← Hồi 1116 | Hồi 1118 → |
Tân Nguyệt hiện đang chỉ huy thiên quân vạn mã, Ngọc Sơn năm ngoái sâu róm tràn lan, trong nhà năm nay phải nuôi nhiều gà, mảnh đất mới khai khẩn cần gà thanh trừng trứng sâu, hôm nay là ngày đầu tiên, nhìn gà vịt kiếm ăn trên đất, nàng thấy năm nay hẳn có thu hoạch tốt.
Đây là cách các tiên sinh ở thư viện nghĩ ra, bắt sâu quá phiền, vậy nuôi nhiều gà là giải quyết được vấn đề.
Hiện giờ tới lúc đất đai giã đông, sâu còn ở trong kén, chỉ cần chỉ cần cho gà vịt đi hai lượt, không ngững ăn hết sâu, phân gà còn làm màu cho đất, nhất cử lưỡng tiện, mỗi tội thứ vịt kia cứ đẻ trứng bậy bạ, cần nha hoàn đi sau nhặt.
Trứng vịt rất nhiều, chất đầy một đống trắng trên bờ ruộng, ăn không hết, đành làm trứng mặn. Phu quân ở quá xa, chỉ có trứng mặn đưa tới mới không hỏng.
Rất nhiều người đi phía bắc, nàng nghe được tin tức từ Trình phu nhân, không dám nói với ai, một mình bịt mồm khóc mấy đêm, trời sáng lại thành Vân gia chủ phụ oai phong.
Tình hình phương bắc nhất định không lành, Lưu Phương tiên sinh cũng đi rồi, còn mang theo nhiều bảo bối trong nhà, còn có vài món châu báu mình rất thích, không sao cả, chỉ cần phu quân trở về, dù sống trong lều cỏ ăn rau dưa cũng hơn nỗi nhớ thắt tim này...
Sao nào, ta không thể sống thiếu nam nhân của ta đấy, Tân Nguyệt thấy lý do này có thể đứng giữa đường Chu Tước tuyên bố. Cùng nam nhân của mình tác chiến trên hoang nguyên cũng hơn ở nhà trăm lần.
Cho dù không giúp được chàng, khi chàng cần lấy đá ném địch, mình có thể ném đá giúp, đó là số mệnh phụ nhân của tướng môn.
Mỗi khi ý nghĩ này nổi lên, nàng càng oán giận Na Nhật Mộ, cô ta có thể vô tư theo phu quân, mình chỉ có thể ở nhà lo lắng, không công bằng.
Về nhà, nàng trải giấy viết thư cho bằng hữu của phu quân, Hi Đồng, Hàn Triệt, Hạ Thiên Thương, đều là thư cầu viện, không nói gì khác, chỉ xin bọn họ đưa trượng phu mình bình an trở về.
Viết rồi khóc, nước mắt thấm ướt thư, vo lại ném vào sọt rác, viết lại, nàng biết những người đó rất thần thông quảng đại.
Đơn Ưng đã đi, hắn nhìn ra Tân Nguyệt bất an, cưỡi một con ngựa dắt một thanh trường đao đi luôn, hắn kiêu ngạo thậm chí không muốn đi cùng đội lạc đà của Trình Xử Mặc.
Tính cách của Tân Nguyệt ngày càng cứng rắn, trong nhà cũng không còn cảnh nói cười như trước kia, mỗi ngày nàng đều đợi gia thần khóa cửa tiền viện mới đi ngủ, mấy đứa bé kêu khổ liên miên, sống thoải mái quen rồi, đột nhiên bị Tân Nguyệt kìm kẹp, có cảm giác không thở nổi, trong đó Vân Mộ và Vân Hoan là thảm nhất.
Vân Thọ rất bận, nó bắt đầu xử lý ít việc nhỏ trong nhà, như thường tham gia buổi lễ. Hoàng đế lần nữa tổ chức nghi lễ tế thiên quy mô lớn, gọi là giao tự, chủ nhân Vân gia ở ngoài, đành do trưởng tử thay thế.
Vân Thọ cắn răng theo sau Lão Trình, năm nay lộ trình rất gần, chỉ ba mươi dặm, được coi là ngắn nhất trong những năm qua, tuổi nãi nãi đã hơn bảy mươi, không cần tham gia, Tân Nguyệt mặc trang phục cáo mệnh theo sát sau lưng nhi tử, tay còn dắt Vân Mộ và Vân Hoan.
Vân Mộ, Vân Hoan không ngại việc đi đường lắm, nhưng dưới sự uy hiếp của mẫu thân, phải đặt tay trong tay mẫu thân, mới đầu là Tân Nguyệt kéo chúng đi, sau biết thành hai đứa bé kéo Tân Nguyệt đi.
Vân Diệp từ lâu bình phẩm loại giao tự này là hoàng đế hành hạ huân quý to béo, có xe đàng hoàng không đi, sao phải cuốc bộ?
Đội ngũ của Vân gia trông còn không tệ, những lão nhân thì vô cùng thê thảm, Tần Quỳnh đi một đoạn thấy tim đập dữ dội, may mà có Trình Giảo Kim và Ngưu Tiến Đạt đỡ mới miễn cưỡng theo kịp.
- Thúc Bảo, tội gì không thế? Tế tự thế này ông không đi cũng được, cáo bệnh một tiếng là bệ hạ sẽ đồng ý thôi, mấy năm qua sức khỏe của ông kém nhiều.
- Chúng ta đều biết, thậm chí cả thiên hạ đều biết bệ hạ đang làm gì, giao tự lần này là muốn xem có ai phản đối bệ hạ đi Sơn Đông tế thiên, đây là lần thứ hai rồi, bệ hạ muốn trời cao biết công tích của mình, bệ hạ đang thăm dò người thiên hạ có thể khoan dung mình tới mức nào. Tần gia hiện toàn kẻ đớn hèn, không thể khiến bệ hạ hiểu lầm, ba mươi dặm thôi mà, cắn răng một cái là qua.
Ngụy Trưng không đi, ông ta có bệnh trên người, theo thái ý nói là rất nặng, Lý Nhị đồng ý lần tế thiên này giúp Ngụy Trưng nói tốt cho ông trời, lời này cực ác, biểu tế thiên trừ tôn hiệu của hoàng đế, còn lại chỉ có thể là tên người chết, lần này Ngụy Trưng mà may mắn không chết, hậu quả khó lường.
Năm xưa một bản luận lương thần, trung thần làm Ngụy Trưng hưởng hết vinh sủng trước mặt Lý Nhị. Lương thần chẳng những để bản thân có danh tiếng, còn làm quân chủ lưu tiếng thơm muôn đời. Trung thần thì khác, bọn họ thường can gián, dù gặp họa sát thân cũng không tiếc, hòng kiếm lấy hư danh trung thực dũng cảm, còn khiến quân chủ gánh tiếng xấu sát hại trung lương. Cuối cùng làm nước mất nhà tan, hành vi của họ cũng thành vô nghĩa.
Ngụy Trưng muốn làm lương thần, kết quả chuyện ngoài ý muốn, nhiều lần can gián, điều này trái với ý muốn ban đầu của ông ta, trong đó còn luôn nhắc đi nhắc lại: Triều Tùy diệt vong là vì liên tục trưng binh tác chiến, lao dịch không ngớt. Nhiều lần muốn hoàng đế lấy triều Tùy diệt vong làm bài học. Kỳ thực ý tứ bên trong rất đáng nghiền ngẫm.
Đốm lửa khiến triều Tùy diệt vong là gì? Còn chẳng phải vì đánh Cao Ly, dùng sức dân Sơn Đông quá độ. Mà trên thực tế, bắc đánh Đột Quyết, đông đánh Cao Ly đã thành quốc sách, ở điểm này, Lý Nhị và Tùy Dương đế truyền thừa cùng mạch, chẳng qua phương thức khác nhau thôi.
Cao Ly, không phải là quốc gia nhỏ tẹo ở biên thùy, mà là một quốc gia như mặt trời đang lên, không đánh thương nguyên khí của nó, nhiều đời sau ắt thành đại họa của trung thổ!! Chính vì thế Tùy Dương đế mới cảm khái "chớ hại tới con cháu!".
Chỉ là đánh Cao Ly sẽ dùng tới nhân lực tài lực Sơn Đông, tổn hải sĩ tộc Sơn Đông, đó là lòng riêng của Ngụy Trưng, nếu không có Vân Diệp điều hòa ở giữa thì Lý Nhị và Ngụy Trưng đã trở mặt lâu rồi.
Lần này thí khác, Chử Toại Lương cho Ngụy Trưng một đòn trí mạng, đó là liên quan tới (khởi cư trú), thứ này ghi chép từng hành động lời nói của hoàng đế, nhưng hoàng đế lại không được xem.
Ngụy Trưng không ngờ đem toàn bộ lời can gián của mình với hoàng đế cho sử quan, còn dặn họ ghi vào (khởi cư trú), không một ai biết vì sao Ngụy Trưng lại làm như thế, có lẽ thấy mình sắp chết, muốn để lại dấu ấn đậm hơn trong lịch sử. Nếu như Vân Diệp ở Trường An sẽ cười nói người sắp chết luôn phạm hồ đồ, hơn nữa chắc chắn tìm ra sự thực, nói không chừng cuối cùng biến nó t hành trò cười, không ai để ý tới (khởi cư trú) nữa.
Không có Vân Diệp, không ai dám nói lung tung trước mặt hoàng đế, thêm vào Chử Toại Lương và Ngụy Trưng hoàn toàn trở mặt, đòn này vừa chuẩn vừa độc, Ngụy Trưng bệnh triền miên căn bản không có sức phản bác.
Bất kể điều Ngụy Trưng nói có thật hay không, có một cái tội không thoát được, đó là khi quân.
Sĩ tộc Sơn Đông đã bị Mã Chu làm nhà tan cửa nát, không còn thanh uy như năm xưa nữa, lúc này hành vi của Ngụy Trưng liền bị Lý Nhị coi rằng là tiếng kêu cuối cùng do sĩ tộc Sơn Đông phát ra.
Lý Nhị đi tìm Nhan gia đòi xem (khởi cư trú), nhưng bị Nhan gia nói một câu " Bệ hạ muốn tự viết truyền ký à?", xấu hổ đỏ mặt về cung, nghe nói lần này Trường Tôn thị không khuyên can, khả năng hai phu thê cùng đứng ở cung Vạn Dân chửi bới Ngụy Trưng còn cao hơn, Trường Tôn thị là người không có lập trường, lập trường của Lý Nhị là lập trường của bà.
__________________
← Hồi 1116 | Hồi 1118 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác