← Hồi 0780 | Hồi 0782 → |
Lúc này nhựa thông Vân Diệp muốn đã nấu xong, quản gia bê lên, còn đưa cho Vân Diệp một cái bàn chải, Vân Diệp đợi nhiệt độ nhựa thông giảm xuống, chọc ngón tay vào, thấy không nóng lắm nữa, nhân lúc nó chưa đóng lại, dùng bàn chải quét lên người Lý Hoài Nhân, quét hết toàn thân, đợi nhựa thông đông lại rồi, Vân Diệp cẩn thân cuộn mép lên, thình lình giật mạnh, Lý Hoài Nhân gào thảm thiết, chẳng những giật lớp keo cùng với thứ lông tơ kỳ quái kia, mà lông ngực mà Lý Hoài Nhân luôn kiêu ngạo cũng bị đứt luôn.
Lý Hoài Nhân đau tới chảy nước mắt, vừa định nói thì thấy Vân Diệp lấy tay chạm vào ngực mình, quả nhiên ngực không đau không ngứa nữa, thấy Vân Diệp chuẩn bị giật lớp keo ở lưng, cắn răn chịu đựng.
Lý Hiếu Cung nghe nhi tử gào thét, tay run lên, lão phu nhân càng nóng ruột, Tôn Tư Mạc nhàn nhã uống trà, từ đầu tới cuối không nói câu nào, luận y thuật, ông ta hơn Vân Diệp rất nhiều, nhưng luận tới bàng môn tà đạo, Vân Diệp lại hơn xa ông. Vân Diệp xưa nay chưa bao giờ nói gì dứt khoát lại nói chữa được, vậy nhất định chữa được, huống hồ trong tiếng gào của Lý Hoài Nhân, ông ta nghe ra tên này rất khỏe, không có chuyện được.
Một canh giờ sau, một tên béo mặt chùm khăn đen đằng đằng sát khi xuất hiện ở đại sảnh, thấy Lý Hiếu Cung liền nói:
- Cha, hài nhi đi tìm con tiện tỳ kia, bắt ả về băm vằm xé xác mới hả giận.
- Súc sinh, mới nhặt được cái mạng về đã quên mất giáo huấn rồi à? Diệp Tử tốn công trị bệnh cho ngươi, Tôn đạo trưởng cũng bận rộn, ngươi không nói một câu cảm tạ, vừa cử động được dã chạy ra ngài?
Lý Hiếu Cung thấy nhi tử đi tìm kẻ thủ là biết bệnh đã khỏi hẳn, nghĩ tới thủ đoạn khó lường của đám người kia, liền nghiêm cấm Lý Hoài Nhân ra ngoài.
Vân Diệp bỏ tay áo xuống đi vào:
- Hoài Nhân, bá bá nói không sai, ngươi không đấu được đám người đó đâu, cho ngươi biết, cái đầu quỷ đó rất đáng sợ, đừng đi trêu chọc vào, trừng mắt lên cái gì, ta nói không phải là khích tướng đâu, chữa lành thân thể đi.
Lý Hiếu Cung há miệng muốn hỏi, rốt cuộc không hỏi ra, chỉ phải tên quản sự mua tiểu thiếp cho Lý Hoài Nhân đưa Vân Diệp ra ngoài, nài nỉ mãi Tôn Tư Mạc mới ở lại phủ Hà Gian Vương làm khách hai ngày.
Ngoài đại môn Vân Diệp nghe quản sự miêu tả tình hình khi đó, vỗ mông Vượng Tài trở về Vân gia trang tử, miệng không ngừng lẩm bẩm:
- Xiếc tạp kỹ?
Lấy trong lòng ra hình vẽ ba cái đầu quỷ, nhìn thế nào cũng thấy quen thuộc, mình thấy ở đâu? Rốt cuộc thấy hình vẽ này ở đâu?
Suốt hai ngày liền Vân Diệp không đi đâu hết, trốn trong thư phòng nghiên cứu ba cái đầu quỷ, cái đầu xuất hiện sớm nhất có chi tiết phức tạp nhất, tới đầu quỷ trên ngực Lý Hoài Nhân chỉ lưa thưa vài nét, nhìn là biết không cùng đẳng cấp.
- Thú vị lắm, trong số thần nhân cũng có địa vị cao thấp khác nhau? Bọn chúng không tiêu diệt giai cấp sao? Đáng lý với loại chủ nghĩa đó, tín ngưỡng đó phát triệt tới giai đoạn tối cao thì vật chất cực kỳ phong phú, đến thần cũng không diệt được giai cấp, thần như thế thì có khác gì người thường?
Vân Mộ và Vân Bảo Bảo luôn ngoan ngoãn ngồi trên bàn của cha vẽ rùa, Vân Bảo Bảo đã vẽ xong một con rùa cực lớn, đợi hồi lâu không nghe thấy cha khen mình, lắc tay trước mặt Vân Diệp.
Nhi tử là quan trọng nhất, để đám đầu quỷ đi gặp quỷ đi, cầm lấy đại tác phẩm của nhi tử thưởng thức, không tệ, đúng là họ Vân, ngươi xem con rùa này vẽ khí thế chưa, cái mai bèn bẹt méo mó, cái móng dài ngắn khác nhau, đuôi dài hơn đầu, đặc sắc nhất là cái đầu hình tam giác, mắt mọc luôn ngoài đầu.
- Nhi tử, ba cái vạch dưới tai rà là gì thế con?
Vân Diệp thỉnh giáo:
Vân Bảo Bảo chưa đáp, Vân Mộ thò đầu tới nhìn nói:
- Đó là cái miệng.
Vân Diệp không sao lý giải được, sao đường ngắn dưới tai này lại là miệng? Thấy Vân Bảo Bảo gật đầu thừa nhận, đầu óc Vân Diệp lóe sáng, đúng rồi, vì sao lại không được? Vì sao nó không thể là miệng? Ai quy định vẽ rùa không được vẽ tai? Ai quy định nét ngắn không thể là miệng rùa? Ai quy định đầu quỷ không thể trải ra thành những đường nét dài ngắn khác nhau.
Thiên can địa chi, Hà Đồ Lạc Thư, Âm Phù kinh, Ngũ hành bát quái, rồi đến đường nét trên ngọc bài, không phải chỉ cần cuộn lại sẽ thành đầu quỷ lập thể sao? Chẳng liên quan gì tới những học vấn cao thâm kia.
Vân Diệp mừng phát cuồng mở ngăn kéo, lấy một hình vẽ, đó là đường nét trên ngọc bài, cuộc lại thành ống tròn, nhìn kỹ có chút nhụt chí, chẳng thay đổi gì cả, vẫn toàn đường nét lộn xộn, chẳng ra đầu mối. Không thô quánh như hình vẽ của Hàn Triệt, cũng chẳng đẹp đẽ như đặc tính của vật tổ.
Nghĩ không thông thì bỏ qua, Vân Diệp bế con ngồi lên đầu gối, ba cha con cùng ngồi ghế đu lắc lư, chẳng bao lâu mơ mơ màng màng, chiều mùa thu là lúc dễ ngủ, ánh mặt trời xuyên qua cửa sổ pha lê chiếu vào phòng, ba cha con ngủ tít. Na Mộ Nhật đi vào nhẹ nhàng đắp chăn lên, dọn dẹp bàn, nhặt cuộn giấy dưới đất để lên bàn, một tờ giấy trong thư phòng phu quân cũng không thể mất, đó là quy củ của Vân gia, là gia quy do đích thân lão nãi nãi lập nên, dọn xong ra ngoài khép cửa lại.
Mặt trời từ từ lặn xuống, ánh sáng quét qua mặt bàn, chiếu qua cuộn giấy, phía sau cuộn giấy không ngờ xuất hiện cái đầu quỷ một sừng hung dữ, cảnh này chỉ xuất hiện thoáng chốc, ánh mặt trời chuyển đi, Vân Diệp ngủ say không hề hay biết.
Tới khi trời nhá nhem tối, Tân Nguyệt đi vào đánh thức hai cha con, hai đứa bé không thể ngủ nhiều, nếu giờ ngủ no mắt, tới tối sẽ không chịu ngủ ngữa, vả lại tới giờ cơm rồi.
Vân Diệp cầm ống giấy trên bàn cho vào ngăn kéo, dẫn hai đứa bé đi ăn cơm, tất nhiên trước đó phải rửa tay, ba cha con rửa sạch rồi, bị Tân Nguyệt kỳ lòng bàn tay từng người mới cho vào bàn. Hôm nay trù nương rất vất vả, vì đông chí tới rồi, thông lệ của Vân gia là ăn sủi cảo, trên bày bày mân sủi cảo lớn, đám trẻ con cho đầy sủi cảo vào bát, trước kia đều ăn vằn thắn, tới khi Vân Diệp làm gia chủ liền sửa lại, thông lệ này đã kéo dài năm năm..
Tục ngữ nói rất đúng: Đông chí tới đầu tháng, sẽ lạnh ở cuối năm, đông chí tới cuối tháng, sẽ lạnh ở tháng Giêng, đông chí ở giữa tháng, không tuyết cũng không sương.
Mỗi năm tháng mười một là tới đông chí, nông gia dựa vào đông chí ở đầu tháng, giữa tháng hay cuối tháng để an bài sinh hoạt mùa đông.
Trước kia Van gia trang tử qua mùa đông rất đơn giản, chỉ cần tích trữ đủ củi khô là đươc, cả ngày bớt hoạt động, mọi người tụ tập bên bồn lửa từ từ vượt qua mùa đông, bất kể buồn hay vui đều đợi mặt trời xuống núi, vậy là một ngày qua đi.
Hiện giờ thì khác rồi, còn ai rảnh rỗi ngồi trên giường đốt thời gian, chỉ hạng không ra gì mới làm thế, rau xanh trong phòng ấm cần chăm sóc, dê nuôi ở hậu viện phải cho ăn, trứng gà trong ổ không biết nhặt chưa, gà đẻ còn đỡ, vịt đẻ rất tùy tiện, muốn đẻ là chổng mông lên trứng rơi bịch xuống, mùa đông lạnh giá, chẳng bao lâu trứng vịt thành trứng đá.
Mới sáng sớm trẻ nhỏ bị đánh thức đi học, trước mười tuổi bất kể nam nữ đều phải đi học, chủ phụ múc cho con một bát cháo, cho một cái bánh bao tối qua ăn thừa coi như bữa sáng, dám đòi bánh rán sẽ bị lão tử đánh, học đường buổi trưa có cái ăn, ở nhà phải cần kiệm.
*****
Đánh xe lừa đi làm chỉ có người Vân gia trang tử mới làm thế, lò than, lò gốm, lò vôi, những cái lò cỡ lớn đều ở đất hạn, đi làm phải đi trăm dặm đường, nông hộ Vân gia trang tử cơ bản đều là quản sự hoặc là thợ cả, một tháng về nhà một chuyến.
Vốn lò ở ngay cửa nhà, về sau hầu gia chê lò bẩn, một trăm dặm quanh Ngọc Sơn không cho phép có lò kiểu này, dám làm bẩn nước sông Đông Dương sẽ bị đánh gãy chân, thực ra nông hộ không hiểu, trẻ con cởi truồng tắm sông được, nông phụ giặt quần áo được, sao lại không cho lò lấy nước từ sông? Cuối cùng nhất trí đem nguyên nhân quy tội cho hầu gia quá thích sạch, không thích mấy cái lò đen xì xì.
Có điều làm ở đất hạn ba năm liền hiểu vì sao hầu gia không cho dựng lò trên đất của mình, từng luồng khói đen che kín trời đất, trong không khí toàn mùi khói làm người ta sặc sụa, khi tuyết rơi mặt đất phủ một lớp tro than đen xì xì.
Người của Vân gia trang phát hiện ra điều này, nhưng đều ngậm chặt miệng, hiện Trường An tới ngày nhiều sương, khắp thành bị khói bao phủ, làm hoàng cung trên Long Thủ Nguyên như bị mây đen bao phủ.
Đó là vết xe đổ, Vân gia trang tử mới là chốn tốt để sinh sống, cho nên lò nung bị nghiêm cấm ở Ngọc Sơn, xưởng nhuộm, xưởng giấy, xưởng thuộc da, đều nằm trong danh sách cấm.
Khi Hứa Kính Tông di chuyển tất cả các xưởng của thư viện tới huyện Tam Nguyên, huyện lệnh huyện Lam Điền cực kỳ bất mãn, khó lắm mới thuyết phục được, còn huyện lệnh, chủ bạ huyện Tam Nguyên đích thân tới Ngọc Sơn bái tạ. Dù sao bách tính phía dưới có thêm một đường sống, xưởng của thư viện xưa nay trả công cao, hơn nữa thanh danh tốt.
Thành Trường An vào mùa đông không sống nổi, trong thành hiện giờ có tới tám mươi vạn người, lò than của nhà nhà hộ hộ phụ khói đen, không khí nơi đó thế nào khỏi nghĩ cũng biết, đáng sợ nhất là toàn đốt than nhiều khói, Quan Trung chỉ sản xuất ra loại than này.
Cứ mỗi lần vào thành làm việc là Vân Diệp cảm thấy quan quý trong thành vô cùng đáng thương, cổ nhân nghìn năm trước được hưởng thụ đãi ngộ của con cháu đời sau đâu phải dễ, lắm lúc vào thành y nhắm mắt lại hít không khí ô nhiễm, hồi tưởng tương lai xa xăm.
Trương Tôn thị ho rất dữ, không ở nổi hoàng cung nữa, bà vốn có bệnh hen, những năm qua được Tôn Tư Mạc không ngừng dùng thuốc an dưỡng, nên mới không phát tác, Trường Tôn thị vốn qua đời năm Trinh Quan thứ chín, đến năm Trinh Quan thứ mười, sức khỏe vẫn an khang.
Thái tử thứ phi Hầu thị ở bên giật dây:
- Mẫu hầu, sức khỏe người không tốt, theo nhi tức thấy đều do khói than trong thành gây ra, mà bệnh lên quan tới hô hấp kỵ nhất là khói, hay là nhi tức cùng mẫu hậu lên Ngọc Sơn ở một thời gian được không?
Từ khi sinh ra khuê nữ, sự kiêu ngạo của Hầu thị giảm đi không ít, may mả thái tử yêu thương khuê nữ vô cùng, bù đắp lại chút tiếc nuối của nàng, hiện đang lấy dũng khí thề phải sinh bảy tám nam hài.
Trường Tôn thị nửa nằm nửa ngồi trên giường gật đầu, mùa đông ở thành Trường An thực sự làm bà không chịu nổi, thở không được, cổ họng ngứa ngáy, muốn ngủ một giấc ngon lành cũng không xong. Tới Ngọc Sơn cũng tốt, Tôn Tư Mạc và Vân Diệp nhất định giúp ngực mình thoải mái hơn, hiện giờ như có tảng đá đè lên, không chịu nổi.
Thật là lạ, xa giá vừa qua Bá Kiều, Trường Tôn thị liền thấy đỡ hơn nhiều, mơ màng ngủ thiếp đi, đến khi tỉnh dậy mới phát hiện mình đã tới Ngọc Sơn từ lâu, xa giá đỗ bên tiểu lâu của mình, tất cả tùy tùng hộ vệ xung quanh, chỉ có thị nữ trong tiểu lâu không ngừng bận rộn.
- Mẫu hậu, hiếm khi người ngủ được, nhi tức thấy người ngủ say không nỡ đánh thức, mẫu hậu ngủ tận năm canh giờ đó.
Hầu thị ở bên giúp Trường Tôn thị mặc y phục, lại khoác áo choàng cho hoàng hậu rồi vui vẻ bảo hoạn quan chuẩn bị kiệu, Trường Tôn thị đưa tay ngăn lại, tự mình xuống xe.
Không khí lạnh lẽ ẩm thấp bên ngoài làm ba ho khẽ, nhưng tới khi thở hết trọc khí trong lồng ngực ra, cảm thấy toàn thân thư thái, hoạt động hai tay, không vội vào tiểu lâu, mà rảo bước trên con đường nhỏ.
Nơi Trường Tôn thị thích nhất là Ngọc Sơn, trước kia cứ hay đi cung Cửu Thành, nhưng từ khi Ngọc Sơn xuất hiện, mấy năm qua chỉ tới một lần, bà thích dẫm lên lá khô tản bộ, thích nhìn thác đổ, đôi khi tới đồ thư quán của thư viện ngồi cả ngày, cầm khay cơm tới nhà ăn lấy ít thức ăn đơn giản, dùng cơm với đám học sinh, thuận tiện hỏi tình huống của chúng.
Ở bên cạnh người trẻ tuổi bà cảm giác mình cũng trẻ hơn.
Hoàng hậu không nên như thế, hoàng hậu phải cao cao tại thượng, không phải chưa có đại thần đàn hặc bà mất lễ nghi, nhưng Trường Tôn thị thực sự chẳng bận tâm, cả đời chẳng có mấy niềm vui, vẫn cứ làm theo ý mình. Lý Nhị đem tên đàn hặc hoàng hậu tới Cao Châu câu cá, ông ta giữ thái độ ủng hộ chút sở thích nhỏ này của hoàng hậu.
Cách tiểu lâu của hoàng hậu không xa là một mảnh rừng trúc, bà nhìn thấy hai tiểu cô nương đang lấy cuốc đào đất, tò mò đi tới mới phát hiện ra là Cao Dương và Lan Lăng, cả hai đào rất hăng, mệt tới thở phì phò, đầu bốc hơi rồi, giỏ trúc bên cạnh có bốn năm cay măng, xem ra đã đào một lúc.
Nhìn một cái là biết không biết làm việc, măng bị cuộc bổ làm đôi, thật đúng là, Trường Tôn thị không nhịn được đi tới nhận lấy cuốc trong tay Lan Lăng, không để ý tới hai tiểu nha đầu rối rít thi lễ, tú hoa hài đá lá khô, đi theo hướng rễ trúc chẳng mấy chóc phát hiện búp măng mùa đông, cuốc vài ba cái, dễ dàng bé một búp măng còn nguyên.
- Mẫu hậu thật lợi hại, tỷ tỷ là đồ ngốc đã làm đứt mấy búp măng rồi.
Lan Lăng giỏi nịnh nọt lập tức đi tới, còn không quên dẫm đạp Cao Dương một phát:
- Sao lại tới đây đào măng? Giờ còn chưa tới mùa đào măng đông mà, đào bây giờ chẳng ăn được mấy, uổng phí.
Trường Tôn thị đào một hơi ba búp măng, cảm thấy toàn thân nóng hầm hập mới dừng tay hỏi Cao Dương:
- Vân Nha và Vũ Mị có măng chua cực ngon, tỷ tỷ tới xin, nó cho có một chút, sau đó tỷ tỷ nổi giận, muốn tự đào măng kiếm đầu bếp làm măng chua.
Trước mặt Trường Tôn thị, Cao Dương nói rất ít, Lan Lăng lém lỉnh liền báo cáo:
Trường Tôn thị cười lớn, cầm cuốc bảo hai tỷ muội theo mình đi đào măng, khi rời rừng trúc mới phát hiện ra bên ngoài đã có tuyết rơi, thị vệ hoàng cung đang bố trí trạm canh, trên xe trâu chở tới từng cái tiểu đình mượn từ thư viện, loại tiểu đình này có thể di chuyển, bốn phía lắp pha lê, chuyên môn để các hộ vệ sử dụng ở dã ngoại. Từ lần Vân Diệp nghe kể hộ vệ trong núi lạnh tới tru như sói, liền chuyên môn bảo thư viện thiết kế thứ này, bên trong đặt lò nhỏ, người ở trong đó rất thoải mái, trạm canh công khai thắp ngọn đèn nhỏ là được, trạm canh ngầm thì không, thứ này ra đời được các hộ vệ nhiệt liệt hưởng ừng.
*** Đại khái nó giống cái bốt canh thôi.
- Mẫu hậu, tối nay con không tới thư viện ngủ được không? Sáng sớm phải chạy bộ, rét run, nước mũi cũng đóng băng, không phù hợp với nghi thái của công chúa.
- Không được, tối các con có thể ăn cơm với mẫu hậu, nhưng phải tới thư viện ngủ, sáng mai vãn phải chạy bộ, chuyện chảy nước mũi phải tự nghĩ cách, công chúa chảy nước mũi đúng là bất nhã.
- Con chỉ chảy nước mũi, Vân Nha ngủ còn đánh rắm, có lần đêm con tỉnh dậy nghe thấy, rất vang, làm con giật cả mình. Buổi sáng hỏi nó, kết quả bị nó đánh một trận, còn ngó lơ con, trước kia hay cho con măng chua, giờ không cho nữa.
Nghe Lan Lăng lải nhải kể chuyện thư viện, Trường Tôn thị cười vui vẻ vô cùng, xoa đầu Lan Lăng:
- Con là đứa lanh lợi sao không nghĩ tới điều đó? Khuê nữ người ta bị hỏi chuyện hổ thẹn, làm sao còn làm người nổi, nó đánh con, mẫu hậu không tin con không phản kích.
← Hồi 0780 | Hồi 0782 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác