← Hồi 299 | Hồi 301 → |
Đúng như Thi Dương phán đoán, Đường quân nhanh chóng tìm ra một ở một chiếc xe ngựa có một cái rương gỗ, bên trong chứa các bản vẽ chi tiết cho việc lắp ráp các loại vũ khí công thành. Đồng thời họ cũng thẩm vấn và tìm ra được ba tên binh lính Đại Thực được giao nhiệm vụ hướng dẫn và chỉ đạo người Cát La Lộc lắp ráp những thứ vũ khí này.
" Hiệu úy, những tên tù binh cùng các xe ngựa này chúng ta phải làm sao bây giờ?" Lưu đội trưởng thấp giọng hỏi ý kiến của Thi Dương.
Thi Dương đưa mắt liếc nhìn bọn tù binh một chút, trong mắt hắn toát lên một đạo sát cơ: " Trừ ba tên được giao nhiệm vụ hướng dẫn và lắp ráp vũ khí thì mang đi, số còn lại thì lập tức giết hết, không để sót một tên. Các đồ đạc vật tư trên xe ngựa cũng thiêu hủy hết"
Một lúc lâu sau, hơn ba trăm kỵ binh Đường quân mang theo mấy trăm con ngựa một lần nữa lại nhắm hướng A Mộc Đồ trấn phi đi. Ở phía sau bọn họ khói lửa bốc lên cuồn cuộn, bốc thẳng lên bầu trời.
Lúc xế chiều, ba trăm kỵ binh Đường quân đã quay trở về đến A Mộc Đồ trấn. Nhưng khi vừa mới bước vào trong trấn, Đường quân đã chạm trán ngay với hơn một trăm tên kỵ binh Hồi Hột khác. Đám kỵ binh Hồi Hột này đi vây quanh một gã nam tử mà tên này mặc hắc bào kín từ đầu đến chân, thậm chí là mặt mũi của hắn cũng được che kín. Hai bên từ từ giáp mặt bước đi, tất cả đều cảnh giác nhìn đối phương, con tay thì sẵn sàng đặt trên chuôi đao. Khi khoảng cách giữa hai bên là mấy chục bước chân Thi Dương chợt phát hiện và chăm chú nhìn vao tên mặc hắc bào kia. Hắn bỗng cảm thấy đôi mắt của tên mặc hắc bào kia u ám và đang chằm chằm nhìn về phía mình.
Rất nhanh sau đó Đường quân rời khỏi thị trấn A Mộc Đồ, để trở về Toái Diệp. Nhưng trong lòng Thi Dương vẫn mang một mối trầm tư không dứt. Hắn vẫn còn đang suy nghĩ về đội kỵ binh Hồi Hột vừa rồi, cái ánh mắt âm trầm lạnh lùng của tên nam nhân áo đen kia cứ ảm ánh hắn từ lúc đó cho tới bây giờ. Trong lòng Thi Dương lại nổi lên một trực giác mãnh liệt rằng tên hắc y kia nhất định có thân phận không hề đơn giản.
" Lưu đội trưởng" Thi Dương rốt cục cũng cho dừng ngựa hỏi Lưu đội trưởng.
" Hiệu úy, có chuyện gì vậy"
Thi Dương trầm ngâm một chút liền nói: " Ngươi hãy quay trở lại tửu quán lần trước một lần nữa, hỏi han và xác minh tin tức về đội kỵ binh Hồi Hột vừa rồi chúng ta gặp, nhất là cần làm rõ thân phận của tên hắc y nhân kia. Cho dù tốn nhiều tiền cũng không sao cả"
" Thuộc hạ tuân lệnh" Lưu đội trưởng liền quay đầu ngựa, hướng A Mộc Đồ trấn mà lao đi.
Tất cả ba trăm Đường quân còn lại đều đứng lại để chờ đợi tin tức. Thời gian qua đi chuyển lại ước chừng một canh giờ thi Lưu đội trưởng đã trở lại. Hắn mang về cho Thi Dương hai tin tức rất quan trọng. Một là đại tù trưởng của Cát La Lộc bị trúng tên trong khi tập kích Huyền Vũ thành không thể cứu chữa được nên đã qua đời. Còn một thông tin khác chình là hắc y nhân kia. Ông ta không phải ai khác mà là Hồi Hột quốc sư Mộng Nguyệt lão nhân. Ông ta đang trên đường đi tới Đại Thực.
Tin tức thứ nhất khiên cho Thi Dương vô cùng hưng phấn và kinh ngạc. Cho dù nằm mơ hắn cũng không bao giờ nghĩ rằng kẻ trúng tên ngã ngựa hôm đó lại là đại tù trưởng của người Cát La Lộc. Hắn nghĩ rằng ông trời thật sự đã chiếu cố hắn rất nhiều.
Nhưng giây phút hưng phấn ấy nhanh chóng qua đi, tâm trí của Thi Dương lúc này lại chuyển về tên quốc sư Hồi Hột kia. Tại sao một kẻ như hắn lại xuất hiện ở đây. Trong đầu Thi Dương lúc này tái hiện lại mấy đầu mối vụn vặt: Quốc sư Hồi Hột xuất hiện ở A Mộc Đồ trấn, người Cát La Lộc tấn công Toái Diệp, Hồi Hột vận chuyển vũ khí công thành, đại tù trưởng Cát La Lộc bỏ mạng, và việc quốc sư Hồi Hột phải vượt ngàn dặm tới Đại Thực. Những chuyện này tưởng chừng như không có liên quan gì tới nhau, nhưng dường như tất cả đều phát sinh, đều xảy ra ở cùng một khu vực. Chẳng lẽ lại có sự trùng hợp thế này sao?
Lúc này trực giác dường như mách bảo cho hắn biết tất cả những chuyện này không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà dường như tất cả chúng đều có liên hệ, có sự xâu chuỗi với nhau. Đằng sau hàng loạt những sự việc này đều chứa đựng những âm mưu bất lợi với Đại Đường. Hơn nữa Thi Dương vẫn còn nhớ rõ nghĩa phụ Trương Hoán đã từng kể cho hắn nghe về một huyết án xảy ra cách đây ba năm. Mà kẻ gây ra huyết án đó rất có khả năng là tên quốc sư này. Thi Dương ngưng thần suy nghĩ thật kỹ trong khoảng thời gian chừng một khắc. Sau đó hắn đưa ra quyết định cuối cùng.
" Lý đội trưởng" Thi Dương quay sang nói với một gã đội trưởng khác: " Ngươi dân theo bổn đội huynh đệ về Toái Diệp trước để báo cáo tình hình, thồng thời chuyển lời của ta bẩm báo địa tướng quân, chúng ta phát hiện có chuyện khác thường xảy ra, cần phải đi trước để điều tra"
Mấy câu phân phó ngắn gọn của Thi Dương nhưng ai nấy đều đã xác định được nhiệm vụ của mình. Sau đó hai đội Đường quân chia tay nhau ở cửa khe núi. Thớt ngựa, công tượng, cùng các tư liệu khác được chuyển về Toái Diệp. Thi Dương suất lĩnh hơn hai trăm huynh đệ hướng phía tây chạy đi gấp.
Tên nam nhân hắc y xuất hiện giữa đám kỵ binh Hồi Hột kia không ai khác chính là Tô Nhĩ Mạn, hắn vừa từ chỗ tiểu thành Hải Đồ Thập của người Cát La Lộc tới đây. Theo kế hoạch của hắn thì hắn sẽ đi Đại Thực để mượn lương thảo cho Hồi Hột, đồng thời hắn còn muốn thuyết phục Đại Thực Cáp Lý Phát tạo thêm áp lực buộc người Cát La Lộc phải ráo riết tấn công Toái Diệp.
Tô Nhĩ Mạn là một người có lai lịch và hành tung vô cùng thần bí. Bản thân hắn là giáo chủ của Ma Ni Giáo, là quốc sư Hồi Hột nhưng đồng thời ông ta lại còn được cung phụng như một nhân vật cao cấp có tầm ảnh hưởng trong vương thất Đại Thực. Mười ba năm trước đây hắn ta nhận của người Đại Thực hai mươi vạn lượng hoàng kim, dẫn theo năm trăm dũng sĩ đi đến Bái Chiêm Đình. Sau cùng hắn lấy trộm được cách làm ra " Lửa Hy Lạp" cho Đại Thực. Từ đó Cáp Lý Phát tôn vinh hắn làm người có thân phận cực kỳ tôn quý ở Ba Cách Đạt.
Ngoài chuyện đó ra, Tô Nhĩ mạn còn là kẻ cầm đầu và là lãnh tụ tinh thần của một tổ chức bí mật. Tổ chức này lấy tôn chỉ là phục hưng lại Tát San đế quốc. Và việc phục hưng Tát San đế quốc chính là lý tưởng của cả đời hắn. Bởi vì Tô Nhĩ Mạn chính con cháu đời thứ ba của Mạt Đại hoàng đế của Tát San vương triều.
Tô Nhĩ Mạn cùng đám kỵ binh Hồi Hột đã tới thị trấn A Đồ Mộc này từ tối hôm qua, sau khi nghỉ ngơi một đêm thì hôm nay bọn chúng lại lên đường, nhưng không ngờ trên đường cái lại gặp Đường quân. Bản thân Tô Nhĩ Mạn đối với chuyện này cũng không quá để trong lòng bởi vì A Mộc Đồ cũng chỉ là một tiểu thành nhỏ bé không có quân đội phòng ngự. Và việc Đường quân xuất hiện ở đây cũng là một việc hết sức bình thường mà thôi. Tâm tư của hắn lúc này đang gửi gắm tất cả ở nơi Ba Cách Đạt còn cách xa nơi này cả ngàn dặm, đó là việc hắn muốn thuyết phục Cáp Lý Phát ủng hộ đồ đệ của mình là A Đạt Lôi tiếp nhận ngôi vị Đại tù trưởng của người Cát La Lộc. Như vậy nghiễm nhiên Cát La Lộc đã nằm trong tay hắn.
Tô Nhĩ mạn khích bác A Sắt Lan tấn công Toái Diệp, thực chất mưu đồ của ông ta chính là muốn Đại Đường và Cát La Lộc dẫn phát đến một cuộc chiến tranh toàn diện, cuối cùng Hồi Hột và Đại Thực sẽ cùng tiến quân vào thu dọn Toái Diệp mà chẳng mất tí công sức nào. Và dĩ nhiên khi đó Tô Nhĩ Mạn sẽ thu được lợi ích không nhỏ. Chỉ csó điều bản thân hắn ta không dự đoán được vở kịch mà hắn sắp đặt lại có bước chuyển ngoặt lớn khi mà A Sắt Lan bị trúng tên của Đường quân phải bỏ mình. Từ đó dẫn tới một cuộc nội chiến giữa những người Cát La Lộc để tranh đoạt ngôi vị đại tù trưởng. Ba người đệ đệ của A Sắt Lan cùng với Bà Bặc Hòa Đạp trở thành hai thế lực chính trong cuộc tranh đoạt ngôi vị này. Cả hai bên đều ương ngạnh không ai chịu ai.
Cơ hội lần này Tô Nhĩ Mạn đã chờ đợi suốt mười năm mấy năm nay rồi. Trước đây hắn ưu ái, để lợi dụng đồ đệ Bố Đặc Lỗ, nhưng A Sắt Lan không hài lòng về người con này nên đã bị hắn xuống tay giết chết. Sau đó hắn lại nhận tên A Đặc Lôi làm đồ đệ, nếu như A Đặc Lôi không được thừa kế chức vị đại tù trưởng kia thì tâm huyết bao năm qua của hắn trở nên vô ích hay sao.
Tô Nhĩ Mạn và đám kỵ binh Hồi Hột xuất phát vào thời gian sau ba canh giờ tính từ lúc Đường quân rời khỏi thị trấn A Mộc Đồ. Hơn một trăm tên kỵ binh Hồi Hột hộ vệ Tô Nhĩ Mạn nhanh chóng lên đường đi về phía tây, đi xuyên qua Toái Diệp cốc. Đoạn đường này nằm trong tầm kiểm soát của Đường quân, nên bọn chúng rất thận trọng. Hơn nữa để tránh phải gặp các tạm canh gác và kiểm soát của Đường quân nên đám người Tô Nhĩ mạn đêm đi ngày nghỉ ngơi. Nếu như tình hình thuận lợi thì đến sáng sớm ngày mai bọn chúng có thể vượt qua được Toái Diệp cốc và tiến nhập vào khu vực khống chế của Đại Thực.
Vào lúc canh ba nửa đêm, nhóm người Tô Nhĩ Mạn rốt cuộc đã tiến vào được Toái Diệp cốc. Nơi này nằm ở giữa của thung lũng Toái Diệp, và nó cách Toái Diệp thành khoảng chừng bốn trăm dặm. Do không còn được ảnh hưởng từ Đại Thanh Trì nữa nên cảnh vật nơi đây rất hoang lạnh, cô liêu, trở trụi. Trên mặt sông Toái Diệp chảy qua khu vực này nước đã kết thành một lớp băng dày đến hơn trượng. Ở sâu dưới tâng băng nước sông vẫn lừ đừ chảy về phía nam. Ở hai bên bờ sông là những tảng cây hồ dương thụ đứng trơ trụi, xác xơ. Trong bóng đêm, người ta nhìn thấy loáng thoáng ẩn hiện ngọn núi đứng sừng sững đầy vẻ thách thức hiểm trở. Nhưng bên cạnh đó vẫn có thể nhận ra được con đường đi về phía tây kia. Ẩn mình trong bóng tối, con đường ấy từ dưới chân núi mà cứ nghiêng ngả, vắt vẻo hướng về phía tây. Ở hai bên đường là những tảng cây bụi cứ xiên ngang xiên dọc như chắn lối, hù dọa những kẻ yếu tim.
*****
Tô Nhĩ mạn cùng đám kỵ binh Hồi Hột lầm lũi dắt ngựa bước đi trên con đường gập ghềnh sỏi đá ấy, trong bóng tối người ta chỉ nghe thấy tiếng vó ngựa lọc cọc mệt mỏi bước đi. Đoạn đường không hề dễ đi thậm chí có thể nói là rất khó đi, nhưng nó lại con đường để xuyên qua Toái Diệp cốc nhanh nhất. Con đường tắt này có chiều rộng chưa đến hai mươi dặm nên bọn họ ai nấy đều cố gắng mà đi cho nhanh.
" Quốc sư! Người có muốn nghỉ ngơi một chút hay không" Một tên Bách phu trưởng Hồi Hột hỏi han Tô Nhĩ Mạn hết sức ân cần.
Tô Nhĩ Mạn nghe nói vậy nhưng hắn biết rằng bọn chúng đang ở vào đoạn sơn đạo gian hiểm nhất. Nơi này đây ở vào vị trí của sườn núi vừa hẹp mà lại vừa dốc, mặt đất lại gập ghềnh khó đi. Phải năm sáu dặm nữa thì bọn chúng mới sang được sườn núi bên kia. Tô Nhĩ mạn ngẩng đầu nhìn lên đỉnh núi, chỉ cần qua được sườn bên kia là bọn chúng coi như đã ra khỏi Toái Diệp cốc rồi. Nhưng hắn cũng nhìn thấy rõ bầu trời ở trên đỉnh núi kia đã lộ ra màu xanh trắng. Bình mình sắp lên rồi bọn chúng không thể nghỉ ngơi được nữa.
Tô Nhĩ Mạn thở dốc một chút rồi nói: " Hãy nói mọi người cố gắng thêm chút nữa đã, chúng ta nhất đinh phải ra khỏi cốc trước khi hừng sáng"
" Quốc sư nói chúng ta sẽ nghỉ ngơi khi ra khỏi cốc. Mọi người hãy cố gắng thêm chút nữa" Tên Bách phu trưởng liền dắt ngựa tiến nhanh vượt lên phía trước để xem xét tình hình, lộ tuyến đường đi.
Khi tiến đến gần cốc khẩu thì địa thế lại càng thêm hiểm yếu. Nơi này vốn là một đoạn vách đá dựng đứng, không hề có lối đi. Nhưng trải qua ngàn vạn năm bị gió mưa băng tuyết bào mòn, cuối cùng vách đá ấy cũng bị khuất phục, đổ sập xuống, tạo tành một sơn khẩu có vị trí vô cùng hiểm trở này.
Gió đêm từ trong sơn khẩu thổi ra, tiếng gió rít ù ù khiến cho lòng người cũng cảm thấy sợ hãi. Ngẩng đầu nhìn lên nơi này mới thêm phàn kinh hãi: vách đá đen nhánh, so với màu đen của trời đêm có khi còn đen hơn. Con đường đá lởm chởm quanh co như con đường chốn âm cảnh, lại thêm ở sườn núi bên trái, bỗng nhiên sâu hoắm vào đến hơn trăm trượng. Đến lúc này Tô Nhĩ Mạn bỗng nhiên có một cảm giác bất an. Đây là một loại phản xạ mà hắn đã hình thành được sau mấ chục năm qua, đó là khi chuẩn bị gặp tình huống nguy hiểm thì loại cảm giác này sẽ xuất hiện.
Khi còn cách cốc khẩu chừng độ tăm bước Tô Nhĩ Mạn cố ý chậm lại cước bộ, hắn từ hòa mình vào đội ngũ ở phía sau. Lúc này ở trên sườn núi tên Bách phu trưởng vẫy tay ra hiệu an toàn với đám Hồi Hột quân bên dưới, tất cả có thể đi qua. Thành công như đã nằm trong tầm mắt rồi, nhóm binh sĩ Hồi Hột vì thế mà hào hứng trở lại, dắt ngựa đi thật nhanh tiến lên đỉnh núi.
Nhưng vào đúng lúc này, từ trên đỉnh núi bỗng nhiên đồng loạt vang lên những tiếng mõ dài. Theo tiếng mõ ấy là tiếng tên bắn ra vun vút như mưa ập xuống đầu đám kỵ binh Hồi Hột. Binh lính Hồi Hột không đề phòng nên cũng không kịp phản ứng gì, liên tiếp chúng tên mà ngã gục xuống. Chiến mã trúng tên cũng hí vang trời rơi xuống vực sâu trăm trượng kia.
Tô Nhĩ Mạn mặc dù tuổi đã gần thất tuần nhưng phản ứng của ông ta vẫn mau lẹ vô cùng giống như sự nhanh nhẹn của những tên thanh niên trẻ tuổi vậy. Ngay khi tiếng mõ vang lên, bản năng của hắn đã mách bảo hắn có chuyện chẳng lành vì thế ngay lập tức hắn đổ người lăn một vòng sang bên phải. Cũng chính lúc này hai mũi tên nhanh như thiểm điện lao thẳng về phía hắn. Mũi tên thứ nhất xướt qua khuôn mặt hắn, còn mũi tên thứ hai thì chỉ hơi lệch sang bên phải một chút thôi.
Tô Nhĩ Mạn chỉ cảm thấy trên bả vai trái của mình một cảm giác đau nhức vô cùng. Một mũi tên của Đường quân đã cắm sâu vào hõm vai trái của hắn, có lẽ là cắm sâu vào tận xương rồi. Vì thế cho nên khí lực và tinh thần của hắn tiêu tán đi đâu mất. Ngay khi mũi tên thứ nhất xẹt qua mặt, hắn đã bủn rủn hết chân tay, không còn hơi sức mà né tránh nữa. Lúc này đây quốc sư Tô Nhĩ Mạn bị làm cho sợ hãi đến hồn phi phách tán, chân tay rụng rời. Lần thứ hai trong cuộc đời của mình hắn cảm nhận được tử thần đang rình rập. Lần thứ nhất chính là lần phải trầm mình trong biển băng lạnh ở Quân Sĩ Thản Đinh Bảo cách đây mười ba năm về trước.
" Quốc sư" Một tên binh lính Hồi Hột trông thấy vậy vội vàng chạy tới đỡ hắn dậy, ẩn nấp vào sau một tảng đá. Phụt! Tên lính ấy rút mũi tên ra khỏi người của Tô Nhĩ Mạn, đầu mũi tên giàn rụa máu của vị quốc sư này.
Tô Nhĩ Mạn bỗng nhiên cắn răng chịu đau, cuộn mình lại rồi nhanh như cắt lăn mình về phía dưới chân núi. Lúc này quân Đường mai phục ở dưới chân núi cũng hô nhau ùa ra truy sát. Bọn họ cùng đám kỵ binh Hồi Hột kia xảy ra một trường ác chiến. Cuộc hỗn chiến đã làm con đường vốn đã chật hẹp lại thêm ách tắc, Thi Dương nhảy lên một khối đá cao, dù sương sớm vẫn còn nặng nên tầm nhìn hạn chế những hắn vẫn giương nỏ nhắm thẳng vào Tô Nhĩ Mạn, chuẩn bị xạ tiễn. Nhưng đúng lúc này thì mười mấy tên binh sĩ Hồi Hột bỗng nhiên tiến lên tạo thành một hàng chắn.
Thi Dương bỏ mất cơ hội tiêu diệt Tô Nhĩ Mạn trong gang tấc nên không khỏi tiếc nuối, hắn đành vứt nỏ lại, dùng đao chém giết đám binh sĩ Hồi Hột. Tô Nhĩ Mạn chạy càng lúc càng xa, tên nỏ không cách nào bắn tới được nữa. Như vậ nhờ sự cảm tử của tùy tùng mà Tô Nhĩ Mạn đã thoát hết trong gang tấc. Trái với hắn, cuộc chiến giữa Đường quân với kỵ binh Hồi Hột cũng đã dần ngã ngũ. Hơn một trăm tên lính Hồi Hột thì ngoại trừ ba mươi tên hộ tống Tô Nhĩ Mạn chạy trốn, số còn lại đều bị Đường quân bắn chết hoặc giết chết. Chỉ có điều Đường quân cũng bị thảm tử mất tám người.
Sau cuộc ác chiến, Đường quân đem xác của các huynh đệ hỏa thiêu, rồi cất tro cốt của họ vào trong các bình. Lúc này trời đã sắp sáng, chân trời phía đông đã xuất hiện một tia sáng màu đỏ tím rất mỹ lệ. Những binh lính Đường quân nhìn vị hiệu úy trẻ tuổi, bọn họ sẽ làm gì tiếp theo đây?
Thi Dương cắn chặt môi, quả quyết rồi nói lớn: " Người thợ săn, nếu săn đuổi đến bây giờ thì cũng không bao giờ bỏ cuộc nửa chừng. Hiện tại tên quốc sư Hồi Hột kia chính là con mồi của chúng ta. Đã tới nước này rồi tại sao chúng ta lại không tiếp tục truy đuổi nữa chứ"
Được Thi Dương cổ động khích lệ, tinh thần của Đường quân ai nấy đều phấn chấn. Bọn họ cùng nhau thu thập lại vũ khí, cung tiễn. Bám sát theo lộ tuyến mà Tô Nhĩ Mạn tháo chạy để tiếp tục truy kích.
Từ Toái Diệp đến Đại Thực phải vượt qua cả ngàn dặm của A Sử Bất Lai thành. Nếu như đi dọc theo con sông Châu Hà thì sẽ băt gặp một màu xanh biếc bao la bát ngát của thảo nguyên và các sơn lĩnh bao trùm. Nhưng ngược lại nếu đi từ Toái Diệp cốc mà lại đi theo hướng tây bắc sẽ gặp phải những núi non trùng điệp. Những dãy sơn lĩnh đang chạy dài như vậy bỗng nhiên lại gặp phải sa mạc Gôbi trải dài theo hướng bắc – nam chặn lại. Ở đây, hai mùa xuân, hạ cát đá bay mù mịt. Còn đến mùa đông, đất cát bị đóng lại, như một vùng đất chết vậy.
Sau khi chạy thoát khỏi trận phục kích của Đường quân ở Toái Diệp cốc, Tô Nhĩ Mạn đã hôn mê đến ba ngày rồi. Vết thương trên vai của ông ta đã bị nhiễm trùng, trông khi đó mười mấy tên binh lính Hồi Hột cố gắng hết sức khiêng cáng hắn ta chạy về hướng tây. Nhưng bọn chúng bị lạc đường, càng ngày càng cách xa con đường thương đạo.
Cho đến sáng sớm của ngày thứ tư, Tô Nhĩ Mạn đột nhiên tỉnh lại, và như một điều thần kỳ ông ta có thể tỉnh dậy, ra khỏi giường như bình thường và lại có thể cưỡi ngựa đi lại. Hơn nữa bính lính Hồi Hột ai nấy đều thấy vết thương trên vai hắn không còn bị nhiễm trùng nữa. Điều này khiến cho đám quân binh kia đều trố mắt thán phục, càng thêm thán phục, sùng bái vị quốc sư này. Bọn họ đều cho rằng chính Ma Ni thần chủ đã ban cho ông ta sức mạnh và phép thuật thần bí đó.
Trong suốt thời gian ba ngày sau đó, Tô Nhĩ Mạn từ đầu đến cuối sắc mặt lúc nào cũng âm trầm không nói một lời nào cả. Hắn cắn răng, im lặng chịu từng cơn đau đơn của vết thương hành hạ. Cái cảm giác đau đớn ấy ngày càng trở nên âm ỉ, nhức nhối, có cảm giác như nó xuất phát từ chính cốt tủy vậy. Mặc dù ở bên ngoài da, vết thương đã bắt đầu kết vảy nhưng cánh tay trái đó không còn một chút khí lực nào nữa, dường như là do kinh mạch đã bị hỏng rồi. Hơn ai hết Tô Nhĩ mạn hiểu được mũi tên kia đã phế bỏ đi cánh tay trái của ông ta.
Vào trước lúc trời bắt đầu tảng sáng, khí lạnh thấu người, ánh trăng sáng cô liêu vẫn còn soi rọi. Đoàn người Tô Nhĩ Mạn đã vượt qua một sườn núi hoang vu. Nơi này có một cột mốc màu đen, đó chính là cột mốc biên giới. Rột cuộc bọn họ đã tiến được vào đến địa phận khống chế của Đại Thực rồi.
" Con sông kìa" Một tên binh lính chỉ vào con sông nhỏ ở phía trước đang uốn mình như một dải ngọc. Thanh âm đầy kích động ấy khiến cho tất các binh lính Hồi Hột còn lại đều hướng mắt nhìn về phía đó, bọn họ hoan hô nhiệt liệt. Bởi vì đã từ ba ngày nay bọn họ chưa có gặp được con sông nào cả, mà nước trong các túi da cũng đã cạn hết rồi. Đến lúc tuyệt vọng như thế này bỗng gặp được một con sông, trách sao bọn họ không mừng đến phát điên chứ.
*****
Trên khuôn mặt của Tô Nhĩ mạn nở ra một nụ cười khô lạnh, chỉ cần tìm thấy con sông, thì cứ men theo đó bọn họ sẽ tìm ra được quan đạo. Nếu như bọn họ không bị lạc đường thì có lẽ giờ này bọn họ đã tới được A Sử Bất Lai thành rồi. Nhưng trong suốt mấy ngày hôm nay đám người Tô Nhĩ Mạn bị lạc đường cứ quanh quẩn sau mấy dãy núi trùng điệp này. Thậm chí ngay cả người để hỏi đường cũng không gặp mà phương nào, hướng nào cũng không thể xác định, chỉ đoán biết được rằng bọn họ đã chạy xa Toái Diệp cốc được ít nhất cùng là tám trăm dặm rồi.
Dù đã chạy thoát khỏi cuộc tập kích của Đường quân được mấy ngày rồi, nhưng Tô Nhĩ Mạn vẫn không thể giải thích được sự xuất hiện của Đường quân ở đó. Ông ta cũng không nhận ra được đội Đường quân tập kích ông ta có phải là cánh Đường quân mà ông ta đã gặp ở A Mộc Đồ trấn hay không. Nhưng ông ta vẫn cho rằng đội Đường quân tập kích đêm đó chính là đội Đường quân làm nhiệm vụ gác trạm. Sở dĩ ông ta thiên về hướng này là vì ông ta không thấy có Đường quân truy kích. Còn bản thân ông ta thì lại cho binh lính di chuyển tránh xa thương đạo, kết cục là bị lạc đường cho đến tận ngày hôm nay.
Lúc này, mấy tên binh lính Hồi Hột đã đục vỡ tầng băng dầy, sau đó dùng sợi dây buộc vào túi da để múc nước. Một tên binh lính cầm một túi nước tràn đầy chạy lại đưa cho Tô Nhĩ Mạn, tên lính kính cẩn hai tay dâng túi nước: " Quốc sư, xin mời ngài uống nước"
Tô Nhĩ Mạn nhìn thấy túi nước đầy, nhưng ông ta lắc đầu không nhận, mà ngẩng đầu nhìn ánh sao ảm đạm, thê lương trên thiên không. Ngày cũng sắp sáng rồi. ông ta liền quay đầu nói với mọi binh sĩ: " Hãy dừng lại nghỉ ngơi một chút, ăn gì đó lót dạ rồi hãy lên đường"
Bọn binh lính nghe xong như được cởi tấm lòng, tất cả rối rít nhảy xuống ngựa hướng về phía bờ sông mà chạy đi. Tô Nhĩ Mạn cũng xuống ngựa, ông ta dựa mình dưới một gốc cây Hồ Dương Thụ trơ trụi lá. Ông ta lấy ra một cái bánh, từ từ gặm một miếng. Khi hàm răng vừa cắn vào miếng bánh thì một cơn đau dữ dội lại xuất hiện ở cánh tay trái kia. Cơn đau khiến cho ông ta cơ hồ như bất tỉnh. Tô Nhĩ mạn cố gắng kiềm chế, bất đắc dĩ thở dài, bỏ lại chiếc bánh vào trong túi.
" Các ngươi mau nhìn kìa. Bên kia có người" Một tên binh lính Hồi Hột vừa nói vừa chỉ tay về phía đông kinh ngạc mà kêu to. Tất cả những tên lính khác nghe vậy đang lấy nước bên bờ sông đều đứng bật dậy, nhìn về phía đông. Tô Nhĩ Mạn cũng cố gắng hết sức đứng lên, vén tấm màn che mặt nhìn về phía đông, chỉ thấy ở một ngọn núi xa xa kia, cách chỗ ông ta đứng chừng bảy tám dặm xuất hiện một những bóng đen đnag di chuyển. Lúc này đây mặt trời buổi sớm đã bắt đầu ló dạng nên cảnh vật cũng có thể nhìn thấy rõ. Tô Nhĩ Mạn và đám Hồi Hột quân đều có thể nhìn thấy rõ những kẻ đang tiến lại đều cưỡi ngựa và số bóng đen xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Tô Nhĩ Mạn bỗng nhiên thét lên một tiếng thất thanh " Là Đường quân! Chết tiệt, chúng đúng là âm hôn bất tán"
Tô Nhĩ mạn lập tức xoay người quát to " Đi mau"
Không cần ông ta phải la lên lần nữa, binh lính Hồi Hột đều rối rít nhảy lên ngựa. Tô Nhĩ Mạn cũng cắn răng chịu đau mà nhảy lên ngựa, nhắm hướng tây mà chạy như điên. Lúc này ông ta tâm lực sức lực đều đã tiều tụy, hoàn toàn mất đi sự thong dong, sáng suốt thường ngày. Trong lúc nhất thời phải đối mặt với nguy hiểm gang tấc, ông ta cũng quên tiệt đi mất lẽ ra phải đi dọc theo hướng bắc của con sông để có thể ra được đường lớn. Đằng này lại cắm đầu cắm cổ chạy về phía tây.
Quả thật đội quân xuất hiện trên núi Ma Quần để truy tung Tô Nhĩ Mạn trong suốt năm ngày qua chính là Đường quân. Bất quá bọn họ lúc này còn lại độ hơn trăm người. lý do là đến ngày truy tung thứ hai thì Đường quân gặp phải con đường rẽ hai hướng vì vậy bọn họ chia quân làm hai mũi truy kích. Một trong số đó do Thi Dương phụ trách. Thi Dương biết rằng nếu đi con đường này đến A Sử bất Lai thành thì sẽ xa hơn đến mấy trăm dặm, hơn nữa lại rất khó đi nhưng Thi Dương dựa vào một số manh mối, vết tích đã suy đoán Hồi Hột quốc sư đi theo con đường này. Và cứ thế bọn họ miệt mài đuổi theo đã năm ngày, và bọn họ đã phát hiện ra một chút vật phẩm mà kỵ binh Hồi Hột vứt bỏ lại, điều này càng củng cố thêm phán đoán của Thi Dương.
Xa xa, Thi Dương đã nhìn thấy trên ghềnh bãi của sa mạc, binh lính Hồi Hột đang bỏ chạy như điên, bán sống bán chết. Như một thợ săn lão luyện khi đã phát hiện ra cơn mồi, Thi Dương cười lạnh lùng nhìn bọn chúng, trong suốt bảy ngày qua hắn còn không từ bỏ việc săn đuổi này, vậy thì hiện tại đây con mồi đã ở ngay trước mắt làm sao mà chạy thoát khỏi tay hắn được.
" Mau đuổi theo" Thi Dương giật mạnh cương ngựa, chiến mã lao nhanh xuống núi. Theo bước của hắn hơn hai trăm con chiến mã khác cũng lao đi. Âm thanh rầm rầm của tiếng vó ngựa phá vỡ đi sự yên bình của buổi sớm.
Đường quân và đám Hồi Hột quân rượt đuổi nahu đã hai canh giờ, và khoảng cách giữa hai bên ngày càng gần hơn nữa. Đám kỵ binh Hồi Hột lúc này như những con nai bị truy sát làm cho kinh hoàng sợ hãi, chạy tứ tung, bán sống bán chết. Còn Tô Nhĩ Mạn ông ta lúc này cũng không còn một tí mảy may nào phong độ của một vị quốc sư, hai mươi năm qua lúc nào ông ta cũng khoác trên người bộ trường bào màu đen đầy huyền bí, nhưng giờ đây nó lại trở thành vật cản cho sức ngựa lao đi. Ông ta hoảng sợ, hồn via thất tán không ngừng ngoái nhìn về phía sau quan sát. Đường quân cách ông ta không tới hai dặm nữa, tiếng võ ngựa rầm rập của đội quân truy sát kia nghe cứ như là tiếng tử thần đòi mạng vang dậy đất. Tinh thần và sức khỏe của Tô Nhĩ Mạn dường như không chịu nổi được nữa rồi.
Đám binh lính Hồi Hột vòng cua ở một chỗ ngoặt, thì con đường đó là phân tách làm hai. Một con đường thì thẳng, mặt đường bẳng phẳng. một con đường khác thì chỉ là tiểu đạo chạy thông về hướng nam của dãy núi lớn kia. Lúc này tất cả binh lính hồi Hột đều dừng lại để chờ đợi sự quyết định của quốc sư.
Tô Nhĩ Mạn không chút do dự, tay cầm roi ngựa chỉ ngón tay phát lệnh: " Tất cả chia làm hai đường, một đường ba mươi người chạy thẳng theo đường lớn"
Còn bản thân hắn thì thúc ngựa chạy theo hướng của con đường nhỏ kia mà tháo chạy. Đám binh lính Hồi Hột bất đắc dĩ chỉ đành để lại hai tên làm hộ về cho quốc sư. Số còn lại chạy thẳng theo hướng của con đường lớn.
Chỉ một lát sau, đội Đường quân truy kích cũng đuổi tới chỗ này. Cũng giống như lần trước bọn họ cũng buộc phải nhanh chóng đưa ra lựa chọn. mặc dù từ con đường lớn kia vẫn đnag vang vọng tiếng vó ngựa tháo chạy của quân Hồi hột vọng lại, nhưng thi Dương vẫn hoài nghi về con đường nhỏ kia, hắn nhìn lại con đường nhỏ và một loại trực giác mãnh liệt mách bảo cho hắn biết tên quốc sư Hồi Hột kia đang đánh cuộc mạng sống của mình vào con đường nhỏ này. Nếu đi đường nhỏ thì mặc dù có nguy hiểm hơn nhưng lại dễ thoát khỏi sự truy kích của Đường quân hơn. Và lần này hắn quyết định sẽ đánh cược với tên quốc sư này.
Thi Dương lập tức vung tay phân phó: " Lưu đội trưởng, người dẫn theo bảy mươi huynh đệ truy kích theo đường lớn, số còn lại theo ta truy kích đường nhỏ. Sau khi kết thúc thì cùng nhau hội họp bên bờ sông"
" Tuân lệnh" Lưu đội trưởng thét lơn một tiếng: " bảy mươi huynh đệ hãy theo ta"
Đường quân nhanh chóng phân tách làm hai cánh truy đuổi: đại đội nhân mã truy kích theo đường thẳng xuất phát thì Thi Dương cũng cùng với ba mươi huynh đệ tiến vào con đường nhỏ.
Con đường mòn nhỏ này thật ra là do đất đá ở trên những quả núi lớn bị thiên nhiên bào mòn, rửa trôi bào mòn xuống mặt đất, trải qua nhiều năm tích tụ mà hình thành nên một con đường như thế này. Trên đường cũng có xuất hiện lố nhố những bụi cỏ gai, ngay cả đất đá cũng bị làm cho đông lạnh nên trắng phếch. Càng tiến về phía trước con đường ngày càng dốc hơn, chiến mã cũng đã chùn bước, cố gắng lắm cũng được hơn trăm bước là dừng lại. Đường quân phát hiện bên vệ đường có ba con ngựa đã được buộc lại, Thi Dương biết rằng phán đoán của mình đã đúng, hắn tung mình nhảy xuống ngựa, tinh thần vô cùng hưng phấn nói với Đường quân: " Hãy để mấy huynh đệ ở lại đây canh chừng, số con lại mang theo cung tiễn, chiến đao tiếp tục đuổi theo"
Đường quân nghe xong rối rít xuống ngựa, họ để lại năm người để trông chừng. Số còn lại thì mang theo đao, cung theo Thi Dương chạy lên đỉnh núi.
Ngọn núi này là một nhánh của dãy núi Thiên Tuyền sơn, dãy núi này chạy dài trăm dặm, nó như một bình phong vắt ngang qua sa mạc Gôbi mịt mờ và khi đi về phía bắc, gần đó khoảng năm mươi dặm có một đạo sơn khẩu. Chính con sông vừa rồi đã cắt ngang dãy núi Thiên Tuyền này. Ở cái ngọn núi này, chỉ có toàn là những vách đá dựng đưng, không còn bất cứ lối đi nào khác nữa. Bên này thì khô cằn, xơ xác, nhưng ở mặt bên kia của rặng núi này, chính là phía Tây lại là một vùng thảo nguyên rộng lớn màu mỡ. con sông nước chảy cuồn cuộn không chỉ mang nguồn nước dồi dào mà còn tô điểm thêm cho cảnh quan nơi đây. Phảng phất trông nó như một khối ngọc tinh khiết vậy.
← Hồi 299 | Hồi 301 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác