← Hồi 262 | Hồi 264 → |
Trong thoáng chốc, một đội quân thần tốc xuất doanh, hướng về phía bờ sông Hoài mà chạy tới. Bờ Nam sông Hoài bố trí hai vạn quân Hoài Nam, từ mờ sáng hôm nay, phía bờ bên kia đã bắt đầu có động tĩnh, khiến cho quân Hoài Nam càng thêm khẩn trương, mọi người giương cung lắp tên, máy ném đá xèo xèo cạc cạc. Nhưng điểm làm cho bọn họ khó hiểu là: trên sông lớn có tới ba chiếc thuyền, hai thuyền phía trước khá lớn, mỗi chiếc có thể chở được hơn trăm người. Theo sau là một chiếc thuyền lá nhỏ chỉ chở được năm ba người. Kỳ quái hơn là hai thuyền phía trước dường như không một bóng người, tự trôi giữa sông, giờ đang bị dây xích dài ngăn lại, còn chiếc thuyền nhỏ phía sau hình như cách thuyền lớn tới mấy trăm bước lại thấp thoáng vài bóng người.
Bờ Bắc một buổi sáng lại có động tĩnh đưa đến kết quả này khiến cho binh lính bờ Nam thực không thể lý giải nổi. Nếu như là muốn đốt gãy xích sắt, hai chiếc thuyền lớn hình như còn thiếu một điểm.
Binh lính bờ Nam xôn xao dạt ra hai bên, phía trên đầu họ là một ngọn cờ lớn, Tưởng Khai Nguyên cùng mấy trăm kỵ binh đã ra tới bên bờ sông, vài tướng lĩnh bước lên tham kiến. Tưởng Khai Nguyên nhìn ra giữa sông, hỏi: " Có chuyện gì sao?"
" Bẩm Sứ quân, hiện giờ trên sông vẫn rất yên tĩnh, ba con thuyền giữ nguyên tình trạng như thế đã một canh giờ rồi."
Câu này vừa dứt, bên bờ liền truyền đến tiếng huyên náo, một tên lính vội bước lên nói to: " Trong thuyền nhỏ có động tĩnh rồi."
Mọi người nhao nhao chạy về phía bờ sông, chăm chú quan sát tình hình trên mặt sông, quả nhiên con thuyền nhỏ phía sau đang chầm chậm trôi gần hơn về phía hai chiếc thuyền lớn. Mà hai chiếc thuyền lớn cách bờ Nam bất quá hơn hai trăm bước, trên thuyền tựa hồ có móc câu móc vào xích sắt, giữa sóng nước nhấp nhô, trên thuyền quả thật không có một bóng người. Lúc này, Tưởng Khai Nguyên bỗng nhiên có một loại trực giác kỳ quái, hay là quân địch chờ mình qua đây mới bắt đầu hành động.
" Bọn hắn đốt lửa!" Một tên lính bỗng nhiên chỉ tay ra giữa sông hô to. Lúc này, thuyền nhỏ cách hai chiếc thuyền lớn chỉ còn không đầy trăm bước, có thể thấy trên thuyền nhỏ đã có người đốt đuốc lên, tiếp đến lại có hai người đốt một cây hỏa tiễn.
Tưởng Khai Nguyên đột nhiên nhớ ra một chuyện, trong thoáng chốc sắc mặt hắn trắng bệch, gấp gáp hô to: " Dùng máy ném đá, đánh chìm thuyền bọn chúng!"
Mọi người chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, nhưng vẫn chấp hành mệnh lệnh của chủ tướng. Ồ, một tảng đá lớn ném ra xa tới bốn trăm bước, khiến trên mặt sông dựng lên một cột nước cực lớn.
Nhưng ngay khi tảng đá lớn ném ra, hai hỏa tiễn cũng từ thuyền nhỏ bay lên trời, vẽ ra một đường cong, rơi chuẩn xác vào hai chiếc thuyền lớn. Trong thuyền lớn đương nhiên đã đổ đầy dầu hỏa, ngọn lửa bốc lên, khói mù mịt xông thẳng lên trời. Thuyền nhỏ lập tức quay đầu, hướng về phía bờ Bắc mà chạy. Lúc này, trên bầu trời đá bay tứ tung, rơi xuống sông làm văng lên từng cột nước, một trong những tảng đá đó rơi trúng vào chiếc thuyền lớn đang bốc cháy. Răng rắc, cột buồm bị bẻ gãy, chìm vào lòng sông.
Tưởng Khai Nguyên biết đã sự tình không thể vãn hồi, hắn đành thở dài một hơi, theo bản năng bịt kín lỗ tai lại. Đúng lúc này, hai chiếc thuyền lớn cùng lúc bùng lên tiếng nổ kinh thiên động địa, hai luồng khói trắng bao phủ thân thuyền, khói trắng bay vọt lên, vô số mảnh thuyền nhỏ văng tứ tung. Ầm, ầm! Tiếng nổ liên tiếp không dứt, hơn hai vạn binh sĩ bờ Nam ai nấy sắc mặt trắng bệch, nhiều tên đứng không vững, quỳ rạp xuống đất bịt kín lỗ tai. Quân Lũng Hữu rúng động, chưa ai từng nghĩ đến giờ khắc này. Tiếng nổ ngừng, khói đặc tan đi hết, trên mặt sông hai chiếc thuyền lớn không còn nữa, hai đoạn xích sắt đã bị chặt đứt, từng mảnh vụn của hai chiếc thuyền trôi bồng bềnh đầy trên mặt sông.
Bờ Nam đã hoàn toàn trở lại yên tĩnh. Mọi người ngây ngốc nhìn chằm chằm vào mặt sông, trong lòng ai nấy đều nặng trịch, tràn ngập cảm giác sợ hãi đối với những gì sắp đến.
Tưởng Khai Nguyên tầm tình trĩu nặng trở về doanh trại. Hắn đã sớm biết răng quân Lũng Hưu có " Hám Thiên Lôi" lợi hại nhưng hôm nay mới tận mắt trông thấy. Hắn đã vô cùng khiếp sợ, hắn thật sự đã hiểu, Vương Tư Vũ muốn vượt sông hết sức dễ dàng. Máy bắn đá cảu hắn chỉ bắn được những vật đứng yên nhưng chẳng thể làm gì thuyền đối phương khi chúng di chuyển. Về phần bắn tên thì có thể chống nổi " Hám Thiên Lôi" hay sao?
Nhưng Vương Tư Vũ lại không vượt sông cũng không quan trọng nữa. Sau lưng hắn còn có ba vạn tinh binh đang nhòm ngó. Thật ra trận chiến này hắn đã thua. Tưởng Khai Nguyên ngơ ngác ngồi một canh giờ rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Khi tỉnh lại thấy đại trướng im ắng, ánh mặt trời đỏ quạch chiếu từ khe hở của doanh trướng vào.
" Trong lúc ta ngủ có việc gì không." Tưởng Khai Nguyên đẩy cửa trướng ra hỏi thân binh.
Mấy thân binh đang tập trung tại chỗ ăn tối, thấy chủ soái tỉnh lại, mấy thân binh lập tức đứng lên. Một người đáp: " Bẩm sứ quân, Lưu tướng quân đã hai lần đến tìm, thấy ngài ấy nói là hình như lòng quân không yên."
" Khốn kiếp! Việc lớn như vậy ta sao không gọi ta thức dậy." ngrKhai Nguyên giận tím mặt chỉ mặt thân binh mắng mỏ.
Mấy tên thân binh nơm nớp lo sợ nói: " Là Lưu tướng quân nói không được đánh thức tướng quân. Ông ấy nói tướng quân tỉnh lại cũng không có biên pháp gì. Ông ấy có vẻ sa sút tinh thần."
" Nói gì vậy, lập tức đi gọi Lưu Bỉnh Thăng tới gặp ta." Không chờ thân binh chyaj đi, Tưởng Khai Nguyên đã gọi giật lại: " Thôi, hay là để ta tự mình đi."
Lúc này là thời gian ăn cơm tối, bọn lính đến nhà bếp quay quần ăn cơm. Vừa ăn cơm vừa lớn tiếng đàm luận, thong thường thì sẽ là đề tài về đàn bà. Tốt ra sao, hay thế nào, lúc đó quân doanh sẽ náo nhiệt vô cùng. Tiếng cười tiếng nói vang lên khắp nơi. Nhưng bữa tối nay lại rất im lặng, tất cả mọi người đều vừa ăn cơm vừa lo lắng. Chỉ có một vài binh sĩ thì thầm to nhỏ, khi Tưởng Khai Nguyên đến liền lập tức cúi đầu không nói thêm nữa.
Tưởng Khai Nguyên tất nhiên hiểu rõ. Hắn lắc đầu rồi không nói gì nhanh chóng bỏ đi. Đi tới sau một lều trại Tưởng Khai Nguyên nghe thấy trong lều có tiếng nói to về vụ nổ hồi trưa. Trong lòng hắn nổi trí tò mò liền dừng lại nghe.
" Cuộc chiến này cần gì đánh nữa. Người ta chỉ ném một đám " Hám thiên lôi" sang đây Đô thống của chúng ta sẽ nổ thành thịt nướng cho bọn họ nhắm rượu."
" Hừ! Không ngươi nghĩ rằng người ta không dùng " Hám thiên lôi" thì chúng ta thắng được sao? Ngươi biết Lý Sư Đạo chưa! Nổi tiếng là con sói ở Trung Nguyên nhưng nghe nói ở Diêm thành đã bị người ta dễ dàng làm thịt. Hai vạn quân bị giết hơn nửa. Đây chính là quân An Tây tung hoành vô địch, kỵ binh đệ nhất Đại Đường nghe nói quân Mạch Đao lợi hại nhất còn chưa tới đâu nhé!"
" Các ngươi cũng thật là! Chỉ quan tâm đến người ta lợi hại chứ không động não thử nghĩ xem chúng ta đang chiến đấu với ai? Triều đình! Vậy chúng ta trở thành gì? Quân phản loạn! Hiểu chưa! Bất kể chúng ta thắng hay thua nhất định sẽ bị người trongthieen ha mắng chửi. Ta sợ rằng sau khi chiến tranh kết thúc người nhà chúng ta cũng bị chụp cái mũ phản nghịch. Nhẹ thì bị bắt làm quan nô, nặng thì bị đày ra Tây Vực. Giờ nghĩ lại chúng ta bán mạng vì Sở gia thật vô cùng ngu xuẩn."
" Hừ! nói nhỏ thôi, để bề trên nghe thấy thì không hay."
" Lão tử sợ cái gì chứ! Lão tử hôm nay đi trốn, trốn không được thì ra trận sẽ đầu hàng. Con chúa nhà họ Sở ở Quảng Lăng chơi gái còn lão tử lại đi bán mạng cho bọn hắn. Nằm mơ đi!"
Tưởng Khai Nguyên nghe không nổi nửa nặng nề hừ một tiếng rồi buồn bã trở về soái trướng. Lúc này hắn chẳng còn lòng dạ nào tìm thuộc hạ để nói chuyện cả. Khi cách soái trướng vài chục bước, một gã thân binh kinh hoàng chạy tới ghé tai Tưởng Khai Nguyên khẽ nói: " Sứ quân, Trương Hoán phái người đến gặp ngài, đang ở bên trong đại trướng!"
Tưởng Khai Nguyên lấy làm kinh hãi: " Ai cho hắn vào?"
" Là Triệu tướng quân, hôm nay đúng phiên trực của ông ấy."
Tưởng Khai Nguyên nhìn hai bên một cái lập tức ra lệnh: " Việc này phải giữ kín không được để bất kỳ kẻ nào biết."
" Thuộc hạ hiểu." Mấy tên thân binh lập tức đi bố trí.
Tưởng Khai Nguyên bước nhanh về phía lều của mình. Hắn cười lạnh không ngừng. Buổi trưa thì dùng " Hám thiên lôi" để đe dọa. Buổi tối thì phái người đến khuyên hàng, Trương Hoán thật biết tính toán. Hắn đẩy cửa trướng vào thì thấy trong đại trướng có một người đàn ông gày gò cũng khoảng tuổi mình trông khá quen mặt đã ngồi đợi sẵn.
Người này thấy Tưởng Khai Nguyên đi vào liền đứng dậy ha hả cười to nói: " Tưởng huynh, thoáng chốc mà ba mươi năm không gặp rồi!"
" Ngươi là ..." Tương Khai Nguyên biết đây là người quen nhưng đã ba mươi năm rồi làm sao hắn nhớ nổi.
" Tưởng huynh quên rồi sao? Năm đó chúng ta cùng vào kinh đi thi. Nhà ngời gia cảnh nghòe khó chúng ta chia nhau lộ phí cùng ăn cùng ngủ với nhau."
Không chờ hắn nói xong, Tưởng Khai Nguyên đã nhớ ra đối phương là ai. Người này là Tề Lộc đồng hương của hắn. Nghe nói trước đây là quân sư cho Chu Thử, sau đầu hàng Trương Hoán. Mặc dù là cố nhân ba mươi năm mới gặp nwhng Tưởng Khai Nguyên không có chút nào vui mừng khi gặp bạn cũ. Hắn lạnh lùng nói: " Ngươi tới là thuyết khách cho Trương Hoán hả?"
Nụ cười của Tề Lộc cũng biến mất, hắn nghiêm nghị nói: " Ta đến cứu mạng ngươi, ngươi có muốn nghe không?"
" Ngồi xuống nói đi! Nể tình đồng hương ta cho ngươi một cơ hội nói chuyện."
*****
Tề Lộc ngồi xuống, hắn trầm ngâm một chút rồi nói: " Cuộc chiến Diêm thành chắc ngươi đã nghe qua. Lý Sư Đạo có hai vạn quân quyết chiến với chúng ta. Kết quả là quân hắn chết phân nửa quân Lũng Hữu thương vong chưa đến hai trăm trong đó chết trận chỉ có hai mươi người."
" Ngươi đa uy hiếp ta sao?" Tưởng Khai Nguyên lạnh lùng cắt lời Tề Lộc.
" Không phải!" Tề Lộc lắc đâu tiếp tục nói: " Đô đốc nhà ta muốn ta chuyển một câu nói cho ngươi." Tất cả đều là quân Đường, ngài ấy không muốn tàn sát lẫn nhau. Cho nên mới chưa tấn công quân của ngươi. Nếu như ngươi chịu đầu hàng, việc cũ sẽ bỏ qua hết, thủ hạ của ngươi vẫn là quân Đường như cũ. Ngươi sẽ được phong làm thứ sử Thượng Quận. Nếu không khi hai quân giao chiến ngài ấy sẽ đuổi tận giết tuyệt."
Tưởng Khai Nguyên ngửa mặt lên trời cười to, tiếng cười mang theo một tia giễu cợt, tiếng cười của hắn nhỏ dần, liếc nhìn Tề Lộc một cái nói: " Lão Tưởng ta xuất thân quan văn, chân tay không nhanh nhẹ, mạnh khỏe nhưng chỗ này của ta cũng rất cứng đấy."
Hắn chỉ chỉ vào cổ mình điềm nhiên nói: " Nếu Trương Hoán muốn giết ta, nói hắn cứ việc vung kiếm chém. nhưng muốn ta cúi đầu thì thật là nằm mộng gữa ban ngày!"
Tề Lộc thương hại nhìn hắn một cái: " Ngươi không suy nghĩ vì mình cũng nên vì tướng sĩ của mình chứ. Vì quyền lợi của một thế gia mà phản bội lại cả Đại Đường, ngươi nghĩ xem có bao nhiêu người sẽ tự cho là thanh cao giống ngươi."
" Câm mồm!" Tưởng Khai Nguyên gầm lên, hắn chỉ vào Tề lộc mắng: " Nể tình đồng hương ta đã không giết ngươi nhưng nếu ngươi còn dám nói bậy nữa ta sẽ chặt đầu ngươi thị chúng."
Tề Lộc không sợ hãi chút nào. Hắn đứng lên ngạo nghễ nói: " Chém đầu ta thị chúng? Hừ! Ngươi nghĩ ngươi còn giữ được đầu của mình sao?"
Tưởng Khai Nguyên bỗng nhiên đứng lên. Tiến lên một bước nhìn Tề Lộc với vẻ đe dọa: " Người nói điều này có ý gì?'
Tề Lộc cười lạnh không nói, đúng lúc này ngoài lều truyền đến một loạt kêu lớn. Một gã thân binh chạy vào trướng vội vã nói: " Sứ quân. Ngoài trướng có mười mấy tướng quân yêu cầu được gặp đặc sứ của Giám quốc."
Tưởng Khai Nguyên thất kinh, hắn nhìn Tề Lộc, rồi bỗng bước nhanh ra ngoài trướng. Bên ngoài trướng đuốc đã chiếu sáng rõ. Năm mươi mấy tướng lĩnh tinh thần kích động đang nói gì đó. Thấy chủ soái đi ra, mọi người đều tiến lại.
" Sứ quân, đặc sứ của Giám quốc tới, dĩ nhiên khuyên chúng ta đàu hang. Thái độ của sứ quân ra sao?"
Tưởng Khai Nguyên giận không kiềm chế được, hắn hét lớn: " Khốn kiếp, ta quyết đị thế nào thì quyết định. Các ngươi dám uy hiếp ta sao?"
Lúc này phó tướng Lưu Bỉnh Thăng đứng dậy chắp tay nói với hắn: " Xin sứ quân thông cảm cho nỗi khổ tâm của mọi người. Chúng ta đều không muốn phản bội triều đình, không muốn phản bội Đại Đường. Giám quốc vừa phái người đến, ta muốn nói cho hắn biết tấm lòng của chúng ta. Sở gia chống lại triều đình cũng vì lợi ích gia tộc. Chúng ta là con dân của Đại Đường không muốn vì Sở gia mà phản lại triều đình!"
" Nói rất hay!" Tề Lộc từ trong trướng đi ra. Hắn cahwps tay nói với mọi người: " Tại hạ là Tề Lộc là đặc sứ do Giám quốc đại nhân phái tới. Giám quốc đại nhân có thể giết người Hồi Hột, Người Thổ Phiên, người Khiết Đan nhưng không thể giết quân dân Đại Đường được. Cuộc chiến Diêm thành chỉ là bất đắc dĩ ngài ấy không muốn phát sinh bi kịch ấy. Hi vọng tất cả mọi người quy thuận triều đình tương lai hãy cùng vì mọi người khai phá bờ cõi bảo vệ Đại Đường không bị dị tộc khinh thường. Thế mới là bổn phận của quân nhân Đại Đường. Nhưng các địa chủ giàu có lại không chịu thần phục triều đình. Ta không rõ vì sao hắn phải duy trì lợi ích của Sở gia, hắn và Sở gia có quan hệ gì? Lại muốn cho mọi người chết cùng Sở gia!"
Mọi người cùng trợn mắt nhìn Tưởng Khai Nguyên. Mấy người vung tay xúc động phẫn nộ hô lớn: " Hắn là con rể họ Sở, hắn tất nhiên bất kể sự sống chết của chúng ta rồi."
" Đại gia cố giữ bình tĩnh!" Lưu Bỉnh Thăng vung tay về phía mọi người, ý bảo Đại gia không nên xúc động. NHưng ngay sau đó hắn chắp tai nói với Tưởng Khai Nguyên: " Ta nói thực với sứ quân là tất cả mọi người ở đây đã quyết định quy thuận triều đình, làm quân nhân Đại Đường. Nếu thứ sử nguyện ý dẫn quân đầu hàng chúng ta vẫn nghe lời chủ soái. Nhưng nếu chủ soái không muốn quy hàng nể tình làm việc với nhau lâu năm chúng tôi sẽ để sứ quân tự ròi đi. Đừng ép chúng tôi trở mặt."
Dứt lời Lưu Bỉnh Thăng lui về phía sau một bước, tay đặt lên chuôi đao lạnh lùng chăm chú nhìn Tưởng Khai Nguyên chờ quyết định cuối cùng của hắn. Tưởng Khai Nguyên lộ vẻ buồn thảm cười lớn một tiếng: " Tốt! Tốt! Tốt lắm! Các người đều quyết định rất hay. Vậy ta còn gì để nói nữa? Để ta viết một phong thư cho đại soái rồi lập tức trả lời các ngươi."
Hắn lảo đảo đi về lều lớn, lệnh cho thân binh ra khỏi trướng. Qua một hồi lâu trong đại trướng không có bất kỳ động tĩnh gì. Tề Lộc đột nhiên cảm thấy không ổn. Quay người đẩy màn trướng ra, hắn bỗng cả kinh lui lại một bước. Thì ra Tưởng Khai Nguyên đã tự sát gục trên án.
Ngày hai mươi tháng tư, quân Sở gia đóng ở Lâm Hoài phát sinh binh biến, các quan lại tầng giữa đều không muốn bán mạng vì Sở gia đã nhất loạt đầu hàng quân Lũng Hữu. Chủ soái Tưởng Khai Nguyên thà chết không hàng, tự sát chết. Trương Hoán khâm phục sự trung nghĩa đã sai người hậu táng dưới chân Lương Sơn. Ngày thứ ba sau khi Tưởng Khai Nguyên tự sát, ngày hai mươi hai tháng tư Sở Hành Vân từ Hoài Nam chạy tới Lâm Hoài huyện.
Vợ cả của Sở Đàn sinh hai con trai và một con gái. Con trai là Sở Hành Thủy và Sở Hành Vân, con gái là Sở Vãn Lann mẹ của Trương Hoán. Cho nên Sở Hành Vân là cậu ruột của Trương Hoán. Nhưng bọn họ mới lần đầu gặp mặt. Mặc dù Sở Hành Vân là cậu của Trương Hoán nhưng cũng là Hoài Nam tiết độ phó sứ kiêm biệt giá quân Quảng Lăng trước mặt Trương Hoán không thể không theo cấp bậc.
Hắn được thân binh đưa vào lêu lớn của Trương Hoán, cung kính thi lễ một cái: " Thuộc hạ Quảng Lăng quận biệt giá Sở Hành Vân tham kiến Giám quốc điện hạ."
" Sở sứ quân đi đường vất vả rồi, mời ngồi xuống!" Trương Hoán đặt bút xuống, ôn tồn mời hắn ngồi.
Sở Hành Vân nghe Trương Hoán gọi mình là Sở sứ quân, trong lòng liền cười khổ. Xem ra hôm nay không thể nhận thân thích được rồi. Sở hành Vân đã biết tin binh biến tại Lâm Hoài, mười vạn quân Hoài Nam đã mất sáu vạn, chỉ còn lại bốn vạn phần lớn là thủy quân. Cơ bản đã không thể nào chống lại được quân An Tây tinh nhuệ. Sở gia đã thất thế dù gia chủ không nói hắn cũng biết mình phải làm gì bây giờ.
" Ta phụng mệnh gia chủ đến gặp Giám quốc điện hạ bàn bạc việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở Hoài Nam. Gia chủ không muốn ảnh hưởng đến bình dân, đồng ý giao quân đội cho triều đình. Không biết triều đình có thể cho Sở gia ta chút lợi ích nào không?"
Trương Hoán cười nhạt, hắn hỏi ngược lại: " Không biết Sở gia muốn điều gì?"
" Sở Hành Vân không biết trả lời câu hỏi này thế nào. Trướng khi hắn đi, dại ca hắn nói rằng điều mấu chốt là giao lại quân đội, những cái khác sẽ như cũ hết bao gồm chức Hình bộ thượng thư cảu hắn. Nhưng giọng điệu của Trương Hoán lại khiến hắn thấy viễn cảnh không tốt.
Hắn do dự hồi lâu rồi cắn răng nói: " Quân đội là tâm huyết bồi dưỡng mấy chục năm của Sở gia, không giống quân của hai nhà Thôi, Bùi toàn là quân ô hợp. Sở gia giao toàn bộ quân đội lại tinh nhuệ hơn cho nên điều kiện cũng nên nhỉnh hơn hai nhà Thôi, Bùi một chút. Sở gia sẽ giao lại quân đội còn những việc khác xin giữ lại như cũ bao gồm cả các chức vị trong triều."
" Giao lại đầy đủ?" Trương Hoán cười ha hả." Ta không rõ thế nào là giao lại toàn bộ. Quân ta đánh ta ở Diêm thành là quân của ai? Quân đầu hàng ta tại Lâm Hoài là ai, không liên quan gì đến Sở gia sao?"
Hắn đứng dậy chắp tay sau lưng lạnh lung nói với Sở Hành Vân: " Nếu một tháng trước Sở gia chủ động giao quân đội ra, ra có thể suy nghĩ đáp ứng tất cả điều kiện cảu các ngươi. Nhưng hiện tại ta không ngại nói thật với các ngươi, trừ Sở Duy ta có thể tha cho hắn còn tất cả người Sở gia các ngươi không ai có tư cách mặc cả với ta."
Sở Hành Vân mặt mũi đỏ bừng, hắn cũng quyết định nhanh chóng, hắn cũng không màng đến thể diện nữa: " Trương Hoán, Sở gia ta còn bốn vạn quân, nếu ngươi ép quá Sở gia ta sẽ phá hủy Dương châu, ngọc đá cùng vỡ.
Ánh mắt Trươbg Hoán đột nhiên sắc bén như lưỡi dao: " Vậy ngươi đi phá hủy Dương Châu đi! Ngươi xem ta có cau mày chút nào không. Dương châu bị san thành bình địa cùng lắm ta sẽ xây lại. Nhưng cả nhà họ Sở các ngươi ta sẽ tịch thu gia sản giết kẻ phạm tội."
Hắn bỗng lớn tiếng quát: " Người đâu đem Sở Duy ra chém cho ta."
" Khoan đã!" Sở Hành Vân hoảng sợ tiếng cũng lạc cả đi, môi hắn run run nói: " Vừa rồi ta mạo phạm giám quốc đại nhân, cho ta xin lỗi! Cho ta xin lỗi!"
Trương Hoán khoát tay: " Tha mạng cho hắn."
Hắn chắp ta sau lưng đi vài bước, cuối cùng nói ra điều kiện cho việc giao ra quân đội: " Thứ nhất, Sở gia phải giao lại toàn bộ binh quyền và đầy tớ, chỉ giữ lại gia đinh võ trang là một trăm người. Thứ hai Sở gia có thể giữ lại một vạn khoảnh đất cùng mười của hàng hiện có. Còn đất đai và cửa hàng khác phải giao hết cho triều đình. Các tiền lương và kho hàng ở quận Đan Dương đều phải tịch thu. Thứ ba, Sở Hành Thủy thôi chức Thượng thư cùng trung thư môn hạ bình chương sự, chuyển sang làm thứ sử Dự châu."
*****
Trương Hoán nói một loạt điều kiện, khiến mặt Sở Hành Vân trắng bệch ra. Nghe hết ba điều kiện Sở Hành Vân mặt xám như tro, hắn hiểu rõ rằng Trương Hoán muốn dùng Sở gia để " giết một răn trăm" Nhưng nếu đáp ứng ba điều kiện này thì cơ nghiệp mấy chục năm của Sở gia thế là mất hết. Sở Hành Vân như kiệt sức đứng lên chắp tay nói: " Sự việc quan trọng, một mình ta không thể quyết định được, xin giám quốc đại nhân cho phép ta về thương lượng với người trong tộc. Trong vòng mười ngày sẽ có câu trả lời chắc chắn, như vậy được không?"
" Được! ta cho các ngươi mười ngày suy nghĩ." Trương Hoán quay người lại nghiệm nghị nhìn Sở Hành Vân, gằn từng chữ: " Trong vòng mười ngày, ta sẽ không tấn công thành Giang Đô!"
Tại cung Thái Cực ở Trường An. Trong khoảng thời gian gần đây sự theo dõi, hạn chế của các thị vệ trong cung với Thôi Tiểu Phù đã buông lỏng hơn trước. Không chỉ có một số tiểu hoạn quan vài lần được phép ra khỏi cung mua đồ dùng mà các thủ tục khác cũng đã đơn giản hóa đi nhiều. Không cần phải có cần Trung Lang tướng đóng dấu nữa mà chỉ cần nói với hiệu úy đang làm nhiệm vụ là có thể được ra khỏi cung. Đối với sự thay đổi này Thôi Tiểu Phù suy nghĩ nhiều lần nhưng không có cách giải thích nào. Nếu như Trương Hoán muốn lên ngôi, thì càng phải quản lý mình chặt hơn mới phải làm sao lại có thể buông lỏng hơn trước được? Bà ta thử dò xét bằng cách cho hoạn quan thân tín là Phùng Ân Đạo ra khỏi cung một chuyến. Phùng Ân Đạo cũng ra khỏi cung thuận lợi. Điều này khiến cho Thôi Tiểu Phù thất kinh. Việc này khiến trái tim như đã chết hẳn của Thôi Tiểu Phù lại nhen lên ngọn lửa hi vọng.
Giữa trưa, Thôi Tiểu Phù vừa mới tỉnh giấc ngủ trưa, đang nhắm mắt hưởng thụ cảm giác do cung nữ cắt tỉa tóc mang lại. Mặc dù cung Thái Cực cũ hơn Đại Minh cung nhưng Thôi tiểu Phù không thể không thừa nhận, điều kiện sống ở Thái Cực cung tốt hơn Đại Minh cung rất nhiều. Không chỉ có trang phục xa xỉ dắt hơn mà số hoa quả tươi cũng tăng lên rất nhiều. Việc này cũng khiến Thôi Tiểu Phù thích thú một chút. Nhưng mà Thôi Tiểu Phù cũng không thật sự để ý đến vấn đề này.
" Phùng Ân Đạo đã về chưa?" Thôi Tiểu Phù lại hỏi lần nữa. Phùng Ân Đạo đi ra ngoài từ sang sơm đến giờ chưa về, vì thế Thôi Tiểu Phù đã hỏi đến ba lần.
" Thưa Thái hậu, lão công công chưa trở về."
" Hắn về thì bảo lập tức đến gặp ta." Thôi Tiểu Phù vừa dứt lời đã nghe hoạn quan bên ngoài bẩm báo: " Lão công công đã về."
Cửa từ từ mở ra, Phung Ân Đạo đầy vẻ lo lắng bước vào. Thôi Tiểu Phù quay vội người lại nôn nóng hỏi: " Sao, gặp hắn chưa?"
Phùng Ân Đạo vội vàng cụp mắt xuống, giống như đang tránh né ánh mắt của Thôi Tiểu Phù. Do dự chốc lát hắn mới từ tốn nói: " Lão nô đã gặp hắn."
" Tất cả các ngươi lui ra." Thôi Tiểu Phù quát lớn đuổi hết đám cung nữ ra, cẩn thận đóng cửa lại. Lúc này mới lạnh lẽo nhìn hắn hỏi: " Lý Miễn nói sao?. Ngươi không được giấu ai gia một chút nào."
" Lý thượng thư nói việc thị vệ thả lỏng việc cấm cản hoạn quan là do hắn tốn nhiều tiền lo lót với Lý Định Phương. Hơn nữa thời gian chỉ có một tháng nên ông ta hy vọng có thể tận dụng thời gian này."
Mắt Thôi Tiểu Phù sang lên, Lý Miễn quả nhiên không để bà thất vọng. Nắm được cơ hội Trương Hoán đi Giang Hoài là bắt đầu hành động. Bà cố ném tiếng cười to khích động, vừa hỏi tiếp: " Hắn có đưa cho ngươi thư từ gì không?"
" Có!" Phùng Ân đạo gỡ mũ từ trên đầu xuống cầm kéo cắt dọc theo mũ. Rồi từ lớp lót mũ lấy ra một mãnh lụa trắng đưa cho Thôi Tiểu Phù: " Đây là thư của hắn gửi cho Thái hậu."
Thôi Tiểu Phù hấp tấp trải miếng lụa trắng lên mặt bàn, đọc cẩn thận. Phương án của Lý Miễn rất đơn giản. Dù Trương Hoán được phong là Ung vương hay giám quốc cũng đều do chiếu thư của Thái hậu gia phong, nhưng trên thực tế Thái hậu cũng chưa hề hạ chiếu thư như vậy mà do Trương Hoán tự tiện dùng quốc ấn giả mạo chỉ dụ của vua. Cho nên ông ta hi vọng Thái hậu có thể tố cáo việc này với tôn thất. Một khi tội danh đã được định thì Trương Hoán chắc chắn sẽ bị trong thiên hạ chê cười. Ngôi vị hoàng đế hắn sẽ khó mà leo lên được. Cuối thư Thôi Tiểu Phù thấy Lý Miễn dùng máu để ký tên, biểu hiện sự trung thành với mình vẫn không hề thay đổi. Đôi mắt Thôi Tiểu Phù thoáng ươn ướt, hoạn nạn mới thấy chân tình chỉ có lúc này nàng mới có thể thấy lòng trung thành chân chính của thần tử.
Suốt cả buổi chiều, Thôi Tiểu Phù ngồi trên giường suy nghĩ về phương án của Lý Miễn. Mặc dù đây không phải là phương án tốt nhất nhưng họ làm thế là cố gắng hết sức rồi. Nàng cuối cùng hạ quyết tâm thà mạo hiểm thử một lần cũng không để Trương Hoán được toại nguyện yên ổn lên gôi. Bà ta thà chết cũng không chịu chết già ở trong lãnh cung. Thôi Tiểu Phù ngay sau đó liền viết một mảnh lụa trắng hồi âm đích thân khâu nó vào mũ của Phùng Ân Đạo. Bà trịnh trọng nói: " Ngươi lại đi đến gặp Lý Miễn giao thư này cho hắn, nói cho hắn biết ta sẽ toàn lực phối hợp với hành động của hắn."
Phùng Ân Đạo kinh ngạc mắt tràn ngập vẻ kích động nhìn Thôi Tiểu Phù. Một hồi lâu sau, ông ta bất đắc dĩ thở dài, cẩn thận đội cái mũ lên đầu rồi một lần nữa ra khỏi cung.
Không tấn công Giang Đô nhưng Trương Hoán cũng không án binh bất động. Ngày hai mươi ba tháng tư bốn vạn quân của Lận Cửu Hàn ở huyện Đương Đồ từ phía nam kéo lên, nhanh chóng tiến dọc theo bờ bắc. Hai ngày sau đại quân đã tới huyện Giang Ninh. Hai vạn thủy quân Sở gia đóng ở Giang Ninh do phó đô đóc thủy quân Đan Duyệt thống lĩnh vội đầu hàng triều đình. Hơn một ngàn ba trăm chiến thuyền theo neo tại bờ sông ngfGiang hoàn toàn lọt vào tay Trương Hoán. Quân Lũng Hưu nhờ vậy mà có được trong tay đội thủy quân đầu tiên. Trương Hoàn lập tức phong cho Đan Duyệt làm Thủy quân trung lang tướng đóng tại Giang Ninh. Đồng thời ba trăm vạn quan thuế bị Sở gia giữ lại cũng được đưa lên thuyền. Cả đoàn thuyền chở tiền trùng trùng điệp điệp theo đường thủy đi tới Tương Dương..
Cùng ngày mà Lận Cửu Hàn tới Giang Ninh, tại huyện Dương Tử, Sơ Kinh Lôi tướng chỉ huy quân Sơ gia bố trí phòng ngự tại đây biết được quân địch đã vượt sông qua bến Đương Độ. Trong tình thế khẩn cấp hắn chỉ huy một vạn thủy quân bỏ thuyền từ bờ bắc đến cứu Giang Ninh. Tới huyện Dương Tử thì gặp ba ngàn quân của Lận Cưu Hàn ở Bạch Sa trấn, hai bên kịch chiến, quân Lũng Hữu ít người hơn nên buộc phải rút lui tới huyện Lục Hợp, quân Sở gia tổn thất ba ngàn người, Sở Kinh Lôi cũng bị trúng tên. Hắn biết tình thế ở Gian Ninh đã không thể cứu vãn được nên dẫn hơn sáu ngàn tàn quân còn lại ôm hận rút về huyện Giang Dương trấn giữ con đường phía nam Quảng Lăng.
Huyện Cao Bưu, cách huyện Giang Đô hơn một trăm dặm, Đại Vận Hà đi xuyên qua cả huyện, đây cũng cửa ngõ phía bắc của Giang Đô. Ngày hai mươi bảy tháng tư, khi mãn đêm vừa buông xuống, tám vạn quân Lũng Hữu đi qua Cao Bưu.
Nhiều đội binh lính cưỡi ngựa xếp hàng dài phóng nhanh, đước được đốt lên thành hai chuỗi sang theo dọc hai bờ sông kéo dài mười dặm như tranh sang với dải Ngân Hà trên trời cao. Dưới dòng kênh đào lương thảo được vận chuyển liên tục xuống thuyền. Trên mũi thuyền có treo đèn lồng giống như chuỗi sao trời chập chờn trong gió đêm thỉnh thoảng lại có tiếng kèn để thuyền dân tránh.
Mấy ngày trước Trương Hoán bị cảm nhẹ quân y nói hắn bị cảm lạnh cần nằm nghỉ mấy ngày. Nhưng hắn không chịu ở lại Lâm Hoài dưỡng bệnh mà nhất định theo đại quân xuôi nam. Thuộc hạ bất đắc dĩ đành phải đưa hắn lên một chiếc thuyền. Nhưng lên thuyền hắn cũng không nghỉ ngơi. Từ sớm đến tối hắn hoặc tiếp quan viên địa phương hặc suy nghĩ về con đường phát triển tiếp theo của Đại Đường.
Lúc này, Trương Hoán vừa mới triệu Huyện lệnh và Huyện thừa huyện Cao Bưu vào báo cáo. Nói chuyện một lúc hắn mới biết ở huyện Cao Bưu vẫn còn mấy ngàn hộ dân năm ngoái chạy nạn Trung Nguyên tới đây. Bọn họ phần lớn thuê nhà của người giàu huyện Cao Bưu để ở. Huyện Cao Bưu giàu có đông đúc lại không bị chiến loạn ảnh hưởng giống như tiên cảnh đối lập hẳn với Trung Nguyên. Mấy ngàn hộ chạy nạn không hề muốn trở lại Trung Nguyên nữa. Cứ tiếp tục như vậy lại gây phiền toái cho quan lại địa phương. Triều đình với dân chạy nạn không ai quan tâm đến, không có một biện pháp giải quyết nào, cuối cùng là muốn trục xuất bọn họ trở về nguyên quán hay cho họ nhập hộ vào Hoài Nam. Cuối cùng là dùng nguyên tắc sở hữu hay nhập tịch quan đại phương khó mà quyết định. Nhưng nếu không quản lý bọn họ thì vẫn sinh sống tại bản địa và số lượng đong đảo, nếu quan hệ không tốt với dân bản xứ thì rất dễ tạo ra nguyên nhân hỗn loạn trong vùng.
Sau khi tiễn quan địa phương huyện Cao Bưu đi, Trương Hoán liền lập tức viết thư về triều cho Bùi Hữu. Yêu cầu ông này nghiên cứu quốc sách khai phá Giang Nam. Hắn có ý tưởng đưa dân chúng Trung Nguyên trở lại Giang Hoài. Không những đem kỹ thuật canh tác tiên tiến của người phương bắc phổ biến xuống phương nam mà quan trọng hơn là việc tranh giành ruộng đất ở phương nam ít hơn phương bắc. Có lợi cho việc chuyển nhân khẩu tới vùng đất mới.
Cho nên trong thư Trương Hoán gửi Bùi Hữu, hắn đưa ý kiến của mình là cho phép dân chạy nạn được nhập tịch làm nhân khẩu phía nam. Cho họ vào phạp vi quản lý của quan phủ phía nam.
*****
Viết xong bức thư, hắn cảm thấy có vẻ đã kiệt sức liền đặt bút xuống, xếp sơ qua một số văn kiện trên bàn rồi lên giường nghỉ ngơi. Bỗng nhiên hắn nghe như trên bờ có người gọi tên hắn. Trương Hoán kinh ngạc liền bước nhanh ra cửa sổ đẩy một cánh nhìn ra ngoài. Một luồng gió sông tạt vào mặt hắn khiến cho đầu óc hắn tỉnh táo hẳn. Trên bờ sông cách hắn năm trăm bước có vô số cây đuốc tạo thành một dòng sông lửa đang trùng trùng điệp điệp xuôi nam.
Nhưng cách hắn mấy chục bước hơn mười kỵ binh phóng theo thuyền hắn vừa đuổi vừa hô to: " Đô đốc, có văn kiện khẩn từ Trường An!"
Không đợi hắn truyền lệnh mấy thân bình liền thả thuyền nhỏ bơi vào bờ rồi quay lại rất nhanh. Một tên lính báo tin của ty nội vụ được đưa lên thuyền. Để tiện cho việc dùng chim câu truyeenftin tức tình báo ty nội vụ bố trí tại mỗi thành, trấn tương đối lớn một cơ sở tình báo. Tin tức khẩn từ Trường An này do tình báo tại Bành quận thu nhận rồi sai người đưa tin tức tới.
" Đô đốc, sáng sớm hôm nay, có văn kiện khẩn cấp đến, thuộc hạ không dám chậm trễ." Người đưa tin lấy từ trong ngực áo ra một ống thư, rút từ trong đó ra một tin nhắn có buộc dây hồng. Theo màu sắc có thể thấy được mức độ quan trọng của thư này. Cấp độ chia làm ba cấp hồng, vàng, lục. màu hồng là thể hiện cao cấp nhất.
Hiển nhiên Trương Hoán cũng đã sớm biết Trường An đã phát sinh việc gì. Hắn không lo lắng từ từ mở cuộn giấy ra. Tin do Chủ quản ty nôi vụ Lý Phiên Vận viết, trong tin nói khi hắn rời Trươgnf An được ba ngày Lý Miễn bắt đầu bí mật hành động. Ông ta bí mật gặp gỡ mười tám vị thân vương đồng thời cũng gặp một số nòng cốt của Thái hậu đảng như Thượng thư phó xạ Vi Ngạc, Kim tử quang lộc đại phu Vương Ngang ... Những việc này đêu trong dự liệu của Trương Hoán. Hắn chr cười nhạt một tiếng rồi tiếp tục đọc tiếp. Đến phía dưới rối cục hắn cũng đọc được tin hắn muốn biết. Lý Miễn đưa vạn quan tiền hối lộ Lý Định Phương để có thể cho người ra vào cung Thái Cực.
Đọc đến đây, Trương Hoán cuối cùng cũng cười lạnh. Không biết là đang cười Lý Miễn, Thôi Tiểu Phù ngu xuẩn hay cười bọn họ không thức thời. Việc đã đến nước này mà còn tìm mấy thân vương không quyền chức gì, chỉ với mấy trăm binh tôm tướng cá cảu Đoàn Tú Thực mà có thể đòi thay đổi vận mệnh của Đại Đường sao.
Hắn mở rộng thêm trang giấy dùng bút viết mấy mệnh lệnh rồi đưa cho thân binh nói: " Dùng mức độ khẩn cấp cao nhất lập tức đưa lệnh này đến ty nội vụ ở Trường An, không được làm lỡ việc."
Trời sáng, tám vạn đại quân đã tới trấn Thiệu Bá cách Giang Đô ba mươi dặm. Đại quân hạ trại. Mấy trăm kỵ binh phóng như bay đến chân thành Giang Đô dùng tên bắn mấy trăm phong thư chiêu hàng vào trong thành.
Lúc này không khí tại Giang Đô đang khẩn trương chưa từng có. Ở nơi đây cả trăm năm nay chưa gặp phải nạn chiến tranh rồi. Tìm mọi cách chạy tháo thân là kỹ năng được rèn luyện của dân Trung Nguyên, người tại Giang Đô về khoản này kém dân Trung Nguyên nhiều lắm. Đơn giản là đem tài sản giấu ở nhà người thân. Hoặc đào hố dưới gầm giường để chon giấu tài sản vàng bạc châu báu. Tiếp đó cả nhà đều nhất trí khai rằng nhà ta rất nghèo đã ba ngày chưa có cơm ăn rồi. Hoàn toàn không để ý đến quân đội nào đến thành.
Nhưng mà khẩn trương thì cứ khẩn trương nhưng tại thành Giang Đô không xuất hiện hỗn loạn lớn. Không có nhà hang nào bị cướp, dẫn chúng chạy loạn cũng chỉ có một vài hộ. Căn bản vẫn giữ được sự ổn định. Thật ra thì đây là kết quả do thời kỳ Triệu Nghiêm làm thứ sử, ngay từ khi cuộc chiến Diêm thành nổ ra Triệu Nghiêm đã triệu tập toàn bộ quan lại tại Quảng Lăng để họp bàn và thống nhất phương án cụ thể để ổn định tình hình khi gặp chiến tranh. Như là Lý chính làm việc gì, bảo an địa phương làm việc gì. Đưa toàn bộ quân bảo an tại Quảng Lăng vào công tác bảo vệ trị an, ổn định dân tâm, tổ chức phối hợp phòng ngự và bảo vệ trị an. Nhờ có đủ loại phương pháp mới có thể ổn định tình hình tại Quảng Lăng.
Sáng sớm, từng chiếc xe ngựa từ các cửa hang lớn ân thầm chạy ra rồi như đã hẹn trước đều đi đên nha môn thứ sử. Xế chiều ngày hôm qua, thứ sử Triệu Nghiêm phát hơn một trăm thiệp mời đề nghị các ông chủ hoặc quản lý tại các cửa hàng lớn tại Giang Đô tập trung tại châu nha để thương lượng đối sách để hóa giải nguy cơ Giang Đô lần này.
Thương nhân ở Đại Đường đị vị rất thấp. Từ việc thành hôn của các phụ nữ với các thương nhân là có thể nhận ra Họ đều cảm thấy ấm ức khi phỉa lầm vợ các thương nhân. Mặc dù giữa thời nhà Đường địa vị thương nhân có được đề cao, Lý Long Cơ mấy lần tiếp kiến các thương gia lớn tại Trường An. Hơn nữa năm Khánh Trị triều đình đã ban bố nhiều luật để đề cao địa vị của thương nhân như hủy bỏ thương nhân tịch, cho phép thương nhân cưỡi ngựa, ngồi xe ngựa. Cho phép thương nhân mặc nho bào .... Nhưng việc dân chúng khinh thị thương nhân vẫn khó có thể thanh đổi.
Nhưng mà ở khu vực này lại hoàn toàn khác, sự khinh thị với thương nhân tại những nới khác nhau tại đây cũng khác nhau. Quảng Lăng là quân trung tâm thương nghiệp của Đại Đường hơn nữa tại Giang Đô trung tâm của quận có ba vạn cửa hàng nếu cứ tính một cửa hang thuê mười người thì gần như một nửa số dân trong thành Giang Đô là thương nhân. Hơn nữa Giang đô lại cách xa trung tâm chính trị của Đại Đường nên ít bị nhiềm tác phong của quan lại nên ở đây sự thương nhân ít bị kỳ thị nhất Đại Đường.
Nhiều chiếc xe ngựa đến nha môn gaanfn hư cùng một lúc. Chỉ chốc lát trước cửa nha môn vốn rộng rãi đã đầy các loại xe ngựa. Các thương nhân khác hẳn mọi ngày không hàn huyên tâm sự, mặt ai nấy đều âm trầm không nói một lời đi vào cửa hông của châu nha. Điều này cũng không khó giải thích. Có tiền nhưng không có thế lực thì thương nhân cũng giống như một con dê béo khi có chiến loạn sẽ là người đầu tiên bị hại. Chiến tranh như đám mây đen bao phủ Giang Đô thì làm sao họ có thể cười lên được.
Cuộc họp được tổ chức trong một gian phòng lớn có đặt lẫn nhiều vật dụng linh tinh, đã quét dọn sơ qua. Theo như thiếp mời các thương nhân có đến hơn một trăm người. Các thương nhân nối đuôi nhau vào phòng tùy tiện ngồi xuống. Ban đầu mọi người vẫn im lặng nhưng họ lập tức phát hiện những nghiệp quan đều không đến. Đầu tiên họ thấy ngạc nhiên rồi sau đó suy đoán, mọi người thì thầm với nhau. Trong phòng họp dần náo động, bàn tán về việc chiêu hang sang nay. Đàm luận việc con đường tơ lụa mở ra và ảnh hưởng của giao thương đường biển. Lên án việc nghiệp quan lợi dùng quyền thế tiến hành cạnh tranh không bình đẳng.
(nghiệp quan là các hộ kinh doanh có quyền thế được nhà nước bảo hộ được hưởng những chính sách ưu đãi, thường là do các quan lại, hoàng tộc mở)
" Thứ sử đại nhân đến!" Một sai dịch lớn tiếng hô to, trong hội trường liền yên tĩnh trở lại.
Chỉ thấy Triệu Nghiêm với vẻ mặt tươi cười bước vào. Đám thương nhân vội đứng dậy thi lễ. Triệu Nghiêm khoát tay tỏ ý mời mọi người ngồi xuống.
" Các vị, ta được giám quốc điện hạ ủy thác, triệu tập các đại gia họp một cuộc họp nhỏ." Triệu Nghiêm vừa dứt lời, lập tức đám thương nhân ở lại trở nên ồn ào. Ai cũng không thể ngờ cuộc họp này lại là ý của Giám quốc đại nhân. Có người thậm chí còn kích động lệ rơi đầy mặt, người thống trị tối cao của Đại Đường lại nghĩ đến thương nhân bọn họ trước tiên. Nhưng câu nói tiếp theo của Thiệu Nghiêm lại khiến cho cả phòng họp đột nhiên im lặng như tờ.
" Lần này Trung Nguyên gặp chiến loạn, mấy vạn người trôi dạt khắp nơi. Lại thêm Hà Bắc cũng gặp nạn binh đao đại đa số dân chạy về ở vùng Hà Đông. Dân chúng thống khổ khắp nơi mà tài chính của triều đình lại hết sức túng quẫn. Hoàn toàn không đủ sức cứu tế cho bọn họ. Bởi thế giám quốc điện hạ muốn chư vị tương trợ, giúp đỡ triều đình vượt qua cửa ải khó khăn này."
Trong phòng họp lặng ngắt như tờ, ai ai cũng cảm thấy nỗi đau khi bị làm thịt, quả thực đau thấu xương. Trương Hoán đến Dương Châu, đầu tiên là bắt đầu đối phó với bọn họ. Điều này không có gì kỳ lạ cả, thảo nào mà các nghiệp quan đều không đến.
Triệu Nghiêm hình như cũng thấu hiểu suy nghĩ của mọi người, hắn cười cười nói tiếp với với đám đông: " Các vị không cần lo lắng. lần này quyên góp tùy theo tình hình tài chính của các cửa hàng. Cửa hàng nhỏ góp ít, cửa hàng lớn đóng góp trong phạm vi có thể chấp nhận được."
" Vậy các nghiệp quan đâu rồi? Sao bọn họ không có mặt!" Một thương nhân to gan rốt cục cũng nói lên tiếng lòng của đa số các thương gia. Cả hội trường đang yên tĩnh bỗng vỡ òa, tiếng la hét, tiếng chửi rủa loạn xạ cả lên.
" Chư vị yên lặng! Yên lặng nào!" Thương nhân lão thành, có uy tín, ông chủ Chu Quý hét lớn. Trong phòng họp lại một lần nữa yên lặng lại. ông ta tiến lên một bước thi lễ với Triệu Nghiêm: " Thứ sử đại nhân, ngài là người liêm khiết làm việc theo phép công, là người bạn thực sự của nhân dân, vẫn luôn được những người làm ăn như chúng ta kính trọng. Ngài tổ chức cuộc họp này nhưng một số người lại không đến. Thứ sử đại nhân yêu cầu chúng ta giao tiền quả thật khiến chúng ta khó mà chấp nhận. Ta muốn hỏi ngài một câu nếu chúng ta không nộp tiền liệu có phải là khi quân đội vào thành sẽ khó mà giữ được quân kỷ hay không?"
" Ta xin đảm bảo với các vị quân kỷ tuyệt đối sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh!"
Triệu Nghiêm trịnh trọng nói với mọi người: " Hơn nữa lời của ta đại biểu cho quốc gia, Giám quốc điện hạ đã nói cho ta biết, nhiều nhất chỉ có năm ngàn quân vào thành duy trì trị an, đại quân sẽ không tơ hào chút nào của dân chúng."
← Hồi 262 | Hồi 264 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác