiếm của chàng nhẹ nhàng đâm thủng hàng chục lỗ trên áo họ Trần mà không hề làm tổn thương da thịt.
Hơn thua đã rõ, Lê Chánh Sứ quát lên:
- Trần Tham Tướng hãy dừng tay, ngươi không phải là địch thủ của Nam Cung tráng sĩ!
Và lúc này, vị võ quan thứ tư mới lên tiếng. Chàng ta có thân hình thỏ bé, râu mép râu càm rậm rì, che gần hết gương mặt trắng trẻo. Đôi mắt đen tròn kia giờ đây đầy vẻ lo lắng sợ hãi.
Chàng bật thốt:
- Trần Đại ca đừng đánh nữa!
Giọng nói thánh thót, thanh tao kia là của nữ nhân, hoàn toàn tương phản với bộ râu dử tợn! Thì ra gã là gái giả trai!
Nhưng đúng lúc ấy, Nam Cung Giao đã nổi tính khôi hài, chặt đứt dây thắt lưng của Trần Dũng.
Cả hai giải rút quần cũng chẳng toàn vẹn!
Quần dài, quần cụt nhất tề rơi xuống, khiến Trần Dũng vướng chân, ngã lăn ra đất. Vạt áo sau lệch đi nên mông gã chìa cả ra ngoài trắng hếu.
Trịnh Tháo cười hô hố:
- Ối chà! Gã này ở bẩn nên bị lác ghê quá, mông toàn những đốm đồng tiền!
Trần Dũng tá hỏa tam tinh, luống cuống kéo quần lên, đứng giữ lấy chẳng dám buông. Mặt gã tái xanh như tầu lá vì thẹn và nhục nhã.
Cô nàng râu rậm kia vội chạy đến, lúi húi mở bọc hành lý, dịu dàng nói:
- Đại ca hãy vào xe thay y phục!
Trần Dũng thẹn quá hóa khùng:
- Sao nàng dám cười khi thấy ta bị hạ nhục!
Quả thực là lúc nãy các sứ thần đều mỉm cười trước cảnh tượng hoạt kê kia.
Cười là một hành vi bản năng rất khó kiểm soát. Khi đôi mắt chụp bắt được hình ảnh vui nhộn thì lập tức nụ cười hiện ra, trước khi ý thức được rằng nên hay không nên!
Do vậy, khi Trần Dũng ngã chổng mông trắng hếu ra thì ai cũng phải cười, dù nạn nhân là người thân cũng vậy!
Mỹ nhân râu rậm biết lỗi, cúi đầu ấp úng:
- Tiểu muội quả là bất nhã mong Trần Đại ca lượng thứ!
Song Trịnh Mãng đã đổ dầu vào lửa, gã cười khanh khách chế giễu:
- Nàng ta cười là phải! Ai đời một gã đẹp trai như ngươi mà người đầy ghẻ lác, trông thật gớm ghiếc!
Thực ra thì hầu hết những người cỡi ngựa đường dài đều bị tổn thương phần da ở mông và đùi, do cọ xát tiếp xúc với yên ngựa. Nếu không giữ gìn vệ sinh, vùng da ấy dễ lở loét và ngứa.
Anh em họ Trịnh cũng có nhưng vì chán ghét Trần Dũng nên cứ làm như chỉ mình đối phương là bị lác!
Trịnh Tháo mau miệng bồi thêm một đòn:
- Nếu cô nương có ý định lấy gã thì hãy bỏ đi! Bệnh Kim Tiền Tiển này lây ghê lắm, và cực kỳ nguy hiểm với nữ nhân! Sau này, làn da trắng như ngọc của cô nương sẽ toàn là những đốm đỏ ghê tởm!
Gã nói rất nghiêm trọng khiến cô gái ngây thơ kia sợ hãi, buột miệng hỏi lại:
- Thực thế sao?
Anh em họ Trịnh phá lên cười vang, càng khiến Trần Dũng điên tiết.
Nam Cung Giao thấy ánh mắt gã đổ lửa, vội nạt hai thủ hạ rồi bước đến vòng tay nói:
- Tại hạ lỡ tay khiến túc hạ phải rơi vào cảnh khó coi, lòng này rất áy náy! Xin túc hạ nhận một lễ này tha thứ cho!
Dứt lời, chàng cúi mình vái rất sâu!
Lê Chánh sứ cũng nói:
- Nam Cung tráng sĩ đã ngỏ lời tạ rồi, Trần hiền đệ cũng nên tỏ ra rộng lượng! Vả lại ngươi là người gây sự trước mà!
Trần Dũng trợn mắt quát vào mặt Nam Cung Giao:
- Đừng giả nhân giả nghĩa! Ngươi đã hạ nhục ta trước mặt vị hôn thê! Thù này ta quyết chẳng quên! Hãy cút đi!
Nam Cung Giao lộ vẻ ăn năn:
- Vì tại hạ không biết trong đoàn có nữ nhân nên mới đùa giỡn một chút. Nay các hạ đã không lượng giải, tại hạ đành phải cáo từ với niềm hối hận!
Chàng vòng tay chào chung rồi lên ngựa phi mau!
Nguyễn Đào thở dài tiếc nuối:
- Kiếm pháp của người này đã đạt đến mức thượng thừa, tâm địa lại rộng rãi, quân tử lẫm lẫm. Biết bao giờ Đại Việt ta mới sản sinh được một nhân tài như vậy? Nếu Trần hiền đệ đừng quá hồ đồ thì chúng ta có được một trợ thủ lợi hại!
Bị trách móc, Trần Dũng bực tức nói:
- Biết đâu gã ta lại chính là đạo tặc đến đây để dò la!
Nữ nhân rậm râu cãi ngay:
- Tiểu muội cho rằng không phải! Tướng mạo y hiền lành, nhân hậu chẳng thể nào làm cường đạo được!
Trần Dũng cười lạnh:
- Phải chăng nàng đã phải lòng gã nên mới hết lời bênh vực?
Thiếu nữ sững người rồi bật khóc:
- Tiểu muội không ngờ Đại ca lại là người thiển cận, hẹp hòi như vậy! Chỉ vì thói ghen tuông của Đại ca mà đường đường một Sứ thần như tiểu rnuội phải mang râu giả trai, da mặt ngứa ngáy, lở loét! Đại ca đã nặng lời sỉ nhục thì tiểu muội cũng chẳng thèm chịu lép nữa. Từ nay chúng ta sẽ đối xử với nhau bằng tình đồng liêu!
Dứt lời, nàng giật bỏ râu ra để lộ gương mặt trái xoan kiều diễm!
Xế chiều, đoàn xa mã đến trấn Tam Tuyền, dừng chân nơi mảnh đất trống ngoài cửa trấn, cho người vào tìm chỗ trọ.
Nguyễn Đào lãnh nhiệm vụ này, lát sau trở lại với vẻ thất vọng:
- Bẩm Lê tôn huynh! Nhà trọ trong trấn đều nhỏ bé, không nơi nào đủ chỗ chứa đoàn xe và lực lượng người ngựa của chúng ta!
Lê Khả vuốt râu nhìn quanh rồi nói:
- Lão phu cho rằng chỉ còn cách dựng lều hạ trại tại chốn này mà qua đêm! Lương thực thì có thể vào trấn mua!
Cô gái Sứ thần nhăn mặt:
- Nhưng ở đây làm gì có chỗ tắm gội! Tiểu muội ngứa ngáy lắm rồi!
Lê Khả mỉm cười:
- Tội nghiệp cho Cầm Vệ Úy thân gái dặm trường. Thôi thì hiền muội cứ vào trấn tìm chỗ nghỉ ngơi, sáng mai nhớ ra sớm!
Thiếu nữ họ Cầm này tuy tuổi mới đôi mươi nhưng được Hoàng Thái Hậu đặc biệt yêu mến, phong hàm Nhị Phẩm, quản lý toàn bộ lực lượng cấm quân canh gác Hoàng cung.
Có hai lý do khiến Cầm Đạm Thủy được Hoàng Gia ưu ái.
Thứ nhất, nàng là cháu nội của Cầm Quí, Tri phủ Ngạc Ma (thuộc đất Nghệ An). Họ Cầm đã phản lại quân Minh, theo phò Lê Thái Tổ cho đến ngày đại thắng.
Thứ hai, Cầm Đạm Thủy tinh thông những bí phương của dân tộc Mường, giúp Hoàng Thái Hậu luôn giữ được làn da mịn màng, trắng trẻo, dù tuổi đã cao.
Lần này, Cầm Đạm Thủy đi sứ Trung Hoa với trách nhiệm cải thiện làn da nhăn nheo của Hoàng Thái hậu Minh Triều. Nếu tranh thủ được tình cản của bà ta, việc bang giao giữa hai nước sẽ vô cùng thuận lợi!
Cầm Đạm Thủy đang hí hửng định vào trấn thì nghe Trần Dũng dấm dẳng nói:
- Gã Nam Cung Giao chắc đang nóng lòng gặp nàng đấy! Hãy nhanh chân lên!
Cầm Đạm Thủy đỏ mặt, vừa thẹn vừa giận lối ghen hờn bóng gió của tình lang.
Nàng cười nhạt:
- Này Trần tham tướng! Bổn chức cấm ông không được xen vào việc riêng của ta! Nếu còn phạm thượng, đừng trách bổn chức chiếu trừng qui mà xử phạt!
Trần Dũng chỉ mới là quan Tam Phẩm xét ra là cấp dưới của Cầm Đạm Thủy. Gã thấy nàng quyết liệt như vậy cũng không dám nói thêm, hậm hực quay đi!
Nhìn vẻ mặt cau có, khắc bạc của gã Đạm Thủy đau lòng dậm chân than khổ:
- Không ngờ ta lại yêu lầm một kẻ tiểu nhân, tâm địa nhỏ nhen, cố chấp!
Rồi nàng sa lệ bõ về xe ngựa của mình, không vào trấn nữa.
Lê Khải và Nguyễn Đào nhìn nhau lắc đầu, ngụ ý chê bai Trần Dũng.
Lão vừa định ra lệnh cho sĩ tốt dựng trại thì có một lão già áo gấm đen phương phi, bệ vệ phóng ngựa đến. Theo sau lão là bốn gã tuần đinh cầm gậy.
Lão nhân xuống ngựa vòng tay kính cẩn nói:
- Lão phu là Vương Nghị, Chánh Tổng của Trấn Tam Tuyền, hân hạnh được bái kiến chư vị sứ thần. Tệ xá tuy nghèo nàn nhưng rất rộng rãi, kính thỉnh chư vị hạ cố giá lâm!
Sự nhiệt tình này khá lạ lùng vì các hương chức đều ngại tiếp xúc với người ngoại bang. Và họ hoàn toàn không có trách nhiệm đón tiếp, giúp đỡ các sứ giả An Nam!
Lê Khải vòng tay đáp lễ, thận trọng nói:
- Lão phu là Lê Khả, Chánh Sứ Thần An Nam quốc, vô cùng cảm kích trước thịnh tình của Vương túc hạ! Nhưng dám hỏi vì sao túc hạ lại biết bọn lão phu đang cần chỗ tá túc?
Vương Nghỉ mỉm cười, bước đến kề tai họ Lê mà thì thầm:
- Nam Cung công tử đã ra lệnh cho lão phu phải hết lòng tiếp đãi chư vị! Xin Sứ thần cứ yên tâm!
Lê Khả mừng rỡ hỏi ngay:
- Lão phu rất ngưỡng mộ nhân phẩm của Nam Cung công tử, song thú thực là chưa được biết, lai lịch của bậc quí nhân ấy!
Vương Chính Cung đắc ý, vẻ bí mật hạ giọng đáp:
- Mong Lê Chánh Sứ giữ kín giùm cho! Nam Cung công tử là người của Đô Sát Viện đấy!
Đô Sát Viện là thanh tra cao cấp nhất triều đình nhà Minh. Cơ quan này độc lập với lục bộ, gồm toàn những vị quan trẻ tuổi, chức thấp nhưng có đức tính liêm chính!
Đô Sát Viện có quyền hạch sách bá quan, biện minh oan uổng, tuần hành trong nước, để vỗ về lê thứ cũng như quân sĩ. Mỗi năm, họ đi thanh tra khắp nước, xem xét việc cai trị và xử kiện, kiểm soát các trường học, kho lúa nhận báo cáo của các quan, lắng nghe lời kêu ca của bách tính.
Họ có quyền nói thẳng với Thiên Tử, không phải kiêng dè ai hết. Ngay cả những chiếu lệnh của vua mà có sai lốt cần xét lại, Đô Sát Viện cũng có thể xin vua sửa đổi. Nhưng các nhân viên chỉ được phục vụ vài năm là phải rời Đô Sát Viện, lãnh một chức khác!
Thất Vương Gia Chu Nghiêm là một trong ba vị lãnh đạo tối cao của Đô Sát Viện. Ông phụ trách các phủ phía Nam Trường Giang.
Họ Chu thấy Nam Cung Giáo nhất quyết không nhận quan tước hay vàng bạc, nên đã tặng chàng một tấm Yên Bài đầy quyền lực của Đô Sát Viện. Với Ngân bài này, Nam Cung Giao được quan lại cả nước kính trọng và khiếp sợ!
Lê Khả hân hoan cao giọng đến thúc quân sĩ đánh xe vào trấn, đến nhà của lão Chánh Tổng họ Vương!
Ông chỉ nói nhỏ với Nguyễn Đào về lai lịch của Nam Cung Giao chứ không cho Trần Dũng biết!
Sau bữa tiệc thịnh soạn và một đêm ngon giấc, sáng ra, đoàn người hớn hở lên đường!
Cầm Đạm thủy cũng đã hiểu ai là ân nhân, lòng bâng khuâng nhớ đến gương mặt khả ái của chàng trai rộng lượng và kiêu dũng Nam Cung Giao tài đức đều hơn hẳn Trần Dũng, khiến người xuân nữ thầm chua xót.
Nàng lén liếc về phía sau, thử xem chàng có đi theo nữa không, và chợt thoáng buồn khi chẳng thấy!
Gần trưa, đoàn xe cống phẩm đến cánh rừng chân đồi Đại Thạch. Nơi đây, cây cối um tùm, mọc xen với những tảng đá lớn hình thù quái dị. Địa thế này có thể giấu mấy ngàn quân mai phục!
Lê Khả chột dạ quát vang:
- Dương khiên lên!
Hai trăm chiếc khiên mây lập tức che chắn người kỵ sĩ.
Sự cẩn trọng của họ Lê chẳng hề thừa vì chỉ lát sau, một trận mưa tên từ hai bìa rừng bay ra tới tấp.
Người an toàn nhưng có đến ba chục con tuấn mã thọ thương, rú lên thảm thiết.
Toán quân hộ tống cống phẩm lần này đều là những tay thiện chiến, được lựa chọn kỹ lưỡng nên không hề rối loạn. Họ bình tĩnh nhẩy xuống, giương giáo chống đỡ những thanh đao sắc bén của mấy trăm tên cường đạo áo xanh mầu lá! Quân số phục binh đông gấp rưởi, mau chóng giành được thượng phong!
Bốn vị Sứ thần An Nam múa tít trường kiếm chiến đấu kiên cường, giết liền mấy gã Thanh Ỵ Lợi hại nhất là Trần Dũng, y có thực tài nên mới dám kiêu ngạo, tuy thua Nam Cung Giao nhưng chẳng xem lũ đạo tặc này ra gì cả!
Điều đáng kinh ngạc chính là bản lãnh của Cầm Đạm Thủy.
Mắt phượng tròn xoe, mồi mím chặt, nàng anh dũng tả xung hữu đột, đường kiếm vun vút rưới máu khắp nơi.
Kiếm pháp của nàng chủ ở chữ Khoái và chữ Ảo, hiểm ác tuyệt luân.
Lê Khả và Nguyễn Đào thì trầm ổn, vững vàng, động tác chuẩn xác, như để dành lại cho một cuộc chiến kéo dài.
Nhờ bản lãnh cao cường của bốn vị sứ giả mà thế trận được vãn hồi. Những tiếng kêu rên thảm thiết của đám cường đạo xấu số đã khích lệ tinh thần sĩ tốt An Nam.
Giáo dài hơn đao, khi lập trận phòng thủ thì rất kiến cố, lúc tấn đông thì tầm sát thương khá rộng. Chính vì ưu điểm này mà giáo trở thành vũ khí chính trong quân ngũ.
Nhưng đại cao thủ của phe cường đạo đã xuất hiện, uy hiếp tinh thần đối phương bằng những tràng cười ghê rợn. Từ bìa rừng mé Tây, ba người bịt mặt áo vàng hung hãn lướt ra, một cầm đoản côn, hai cầm trường kiếm.
Cả ba đều để lộ mái tóc hoa râm và đôi mắt sáng quắc của những kẻ có nội công thâm hậu.
Lão nhân cầm côn thép có thân hình cao lớn, lực lưỡng, cánh tay to như cột đình.
Lão xông thắng vào Trần Dũng, chỉ một đường côn đã đẩy lùi đối thủ.
Sức mạnh khủng khiếp của lão ta đã khiến họ Trần rách hổ khẫu, máu chảy đầm đìa, cơ hồ không cầm vững chuôi kiếm.
Trần Dũng khiếp vía, liên tiếp đảo lộn và thoái hậu, không dám va chạm với cây côn sắc nặng như núi kia.
Khi dũng khí đã không còn thì sức lực yếu đi, kiếm pháp rối loạn, lộ nhiều sơ hở. Trong chớp mắt Thiết côn đánh bật trường kiếm của họ Trần và thọc vào ngực gã.
Trần Dũng rú lên thê lương, hồn lìa khỏi xác!
Trước đó, một chàng trai áo đen đã phá vây, nhẩy từ cổ xe này đến cổ xe khác, cố đến được trận địa của Trần Dũng, song quá muộn!
Hắc y nhân này chính là Nam Cung Giao.
Cầm Đạm Thủy nghe tiếng thét lìa đời của tình lang, kinh hãi lao vút đến, điên cuồng tấn công kẻ sát nhân.
Nam Cung Giao đã được Đinh Tử Phượng tiết lộ lai lịch của lão nhân cầm côn kia, biết lão là Quỉ côn Đường Cổ Ngữ, phó Bang Chủ Hồ Bang!
Họ Đường chịu ơn cứu mạng của Hồ Ly Song Tiên nên khuất thân làm nô bộc, được lệnh theo phò Sài Tốn và Đinh Tử Phượng chính là Bang Chủ phu nhân Hồ Bang, ái thê của họ Sài.
Quỉ côn tuổi đã bẩy mươi hai, tu vi thâm hậu, thần lực kinh người, nên chắc chắn Cầm Đạm Thủy sẽ phải bỏ mạng!
Quả không sai, trường kiếm của nàng nữ kiệt phương Nam vừa chạm vào lưỡi côn, lập tức văng khỏi tay nàng. Đồng thời, Đạm Thủy kinh hoàng nhận ra thần chết đang ập đến qua bẩy đốm mũi côn chập chờn trước mặt!
Đúng lúc ngàn cân treo sợi tóc ấy, một bàn tay của ai đó đã kịp xô nàng sang một bên, và trường kiếm của người ấy chặn đứng thế côn bão táp.
Quỉ Côn và Đạm Thủy đều nhận ra kẻ mới đến là Nam Cung Giao, người thì hoan hỉ, người thì kinh ngạc.
Đường lão phần nộ vì bị phá đám, lại nghĩ đến mối hận hôm nào, liền vung côn tới tấp, quyết giết cho được tên tiểu tử đáng ghét kia!
Tuy Thanh Lạc Điểu kiếm cực kỳ cứng rắn nhưng cũng khó mà chịu nổi những cú đập như trời giáng của côn sắt!
Nam Cung Giao nghe cổ tay tê dại, chẳng dám sinh cường, thay đổi đấu pháp. Mũi kiếm của chàng thọt nhanh như chớp, uy hiếp cổ tay cầm côn của đối phương. Nếu có va chạm thì lực đạo ở đoạn côn gần bàn tay Đường lão cũng không mạnh mẽ bằng phần mũi.
Thuật khoái kiếm siêu việt của chàng đã khiến Quỷ côn lúng túng như gà mắc tóc. Lão giận dử vũ lộng Thiết Côn liên tiếp tung ra những đòn mãnh liệt, côn ảnh bay loang loáng dưới ánh tà dương, chấp nhận đổi mạng.
Song Nam Cung Giao có thân pháp nhanh nhẹn như chim cắt, tiến thoái hợp ý, tránh né xong là phản kích ngay, chẳng chịu nhường đối phương một bước nào cả.
Chàng không làm gì được Quỉ côn, song lão cũng vậy.
Cuộc chiến dằng dai nầy đã khiến lão điên tiết gầm vang.
Hai thủ hạ của Nam Cung Giao là anh em họ Trịnh đã sớm hợp lực với Lê Khả và Nguyễn Đào chống cự hai lão già áo vàng sử dụng kiếm.
Loại kiếm hơi ngắn này đã tố cáo lai lịch của anh em họ Mạc đất Hàm Đan.
Nhị lão Mạc Đắc Khoa đã chết dưới tay Nam Cung Giao, giờ chỉ còn lại Đại Lão Mạc Vi Sầu và Tam lão Mạc Quan Tung.
Kiếm thuật của họ hơn hẳn hai cao thủ Giao Châu, nhưng vì có Trịnh Tháo và Trịnh Mãng nên thế trận lại nghiêng về phía số đông.
Tuyệt Mệnh Đao Pháp của giòng họ Trình đất Yên cực kỳ bá đạo, chiêu xuất như lôi, mạnh bạo phi thường, lối đánh cương mãnh, dồn dập của Trịnh Tháo và Trịnh Mãng đã khiến hai tay kiếm đất Triệu phải đem hết sở học ra chống đỡ. Nếu không nhờ tu vi thâm hậu, kiếm pháp cao siêu, anh em họ Mạc khó mà cầm cự nổi đến giờ này.
Cầm Đạm Thủy đã nhặt kiếm lên, phòng thủ phía sau lưng Nam Cung Giao, không để bọn Thanh y đánh lén chàng. Nhờ vậy Nam Cung Giao có thể toàn tâm đối phó với Quỷ Côn, bằng yếu quyết Phiên Dực Tung Phi kỳ lạ!
Thỉnh thoảng Nam Cung Giao lại bị đẩy lùi, lưng chạm lưng với Đạm Thủy, dù chỉ là những giây phút tiếp xúc ngắn ngủi nhưng cũng đã khiến nàng thiếu nữ Giao Châu xao xuyến.
Đạm Thủy hổ thẹn, tự trách mình đã sớm quên đi cái chết của hôn phu là Trần Dũng. Song nàng cũng hiểu rằng từ trước đến giờ mình không hề yêu họ Trần. Chẳng qua, Trần Dũng dựa thế nghĩa phụ là Đại Tư Đồ Lê Sát, nhờ Hoàng Thái Hậu se duyên cho nàng và gã. Do còn đang chịu tang cha nên hôn ước vẫn chỉ là lời hứa cửa miệng chứ chưa qua nghi lễ.
Hôm qua, Đạm Thủy đã thấy rõ bản chất tiểu nhân của Trần Dũng, và bị nhân phẩm xuất chúng của Nam Cung Giao thu hút! Tuy chỉ sơ ngộ nhưng lòng nàng đã rung động mãnh liệt bởi một tình yêu đích thực!
Đạm Thủy là gái Mường, một bộ tộc lớn ở châu Hoan, tính tình chất phác, thẳng thắn và nồng nhiệt, yêu ghét rạch ròi! Tâm hồn nàng trong sáng, thuần khiết nên hạt giống ái tình đâm chồi nẩy lộc rất nhanh!
Cuộc chiến ngày càng khốc liệt, tiếng rên xiết vang dậy và ưu thế đang thuộc về đội quân áo xanh đông đảo.
Sĩ tốt An Nam thọ thương khá nhiều, được đồng ngũ kéo vào nằm đầy dưới gầm xe cống phẩm.
Đạm Thủy đau lòng thúc giục Nam Cung Giao:
- Công tử mau kết liễu đối thủ, nếu kéo dài chúng ta sẽ nguy mất!
Với nàng, bản lãnh của Nam Cung Giao là vô địch, nên Đạm Thủy đặt trọn niềm tin, không hề ngờ rằng chàng đã phải toát mồ hôi mới cầm chần được Quỉ Côn.
Nam Cung Giao cũng thức ngộ được tình thế bất lợi của phe nhà, nghiến răng xuất một kỳ chiêu, cố đả thương Đường Cổ Ngữ.
Song công lực lão hơn chàng đến mấy bậc, lập tức chặn đứng ngay đợt tập kích.
Nam Cung Giao bị đẩy lùi, chạm phải Đạm Thủy. Phúc chí tâm linh, chàng chợt nghĩ ra diệu kế, liền nói nhỏ:
- Trâm!
Rồi chàng lại dấn lên phản kích, trong thời gian ấy, Đạm Thủy đã kịp hiểu ý, thò tay rút cây trâm bạc trên mái tóc mình.
Khi Nam Cung Giao bị đẩy lùi lần nữa, tay tả đưa về phía sau, thì Đạm Thủy lên nhét trâm vào tay chàng.
Nam Cung Giao phấn khỏi xuất chiêu Thiên Mao Xạ Thủy, mũi kiếm hoá thành ngàn giọt nước long lanh, chụp lấy đối phương!
Đường Cổ Ngữ chẳng chút sợ hãi, múa tít thiết côn, công phá thẳng vào màn mưa trước mặt.
Tiếng sắt thép chan chát ghê người, lưỡi kiếm của Nam Cung Giao bị côn sắt đánh bạt ra.
Đường lão mừng rỡ phóng côn vào ngực đối thủ, nào ngờ lão chợt lảo đảo vì đau gối đau nhói, mũi trâm bạc của Đạm Thủy đã cắm sâu vào huyệt Độc Tỵ chân phải, thuộc Kinh Túc Dương Minh Vị.
Huyệt này rất quan trọng, chỉ cần gõ nhẹ vào cũng đã khiến chân bủn rủn, cho nên giờ đây Quỉ côn như liệt cả một bên.
Lão loạng choạng chống đỡ những chiêu kiếm thần tốc của Nam Cung Giao và lùi dần. May cho lão là đám bang chúng áo xanh đã kịp liều chết cầm chân gã tiểu tử xảo quyệt kia để bảo vệ Phó Bang Chủ.
Quỉ côn rảnh tay nhổ ám khí ra khỏi đầu gối, vận công xoa bóp vết thương. Nhưng chiếc chân phải này không thể hồi phục ngay được khiến lòng Quỉ côn chán nản. Đường lão căm hận gầm lên ra lệnh:
- Các ngươi hãy bầm thây gã tiểu tặc ấy cho ta!
Thế là bọn bang chúng ùa vào, vây chặt Nam Cung Giao và Cầm Đạm Thủy.
Phần Quỉ côn khập khiễng đi về phía bìa rừng. Tuy bị đau một chân nhưng lão cũng đủ sức nhẩy lên tảng đá cao nửa trượng để quan chiến và tiếp tục chữa thương.
Quỉ Côn đau lòng khôn xiết khi thấy thủ hạ lần lượt gục ngã nước đường kiếm thần sầu quỷ khốc của Nam Cung Giao. Chàng tiến đến đâu thì nơi ấy vang lên tiếng rên la áo nảo và máu tuôn thành suối.
Nếu để tiểu tử đáng sợ kia đến được trận địa của Hàm Đan song kiếm thì hai người ấy khó sống!
Quỉ côn biết mình không thể hồi phục kịp, đành cắn răng ra lệnh rút quân!
Bọn Hồ Bang vừa đánh vừa lui vào rừng, đào tẩu cả.
Bảo vệ cống phẩm là điều tối quan trọng nên phe Sứ thần An Nam chẳng đuổi theo làm gì!
Lê Khả, Nguyễn Đào vái dài, cảm tạ Nam Cung Giao và anh em họ Trịnh, rồi bước đến chỗ nằm của Trần Dũng.
Cầm Đạm Thủy đang quỳ bên xác gã mà sụt sùi!
Nam Cung Giao và hai thủ hạ biến mất.
Khi thi thể của Trần Dũng được chôn cất xong cạnh bìa rừng thì ba người mới quay lại.
Ngoài Trần Tham Tướng còn có hai mươi quân sĩ An Nam hy sinh. Họ được vùi nông mỗi người một mộ, không bia đá, nhưng theo một thứ tự nhất định trong danh sách. Lượt về, hai mươi ba cái xác thối rữa này sẽ được đoàn sứ giả cải táng, mang trở lại cố hương!
Phe Hồ Bang để lại mười sáu tử thi, bị ném cả vào rừng!
← Hồi 07 | Hồi 09 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác