← Hồi 338 | Hồi 340 (c) → |
Phải nói ký kết những thoả thuận này đối với hai nước đều có lợi, hơn nữa cực kỳ cụ thể. Trải qua chiến dịch Toái Diệp, thực lực của hai nước đều gánh chịu tổn thất nghiêm trọng. Nhất là quốc gia thua trận Đại Thực, binh lực của nó tổn thất nặng nề, ít nhất cần thời gian mười năm để khôi phục. Trong tình huống binh lực không đủ, nó càng cần tập trung binh lực hơn nữa để đối phó kẻ địch lâu năm Bái Chiêm Đình (Byzantin). Còn đối với Đại Đường, tầm quan trọng của ba mươi năm hòa bình càng không cần nói cũng biết. Không chỉ có để tiêu diệt Hồi Hột nguy hiểm, quan trọng hơn là thương tổn từ loạn An Lộc Sơn đối với Đại Đường còn chưa bình ổn thì Trung Nguyên lại đã bị đám quân phiệt hỗn chiến cướp sạch. Đại Đường trên thực tế cũng cực kỳ suy nhược, không có thời gian hai thế hệ thì dân cư và thực lực của cả nước không cách nào lại khôi phục được thời hoàng kim. Hiện tại đã có một vị vua chăm lo việc nước thì chỉ còn lại là cần thời gian để từ từ phát triển.
Nhưng song phương cũng cũng không đạt được nhận thức chung toàn bộ, chủ yếu là xác định biên giới, nhất là quyền khống chế vùng Thổ Hỏa La thì giữa hai nước tồn tại khác biệt. Trải qua vài vòng bàn bạc, song phương liền cải biến tìm từ ngữ, sửa đổi thừa nhận biên giới thành thừa nhận quyền khống chế thực tế lẫn nhau. Nhưng cứ như vậy là chôn xuống tai hoạ ngầm trong quan hệ giữa hai nước. Về điểm này thì Trương Hoán cùng Lạp Hi Đức cũng biết rõ ràng trong lòng. Nhưng đây chính là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa hai nước, không có hữu nghị vĩnh viễn mà cũng không có kẻ địch vĩnh viễn, có chỉ lợi ích dung hòa lẫn nhau.
Lạp Hi Đức trầm tư chỉ chốc lát rồi cũng nói thẳng thắn: " Ta thừa nhận giữa hai nước chúng ta vẫn đang tồn tại khác biệt rất lớn, nhưng điều này tuyệt không ảnh hưởng việc ký kết văn bản giữa hai nước chúng ta. Đại Thực cực kỳ coi trọng các văn bản đó. Ta Cáp Lý Lạp Hi Đức trịnh trọng hứa hẹn tại đây, Đại Thực sẽ nghiêm chỉnh tuân theo thoả thuận đã đạt được giữa hai nước. Còn như sự khác biệt giữa hai nước thì có thể để cho hậu thế của chúng ta từ từ giải quyết."
Trương Hoán nghe lời phiên dịch của Thôi Diệu thì liền gật đầu bảo: " Được, chúng ta bắt đầu đi!"
Ký kết thoả thuận chính thức đã bắt đầu, tùy tùng hai nước đem vài tập văn bản thoả thuận dầy cộp đến trên bàn. Những thoả thuận này dùng chữ Hán và chữ A Bá viết song song trên cùng trang văn thư. Một văn bản có hai phần, mỗi nước giữ một phần. Thoả thuận đã được hai nước xác nhận nhiều lần, bao gồm dùng từ chuẩn xác cùng điều khoản rõ ràng. Trương Hoán tiếp nhận bản thoả thuận thứ nhất, đó là thư chấp thuận ngưng chiến ba mươi năm giữa hai nước. Trương Hoán do dự một lát rồi hoàng đế Đại Đường đặt bút chính thức ký tên của mình.
Năm Đại Trị thứ tám nhất định là một năm mà trên thảo nguyên tràn ngập máu tanh cùng với những biến đổi lớn. Tháng tư, Hiệt Kiền Già Tư tự mình dẫn năm vạn đại quân viễn chinh thành Khả Đôn, giữa đông và tây Hồi Hột phát sinh cuộc huyết chiến thảm khốc. Mà người Hiệt Kiết Tư liền giống như một con sói đói đang rình, thừa dịp Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý binh lực không nhiều mà cho quân tắm máu thảo nguyên, thiêu hủy Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Hơn mười vạn người Hồi Hột bị giết bị bắt, dân chăn nuôi Hồi Hột bỏ trốn sang Đại Đường không dưới ba mươi vạn. Cùng lúc đó, Hiệt Kiền Già Tư tại phía tây thành Khả Đôn đại phá đông Hồi Hột, Khả Hãn đông Hồi Hột Dược La Cát Linh chết trận, tàn quân tìm nơi nương tựa Đại Đường. Ngay sau đó Hiệt Kiền Già Tư nhận được tin tức về Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Hắn nổi trận lôi đình lập tức chỉ huy quân quay về, tại sông Tiên Nga đã gặp quân đội của người Hiệt Kiết Tư. Trải qua vài ngày ác chiến, người Hiệt Kiết Tư rốt cục không địch lại tinh nhuệ của Hồi Hột đành rút quân trở về Kiếm Hà. Quân Hiệt Kiền Già Tư cũng thương vong nặng nề không còn sức để tiếp tục tấn công người Hiệt Kiết Tư. Hắn thu nạp dân chăn nuôi Hồi Hột, đồng thời tại thành nhỏ Cáp Lâm gây dựng lại nha trướng. Lúc này Hồi Hột khống chế dân cư đã còn không tới hai mươi vạn. Hiệt Kiền Già Tư mất hết uy tín, các bộ lạc Bạt Duệ Cố, Đồng La, Tư Kết, Khế đều có suy nghĩ, tiếng chuông diệt vong của Hồi Hột đã vang lên.
Trong lúc tại thảo nguyên vừa mới yên tĩnh không được một tháng, vào trung tuần tháng chín năm Đại Trị thứ tám, hai mươi vạn đại quân Đại Đường đồng thời từ ba đường Sóc Phương, Bắc Đình, Toái Diệp tấn công qui mô Mạc Bắc. Một chiến dịch sa mạc mưu đồ đã lâu chính thức mở màn.
Tại nhánh sông A Phụ Thủy phía nam Kiếm Hà, một đội kỵ binh quân Đường ước khoảng sáu ngàn người như đám mây đen cuồn cuộn nổi lên, nhanh như điện chớp nhằm hướng nha trướng người Hiệt Kiết Tư phi gấp đi. Đây là đội quân tiên phong cánh tây quân Đường do Thi Dương chỉ huy. Dựa theo kế hoạch của hoàng thượng, quân Đường cố gắng mời người Hiệt Kiết Tư cùng diệt Hồi Hột.
Đại đội quân mã xông lên một ngọn đồi, chỉ thấy ở đằng xa dòng Kiếm Hà như dải lụa. Một đội kỵ binh trăm người đang dọc theo Kiếm Hà chạy tới. Thi Dương ghìm chiến mã, từ xa hắn đã nhận ra người cầm đầu đúng là Khố Nhĩ Ban Đức. Hắn đã phái người thông báo trước đó cho người Hiệt Kiết Tư.
" Thi Dương, là ngươi sao?" Khố Nhĩ Ban Đức phóng ngựa xông lên đồi. Trên gương mặt chất phác ẩn dấu nụ cười kích động không ngừng. Hắn rút ra một mũi tên bắn nhanh về hướng Thi Dương đang chạy tới.
" Là ta!" Thi Dương cũng cười rút ra một mũi tên nhằm hướng đối diện hắn phóng đi. Hai ngựa lần lượt đan xen, hai mũi tên đâm chéo vào nhau trên không trung. Trên đồi vang lên một tràng tiếng cười cởi mở.
" Đại Đường thật sự muốn chính thức tiến công Hồi Hột sao?"
" Đúng vậy, ta phụng mệnh hoàng đế bệ hạ đích thân đến mời người Hiệt Kiết Tư cùng săn Hồi Hột." Thi Dương cùng Khố Nhĩ Ban Đức chạy song song với nhau, vừa đi hắn vừa hỏi: " Không biết Khả Hãn các ngươi có thái độ thế nào?"
Sắc mặt Khố Nhĩ Ban Đức hơi sa sầm, hắn nhớ lại trước khi đi Khả Hãn đã la hét " Ta vất vả cực nhọc tấn công tiêu diệt người Hồi Hột, Đại Đường bọn họ lại tới kiếm lời. Nếu như không đem Mạc Bắc cho ta thì lần này ta tuyệt không bỏ qua."
Khố Nhĩ Ban Đức thở dài một hơi mà không nói gì, Thi Dương thấy tâm tình hắn có vẻ nặng nề liền truy vấn: " Chẳng lẽ Khả Hãn của các ngươi không chịu xuất binh sao?"
" Không, ngài nhất định sẽ xuất binh, cơ hội này ngài sẽ không bỏ qua. Chẳng qua là ngài hy vọng hoàng đế Đại Đường có thể cho người Hiệt Kiết Tư chúng ta thay thế địa vị của Hồi Hột tại Mạc Bắc."
Nói xong, hắn chăm chú nhìn Thi Dương " Ngươi thử nói, người Hiệt Kiết Tư chúng ta liệu có phúc khí này sao?"
Thi Dương lắc đầu " Ta không biết. Nhưng mà trên người ta có thư do hoàng đế bệ hạ tự tay viết cho Khả Hãn các ngươi. Có lẽ trong đó có đáp án mà ngài muốn biết."
" Tốt lắm, chúng ta phi nhanh hơn." Hai người vụt mạnh chiến mã một roi, ngựa tăng tốc độ nhanh hơn nhằm hướng sâu trong Kiếm Hà phi như bay.
Hai ngày sau, mấy ngàn quân Đường đến chỗ nha trướng của người Hiệt Kiết Tư. Nơi này là điểm giao nhau giữa A Phụ Thủy và Kiếm Hà. Ruộng đất màu mỡ, đồng ruộng cả ngàn dặm đều phì nhiêu. Mấy ngàn chiếc lều trại mọc lên trên bờ tây Kiếm Hà. Lúc này người Hiệt Kiết Tư đã không hề còn là dân tộc lụn bại hoảng sợ như chó nhà có tang năm đó nữa. Vốn bản tộc của bọn họ chỉ có hơn mười vạn người, nhưng đã có được số lượng nô lệ người Hồi Hột gần như ngang bằng số dân bọn họ. Còn có lượng lớn tài sản cướp bóc được, trong lều trại của mỗi hộ gia đình đều chất đống các loại vật phẩm, quần áo thượng hạng, trên mặt tràn đầy niềm vui.
Trong chiếc trướng tròn lớn của Khả Hãn Tô Đạt La càng là xanh vàng rực rỡ. Thảm Lưu Tô đoạt được từ trong vương cung Hồi Hột phủ kín lều lớn, khắp nơi chất đống những rương vàng bạc châu báu. Đầy đất đều là các loại dụng cụ làm bằng vàng ròng. Nó chật chội gần như ngay cả chỗ để đi cũng không có. Trong khắp đại trướng lấp lánh những tia sáng kỳ dị dường như đây là hang động chứa kho báu. Tại đây còn có ba mươi mấy nữ nhân xinh đẹp điệu bộ đáng yêu trang điểm đẹp đẽ đang uể oải nằm nghiêng. Trên người bọn họ gần như chỉ khoác những tấm lụa trong suốt, bọn họ cũng đều đoạt được từ Vương Cung Hồi Hột, hiện tại toàn bộ thuộc về tài sản riêng của Tô Đạt La.
Đúng như Khố Nhĩ Ban Đức nói, Tô Đạt La đối với việc Đại Đường xuất binh thì cực kỳ bất mãn. Hắn không chỉ một lần trỏ về phía nam mà chửi ầm lên. Hắn cho rằng Hồi Hột tan hoang là công lao của người Hiệt Kiết Tư bọn hắn, mà Đại Đường lại đang giành lấy thành quả thắng lợi của bọn họ. Hắn quyết không thể dễ dàng bỏ qua việc tình huống như thế phát sinh.
Hai năm nay, những thắng lợi liên tiếp cùng lượng của cải lớn lao thu được đã làm hỏng Tô Đạt La. Dã tâm của hắn bành trướng, một lòng muốn chiếm lấy đại Hồi Hột để trở thành vua ở Mạc Bắc. Đương nhiên, hắn cho rằng chính mình hoàn toàn có điều kiện này. Người Cát La Lộc ở phương tây cùng người Khiết Đan ở phương đông vốn là đối thủ cạnh tranh của hắn, nhưng bọn chúng đã diệt vong. Cả Mạc Bắc ngoại trừ Hồi Hột ra thì những dân tộc hùng mạnh đã chỉ còn lại có người Hiệt Kiết Tư bọn họ. Nếu không phải bọn họ thì còn có ai có thể thay thế được người Hồi Hột? Tô Đạt La hoàn toàn quên rằng dân tộc của mình chỉ có hai mươi vạn người, mà khi Hồi Hột cường thịnh thì đã có hơn hai trăm vạn dân cư. Làm sao hắn có thể thay thế được Hồi Hột xưng hùng ở Mạc Bắc.
*****
Mặc dù Tô Đạt La vì Đại Đường xuất binh mà nổi trận lôi đình, nhưng trong lòng hắn cũng biết rõ, Hiệt Kiết Tư không thể coi như ngang bằng với vương triều đại Đường hùng mạnh. Đại Đường đã xuất binh thì hắn chỉ có thể nhìn nét mặt Đại Đường, lấy lòng Đại Đường để ra sức từ trong bát Đại Đường vớt được một miếng thịt to nhất.
Đúng lúc hoàng hôn, Thi Dương dẫn hai trăm kỵ binh đi theo Khố Nhĩ Ban Đức tới đại doanh người Hiệt Kiết Tư. Tô Đạt La tự mình ra đón, trong tiếng cười thẳng thắn không hề nhận ra chút xíu tâm tình bất mãn " Vài năm không gặp, Thi tướng quân dường như càng thêm khôi ngô mạnh mẽ."
Thi Dương nhảy xuống ngựa, chắp tay với hắn mà cười nói: " Khả Hãn cũng vậy, càng có một loại khí thế bá chủ thảo nguyên."
" Thi tướng quân thực sự là biết nói đùa, nhưng mà ta thích nghe." Tô Đạt La cười ha ha, lôi kéo cánh tay Thi Dương cùng bước nhanh đi vào lều lớn của mình. Vào trong lều lớn, trên mặt hắn hiện lên vẻ mặt đắc ý khó có thể che dấu. Hắn hơi liếc xéo về phía Thi Dương, có ý đọc được sự kinh ngạc hoặc vẻ hâm mộ. Nhưng mà hắn thất vọng rồi, Thi Dương có vẻ không chút động lòng đối với đống báu vật trong đại trướng, dường như căn bản là không nhìn thấy. Lúc này, mấy chục nữ nhân xinh đẹp thấy có khách quý trẻ tuổi đến đây liền vội vàng tiến lên làm lễ ra mắt. Tô Đạt La đảo mắt chỉ vào những nữ nhân vô cùng xinh đẹp này mà khẳng khái nói với Thi Dương: " Thế nào, ngài có thích không? Ta tặng ba người, Thi tướng quân tùy ý chọn lựa."
Thi Dương liếc mắt nhìn bọn họ, vẫn không hề động lòng. Hắn lấy từ trong ngực ra lá thư do Trương Hoán tự tay viết, đứng thẳng lưng mà nói: " Khả Hãn, có lẽ chúng ta nói chuyện chính sự đi!"
Tô Đạt La nhìn thấy thư ở trong tay Thi Dương thì mặt hắn từ từ trở nên nghiêm nghị, lập tức vung tay lên " Các ngươi đều đến lều trướng đằng sau đi."
Các nữ nhân vội vàng mở cửa nhỏ phía sau để chui vào bên trong trướng. Tô Đạt La mời Thi Dương ngồi xuống, lúc này mới tiếp nhận thư của hoàng đế Đại Đường viết cho hắn mà xem kỹ. Trong thư nói rất rõ ràng, yêu cầu người Hiệt Kiết Tư xuất binh cùng quân Đường diệt Hồi Hột. Nếu như người Hiệt Kiết Tư ra sức thì Đại Đường có khả năng đem vùng đất rộng lớn ở phía bắc Ô Đức Kiện Sơn (nay Hàng Ái Sơn), phía tây Tiểu Hải (nay Bối Gia Nhĩ Hồ), phía đông Kim Sơn (nay A Nhĩ Thái Sơn) làm phần thưởng cho người Hiệt Kiết Tư. Hơn nữa trong thư cũng tỏ vẻ, Đại Đường sẽ ban thưởng rộng rãi cho người Hiệt Kiết Tư vì đã dốc sức trong việc tiêu diệt Hồi Hột.
Tô Đạt La xem thư xong thì cúi đầu không nói một lời. Nếu như đúng theo phong thưởng của hoàng đế Đại Đường trong thư thì người Hiệt Kiết Tư sẽ được một nửa lãnh thổ Hồi Hột, còn xa mới phù hợp với dã tâm của hắn. Hắn cũng hiểu rõ Đại Đường sẽ không để cho bọn họ tây tiến đến Di Bá Hải, cũng sẽ không nhượng bọn họ lướt qua Ô Đức Kiện Sơn. Sự mở rộng thỏa đáng của Đại Đường là vùng đất phía đông Tiểu Hải. Sự thực, phía đông Tiểu Hải thì sông ngòi ngang dọc, thảo nguyên rộng lớn, nơi đó mới là chỗ tinh hoa của Mạc Bắc.
" Được rồi! Người Hiệt Kiết Tư chúng ta sẽ dốc hết binh ra phối hợp quân Đường tiêu diệt Hồi Hột, ngày mai ta liền phát binh." Tô Đạt La rốt cục hạ quyết tâm. Cho dù như thế nào hắn cũng muốn có được thảo nguyên rộng lớn phía đông Tiểu Hải.
Tháng mười năm Đại Trị thứ tám, Sóc Phương Tiết Độ Sứ Lý Song Ngư dẫn bảy vạn quân Sóc Phương hội sư với sáu vạn quân Bắc Đình do Bắc Đình Đô Đốc Lý Quốc Trân chỉ huy tại bờ sông Hồn Nghĩa. Cùng lúc đó, Tây Vực Đô Hộ, chinh bắc phó soái Vương Tư Vũ cũng chỉ huy bảy vạn quân Toái Diệp thẳng tiến vào vùng đất trung tâm Hồi Hột, tại thành Cáp Lâm đánh bại quân chủ lực Hồi Hột, bắt được hơn mười vạn người Hồi Hột. Hiệt Kiền Già Tư vẻn vẹn dẫn hơn một vạn người nhằm hướng tây bắc chạy trốn. Không ngờ tại phía nam Khúc Mạn Sơn đã gặp phải bốn vạn kỵ binh Hiệt Kiết Tư xuôi nam.
Tiếng trống như sấm, tiếng hô chém giết vang trời. Trên suốt mười dặm thảo nguyên nằm đầy thi thể quân Hồi Hột. Máu tươi nhuộm đỏ mặt đất, kỵ binh Hiệt Kiết Tư hung dữ mạnh mẽ giống như trận tuyết lở bao vây xung quanh quân Hồi Hột phát động tiến công hết lần này tới lần khác. Binh lực hai bên chênh quá lớn, quân Hồi Hột mỏi mệt không ngăn được kỵ binh Hiệt Kiết Tư tiến công dũng mãnh. Hiệt Kiền Già Tư hạ lệnh phá vòng vây, trong một lần liều chết đột kích, hai ngàn kỵ binh hộ vệ Hiệt Kiền Già Tư cuối cùng đã chạy ra khỏi vòng vây của người Hiệt Kiết Tư nhằm hướng tây bắc chạy trối chết.
Trời rốt cục sáng, sương mù mờ mịt bao phủ thảo nguyên khô héo. Lúc này đã là cuối mùa thu, trên lá cây bám đầy sương trắng, khí lạnh thấu xương. Trên bờ đông sông Dương Hà, một đạo quân sức cùng lực kiệt từ phương xa chạy đến. Bọn họ đúng là tàn quân Hồi Hột chạy trốn sự truy kích của người Hiệt Kiết Tư. Chỉ còn lại có một ngàn hai trăm người mà gần như một nửa đều đã bị thương. Đây là đội quân Hồi Hột cuối cùng.
Bọn lính đi tới bờ sông, nhao nhao xuống ngựa nước uống, rất nhiều người đều mỏi mệt bèn để nguyên y phục nằm lăn trên mặt đất ngủ thiếp đi. Hiệt Kiền Già Tư ngồi ở trên một tảng đá lớn, ánh mắt hắn ngây ra nhìn phương xa. Hồi Hột vốn cường thịnh mà chỉ sau vài năm nội chiến đã giải thể. Tất cả điều này đều bắt nguồn từ việc Đại Đường phong tỏa đối với bọn họ. Nhưng căn nguyên lại là do bọn hắn phản bội Vương triều Đại Đường, liền giống như một gốc cây đã rời khỏi đất từ từ đi đến diệt vong. Giờ phút này, hắn không biết chính mình nên đi đâu? Đại Thực đã từ bỏ hắn, người Hiệt Kiết Tư thù sâu như biển đối với hắn. Còn Đại Đường chính thức tuyên chiến đối với hắn. Hắn tựa như một con chó nhà có tang đã cùng đường, nhưng lại không muốn đón nhận vận mệnh tử vong.
" Ông trời, ngài hãy chỉ cho ta một con đường sáng đi!" Hiệt Kiền Già Tư đau khổ không chịu nổi gào lên về phía trời cao. Dường như trời cao đáp lại hắn nên như có tiếng sấm vang lên ù ù, Hiệt Kiền Già Tư ngây người ra. Tất cả binh lính Hồi Hột uống nước tại bờ sông đều sững sờ. Hắn ngơ ngác đứng bất động, lắng nghe tiếng sấm rền này.
Đột nhiên, một binh lính Hồi Hột run rẩy chỉ về phương bắc. Hắn sợ hãi đến ngay cả một câu cũng không nói ra được. Giờ phút này bọn lính Hồi Hột đều đã nhìn thấy, một đội quân Đường đông như kiến cỏ xuất hiện ở cách hơn ba dặm, tiếng chân như sấm, sát khí ngút trời. Bọn lính Hồi Hột hoảng sợ vạn phần kêu nhau nhảy lên ngựa, thậm chí không kịp ngoái đầu nhìn đồng bọn vẫn ngủ say trên mặt đất. Hiệt Kiền Già Tư phản ứng nhanh nhất, hắn lên ngựa liều mạng chạy trối chết về hướng tây. Nhưng quân Đường chạy nhanh như bay nên chỉ chốc lát liền đuổi kịp theo quân địch chạy trốn.
Trên thảo nguyên, năm nghìn kỵ binh thiết giáp quân Đường cuồn cuộn giống hệt làn sóng thép chảy bừa bãi. Bọn họ đuổi theo, tiến lên, nghiền nát tất cả, trào lên phía trước. Trường kích sắc bén đâm xuyên qua ngực kẻ địch, chiến đao lạnh lùng chém đứt cổ quân địch. Đao và kiếm va vào nhau phát ra tiếng kêu leng keng. Đao chém vào xương cốt của người phát ra tiếng răng rắc. Tiếng người rên rỉ, tiếng cười khanh khách đáng sợ trước khi tắt thở vang khắp trên thảo nguyên. Đội quân cuối cùng này của người Hồi Hột trong nháy mắt liền sụp đổ, bỏ chạy tán loạn không có mục tiêu khắp tứ phía.
Thi Dương quơ trường kích đâm một tên Bách phu trưởng ngã xuống ngựa, đối mặt sự khóc lóc sợ hãi vạn phần của tên Bách phu trưởng, hắn vô tình dùng trường kích đâm xuyên qua ngực. Thi Dương lập tức chặt đầu rồi giắt lên trên yên ngựa mình. Lúc này, hắn đột nhiên phát hiện hơn mười binh lính Hồi Hột đang vây quanh một Đại tướng đầu đội kim khôi chạy trốn về hướng nam. Hắn lập tức phóng ngựa đuổi theo.
Chiến mã của Thi Dương chính là loại ngựa Đại Thực thuần chủng, ngựa giống như phi long, phóng như đằng vân giá vũ. Thoáng chốc liền đuổi kịp cách quân địch hơn ba mươi bộ. Hắn treo trường kích chắc chắn rồi rút nỏ lắp tên. Mũi tên như sao băng lướt tới, hết mũi này tới mũi khác không uổng phát nào. Chỉ chốc lát liền bắn chết hơn mười người Hồi Hột, lúc này chỉ còn sót lại viên tướng lãnh đầu mang kim khôi. Thi Dương đột nhiên dừng chiến mã, hắn lắp một mũi tên xuyên giáp rồi nhắm ngay lưng địch. Hắn lạnh lùng cười một tiếng, mũi tên tựa như tia chớp bắn ra chỉ một thoáng đã nhằm vào lưng địch.
Lúc này Hiệt Kiền Già Tư đã bị thần tiễn của quân Đường truy kích làm sợ đến hồn phi phách tán. Hắn đột nhiên nghe thấy tiếng vó ngựa đối phương bến mất thì không khỏi quay đầu nhìn lại. Lại nhìn thấy một mũi tên lạnh lẽo xuất hiện ở trước mắt, mũi tên lóe sáng lạnh lùng phảng phất như tử thần nhe răng cười lần cuối cùng. Hiệt Kiền Già Tư chỉ cảm thấy mi tâm đau nhức, mũi tên xuyên giáp đã cắm vào đầu làm cho Khả Hãn cuối cùng của Hồi Hột cắm đầu đóng đinh trên thảo nguyên bao la.
Ngày mười tám tháng mười năm Đại Trị thứ tám, việc Hiệt Kiền Già Tư bỏ mạng đã đánh dấu dân tộc du mục Hồi Hột hùng cứ thảo nguyên hơn một trăm năm cuối cùng cũng bị diệt vong.
Hạ tuần tháng mười một, khi những trận tuyết nhỏ đầu tiên bay lả tả trên thảo nguyên. Trương Hoán có hai vạn Vũ Lâm Quân hộ vệ đã đến dưới chân thành Cáp Lâm ở Ô Đức Kiện Sơn. Chung quanh thành Cáp Lâm có hơn bốn vạn kỵ binh Hiệt Kiết Tư đóng quân cùng bảy vạn quân Toái Diệp. Mà quân Sóc Phương và quân Bắc Đình đều không thấy bóng dáng. Không biết bọn họ hiện ở nơi nào.
*****
Hoàng đế bệ hạ Đại Đường đến làm cho trên thảo nguyên giống như ngày hội long trọng. Hai quân giết bò mổ dê đốt lên những đống lửa ngút trời để mở bữa tiệc thịnh soạn. Trên bàn tiệc bày đầy những miếng thịt dê nướng vàng óng ánh. Binh lính được cho phép đặc biệt mặc sức chè chén, được uống những thùng lớn rượu sữa ngựa, rượu sữa dê để chúc mừng sỉ nhục mấy chục năm của Đại Đường được tẩy sạch.
Dưới bầu trời ngắm nhìn, trên hơn mười dặm thảo nguyên đầy những đống lửa lớn nhỏ. Quân Đường cùng kỵ binh Hiệt Kiết Tư tụ chung một chỗ. Tiếng huyên náo vang khắp đất trời. Bên cạnh chủ trướng, Trương Hoán ngồi ở nên đống lửa cực lớn hưng phấn nhìn hai tên võ sĩ Hiệt Kiết Tư đang biểu diễn đấu vật trên bãi đất trống. Hắn không ngừng hò hét bọn họ cố gắng lên, ánh lửa nóng bỏng nhuộm đỏ gương mặt của hắn.
Hai bên hắn là chủ soái quân Toái Diệp Vương Tư Vũ cùng Khả Hãn Hiệt Kiết Tư Tô Đạt La. Tô Đạt La nâng một chén dê rượu uống một hơi cạn sạch rồi cảm khái nói với Trương Hoán: " Bệ hạ, thần hoàn toàn thật không ngờ Thi tướng quân lại là con nuôi của bệ hạ. Quả nhiên dũng cảm kiên cường hơn người, chính tay đâm được Hiệt Kiền Già Tư, lập nhiều công lao phi phàm."
Vương Tư Vũ ngồi bên cạnh cũng cười bảo: " Thằng nhãi này vận khí rất tốt. Không chỉ có Hiệt Kiền Già Tư bị hắn giết chết, năm trước đại tù trưởng Cát La Lộc A Sắt Lan cũng chết ở dưới mũi tên của hắn."
" Thật sự chỉ là nó có vận khí tốt thôi." Trương Hoán mỉm cười, sai người gọi Thi Dương tới rồi nói với hắn: " Nếu như trẫm không phong thưởng khanh thì lại sợ lòng quân không phục. Nhưng thăng quan tiến tước cho khanh thì khanh quá trẻ, trẫm lại sợ khanh không đảm đương nổi. Khanh nói xem, trẫm nên làm gì bây giờ?"
Thi Dương quì một gối, trầm giọng nói: " Bệ hạ, không nên phong thưởng cho thần, xin bệ hạ phong thưởng cho năm nghìn huynh đệ của thần."
Trương Hoán gật đầu đồng ý với hắn " Được rồi! Trẫm đặc biệt phong thưởng quân đội của khanh năm vạn quan tiền, lụa năm nghìn súc. Tùy khanh phân thưởng cho huynh đệ."
" Thần đa tạ ân đức của bệ hạ!" Dứt lời Thi Dương đứng lên muốn cáo từ, Tô Đạt La ngồi bên cạnh đảo mắt đột nhiên cất tiếng cười to: " Bệ hạ các ngươi không thưởng ngươi, ta có phần thưởng cho ngươi. Người đâu!"
Lập tức có hai tên thị vệ đi lên, Tô Đạt La hạ lệnh cho bọn họ: " Đi cầm đến thanh bảo kiếm ta lấy từ Vương Cung Hồi Hột lại đây."
Thị vệ liền bưng trên khay một thanh bảo kiếm, Tô Đạt La chỉ vào bảo kiếm mà nói với Trương Hoán: " Bệ hạ, đây là vi thần có được từ Vương Cung Hồi Hột. Nó chém sắt như chém bùn, vô cùng sắc bén. Thần nguyện ý đem nó thưởng cho Thi tướng quân."
Nói đến đây, Tô Đạt La đột nhiên nói chứa thêm hàm ý: " Thần vẫn luôn cho là có công thì đương nhiên phong thưởng, như vậy mới là đạo làm chủ. Bệ hạ có cho là thần nói đúng không?"
Trương Hoán hiểu rõ ý tứ của hắn nên lạnh nhạt cười một tiếng rồi nói với Thi Dương: " Khả Hãn nói rất đúng, có công tự nhiên phong thưởng. Thanh kiếm này khanh hãy nhận đi!"
Thi Dương cúi người hành lễ, tiếp nhận bảo kiếm liền bước dài rời đi. Trương Hoán nhìn bóng lưng của hắn, lại cười nói với Tô Đạt La: " Trẫm đồng ý khanh, chỉ cần khanh dốc sức vì trẫm, trẫm liền tuyệt đối sẽ không bạc đãi khanh. Trẫm chính thức đồng ý khanh, địa bàn người Hiệt Kiết Tư có thể mở rộng sang hướng đông đến thành Khả Đôn."
Tô Đạt La vô cùng mừng rỡ. Cứ như vậy, hơn phân nửa lãnh thổ của Hồi Hột liền thuộc về hắn. Hắn vội vàng quỳ xuống, cao giọng nói: " Thần Tô Đạt La nguyện tận trung dốc sức vì bệ hạ. Đời đời kiếp kiếp Hiệt Kiết Tư nguyện làm nước phụ thuộc vào Đại Đường."
Trương Hoán nhìn hắn cười mà không nói. Chỉ là trong lúc không để ý, trong ánh mắt của hắn nhanh chóng hiện lên một tia lạnh như băng.
Bóng đêm sâu lắng, tuyết đã ngừng rơi. Bầu trời đêm trở nên bắt đầu sáng sủa hơn. Trương Hoán chắp tay đằng sau đứng ở trên thành Cáp Lâm ngắm nhìn đại doanh Hiệt Kiết Tư cách hơn ba dặm. Còn quân doanh Toái Diệp thì đóng tại phía nam bên kia. Những đống lửa đã dập tắt, bọn lính Hiệt Kiết Tư say ngà ngà hả hê đều đã ngủ thật say. Sáng mai bọn họ liền rời khỏi thành Cáp Lâm quay về Kiếm Hà, đi thực hiện giấc mộng xưng bá thảo nguyên của bọn họ. Có lẽ Tô Đạt La lúc này đang ở trong mộng đẹp. Lúc này, Vương Tư Vũ lặng lẽ đi tới bên người Trương Hoán, hạ giọng nói: " Bệ hạ, đã đến giờ, xin người rời đi."
" Không, " Trương Hoán quả quyết cự tuyệt " Trẫm muốn tận mắt thấy hành động bắt đầu thì mới đi."
" Vậy được rồi!" Vương Tư Vũ bất đắc dĩ vung tay lên về phía sau mà hạ lệnh: " Phát tín hiệu."
Vừa dứt lời, một mũi hỏa tiễn phóng lên cao xẹt qua bầu trời đêm bí ẩn. Ánh sáng đỏ rực làm cho cả vùng hơn mười dặm có thể thấy được tất cả rõ ràng. Cùng với hỏa tiễn chậm rãi rơi xuống, ở cách hai bên đại doanh Hiệt Kiết Tư vài dặm đột nhiên xuất hiện kỵ binh đông như kiến cỏ. Có chừng hơn mười vạn người, khí thế bọn họ như sóng biển khơi mãnh liệt. Tiếng vó ngựa gần như làm mặt đất rung chuyển. Không đợi cho người Hiệt Kiết Tư kịp phản ứng, hơn mười vạn quân Đường tựa như gió cuốn tuyết đọng xông vào trong đại doanh kéo dài vài dặm. Tiếng hò hét hoàn toàn át đi tiếng kêu thảm thiết của người Hiệt Kiết Tư trước khi chết.
" Hiện tại có thể đi được rồi." Trương Hoán từ từ xoay người rời khỏi tường thành. Trên đầu hắn, một vầng trăng tàn như máu, quỷ dị như treo trên tấm màn che màu đen giữa bầu trời.
Đầu mùa đông năm Đại Trị thứ tám, quân Sóc Phương và quân Bắc Đình ban đêm tập kích vào đại doanh Hiệt Kiết Tư. Bốn vạn người Hiệt Kiết Tư không hề phòng bị, trong một đêm tử thương hơn phân nửa. Khả Hãn Hiệt Kiết Tư Tô Đạt La bị giết trong loạn quân, còn lại hơn hai vạn người đều bị quân Đường bắt sống. Còn quân Toái Diệp thì cả đêm xuất phát nhằm hướng hang ổ người Hiệt Kiết Tư ở lưu vực Kiếm Hà mà đi.
Mười ngày sau thì quân Đường đến Kiếm Hà. Từ đêm xuất phát thì mặt mũi Thi Dương liền sa sầm, cũng không nói hơn một câu. Tô Đạt La bị giết hắn cũng không thèm để ý, nhưng Khố Nhĩ Ban Đức giống như huynh đệ đã chết ở trong loạn quân vì bảo vệ Khả Hãn. Điều này làm hắn vô cùng đau lòng. Hắn đã biết tiêu diệt người Hiệt Kiết Tư là kế hoạch từ lâu của hoàng đế cha nuôi hắn. Mặc dù trong lòng hắn bất mãn, nhưng hắn là thành viên quân Đường, quân lệnh như sơn khiến cho hắn không thể nào lựa chọn.
" Thi tướng quân!" Từ phía sau một người cỡi ngựa chạy như bay đến, lập tức kỵ binh chắp tay nói với Thi Dương: " Đại Soái có chuyện tìm ngài, mệnh ngài tới ngay."
Thi Dương không nói một lời, quay đầu ngựa lại liền phi về phía sau. Liên tục chạy hơn mười dặm hơn mới nhìn thấy trung quân của Vương Tư Vũ. Thi Dương chạy đến trước mặt Vương Tư Vũ, ôm quyền thi lễ mà nói: " Tham kiến Đại Soái."
Vương Tư Vũ thấy sắc mặt hắn cung kính đầy nhạt nhẽo thì không khỏi mỉm cười bảo: " Thi tướng quân, ta hỏi ngươi, nơi này cách hang ổ người Hiệt Kiết Tư xa lắm không?"
" Hồi bẩm Đại Soái, ước chừng còn năm mươi dặm." Thi Dương trả lời cực kỳ ngắn gọn. Vương Tư Vũ liếc mắt nhìn hắn, đột nhiên cười nói: " Thôi ngươi cứ đi cùng ta! Ta có vài lời muốn nói cùng ngươi."
Thi Dương yên lặng gật đầu đi cùng đại quân của Vương Tư Vũ. Đi ước được một dặm đường, Vương Tư Vũ đột nhiên hỏi hắn: " Chẳng lẽ ngươi thật sự thừa nhận chính mình vẫn còn trẻ con sao?"
Thi Dương cười lạnh một tiếng mà đáp: " Đại Soái hà tất khích thuộc ha. Thuộc hạ nhập ngũ nhiều năm, có cảnh máu tanh gì mà chưa từng nhìn thấy. Mặc dù thuộc hạ có bất mãn đối với việc Hoàng thượng giết hại người Hiệt Kiết Tư, nhưng thuộc hạ là quân nhân, phục tòng mệnh lệnh là thiên chức của thuộc hạ."
Vương Tư Vũ nghe ra trong khẩu khí của hắn có chỗ bất mãn nhưng cũng không để ý, vẫn chỉ ôn hòa nói: " Nếu như ngươi cho rằng diệt người Hiệt Kiết Tư chỉ là ý của hoàng thượng, vậy ngươi sai lầm rồi. Chuyện này đã đưa ra Chính Sự Đường thảo luận nhiều lần mới quyết định, ngươi hiểu chưa?"
Thi Dương vô cùng kinh ngạc trong lòng, vốn hắn tưởng rằng đây là nghĩa phụ tự mình quyết định, lại không nghĩ rằng đó là quyết sách tập thể của triều đình. Đại Đường đối với các dân tộc thiểu số ở biên cương vẫn luôn lấy khoan dung mềm mỏng là chính, làm sao lại... Hắn nghi hoặc nhìn sang Vương Tư Vũ.
Vương Tư Vũ cười nhạt bảo: " Tổ phụ ta năm đó từng nói với cha ta, Đại Đường lúc mới thành lập đối với các dân tộc biên cương đã thực hành chính sách ân uy đồng thời. Như người Đột Quyết, Bách Tể uy hiếp lợi ích dân tộc của Đại Đường thì không chút lưu tình cho đến khi bọn họ diệt vong. Trái ngược, đối với người Khương, đối với các nước nhỏ như Cao Xương, Quy Tư lại dùng khoan dung mềm mỏng để đối đãi. Nhưng vẫn có chỗ lầm lỡ, ví dụ như đối với Nam Chiếu. Vốn là bồi dưỡng nó thống nhất với Lục Chiếu để chống lại việc tộc Thổ Phiên khuếch trương về Kiếm Nam. Lại không nghĩ rằng nuôi hổ sinh hoạ khiến cho Nam Chiếu phát triển an toàn rồi công thành cướp huyện, giết nữ nhân nhà Hán chúng ta. Trong thời kỳ Thiên Bảo hai lần tiến hành chiến dịch, quân Đường tử thương hơn mười vạn người. Nhưng cuối cùng Nam Chiếu vẫn đầu hàng tộc Thổ Phiên. Mặc dù lúc này Nam Chiếu đã suy sụp, nhưng giáo huấn đó chúng ta không thể nào quên. Người Hiệt Kiết Tư cũng là như thế, bọn họ hôm nay thần phục liền giống như Hồi Hột thần phục năm đó. Nhưng mà bởi vì lực lượng nhỏ yếu mà nhất thời nhẫn nhịn, muốn thu được nhiều lợi ích hơn từ Đại Đường. Chờ bọn hắn cường thịnh lên thì chắc chắn trở thành uy hiếp cho Đại Đường ta. Bài học xương máu như thế chẳng lẽ còn không đủ nhiều sao?"
← Hồi 338 | Hồi 340 (c) → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác