← Hồi 295 | Hồi 297 → |
Tại Lân Đức điện, Trương Hoán chắp tay sau lưng đang từ từ dạo bước trong ngự thư phòng. Đặt trên bàn làm việc của hắn là tin tức tình báo mới nhất chuyển về từ Toái Diệp: Đường quân trong khi kiểm tra một thương đội của Đại Thực đã phát hiện bọn chúng ngầm vận chuyển năm ngàn chiến đao. Qua thẩm vấn đã xác định được, số chiến đao này được Đại Thực chuyển giao cho người Cát La Lộc. Có lẽ nhóm vũ khí vừa bị phát hiện này sẽ không phải là nhóm vũ khí đầu tiên cũng không phải là cuối cùng rồi. Như vậy Đại Thực đa bắt đầu võ trang cho Cát La Lộc.
Khí hậu này càng trở nên lạnh giá khắc nghiệt nên việc người Cát La Lộc xuôi nam thì cũng là dễ hiểu. Bọn họ luôn khao khát được trở lại với sự ấm áp của miền đất bên lưu vực sông Toái Diệp. Khao khát đó cũng không phải hoang tưởng bởi vì sau chiến dịch Đát La Tư, người Cát La Lộc đã từng một lần chiếm giữ được Toái Diệp.
Nhưng vấn đề mà Trương Hoán lo lắng, cảnh giác chính là vấn đề với Đại Thực. Ba năm qua Đại Đường và Đại Thực vẫn duy trì quan hệ bình ổn, trong khi Đại Đường không còn tiếp tục việc Tây tiến thì Đại Thực cũng không còn can thiệp vào sự phát triển của Toái Diệp và quá trình xây dựng Kim Long đại đạo nữa. Đây là một sự thỏa hiệp ngầm giữa hai nước.
Có lẽ việc khí hậu trở nên lạnh giá một cách khắc nghiệt như vậy khiến cho người Cát La Lộc có ý định xuôi nam, và cầu viện Đại Thực cũng là dễ hiểu. Nhưng xem ra trong sự trợ giúp của Đại Thực thật sự có vấn đề, nó thể hiện sự toan tính và mưu đồ thâm hiểm của bọn Đại Thực.
Trương Hoán từ từ đi tới vách tường phía trước, hắn ngắm nhìn quan sát một tấm bản đồ lớn treo trên đó. Tấm bản đồ này là tấm bản đồ của cả một khu vực lớn từ Tây Vực cho tới Đại Thực, rồi từ An Tây kéo dài đến tận phía tây Địa Trung Hải. Quan sát trên bản đồ có thể thấy phần lãnh thổ được tô màu đen chính là thể hiện lãnh thổ của Đại Thực quốc, có thể thấy nó chiếm diện tích rất lớn trên bản đồ. Phía trên Đại Thực là khu vực được tô màu đỏ đây là lãnh thổ của Đại Chiêm quốc. Còn nữa ở phía tây là Tần quốc và Pháp Lan Khắc quốc. trên bản đồ cũng còn sót lại phần diện tích của những người Đại Thực áo trắng. Ba năm trước đây Đại Thực Cáp Lý mới lên ngôi được một năm đã chết bất đắc kỳ tử, đệ tử của hắn là Lạp Hi Đức đăng vị lên ngôi, trở thành Cáp Lý mới của Địa Thực. Đến nay chỉ có hai năm trôi qua mà hắn đã không kiềm chế được dã tâm rồi sao?"
Ánh mắt của Trương Hoán lại rời về vị trí của Toái Diệp. Phải nói Toái Diệp cũng chỉ là mắt xích thứ nhất, một nước cờ của chiến lược Tây Vực mà thôi. Đến hôm nay Kim Long đạo đạo đã hoàn thiện và sử dụng thuận tiện. Bước đi thứ nhất của hắn đã sắp đên lúc hoàn thành, nhưng hắn vẫn còn cần có một quyết định quan trọng nữa.
Quả đúng là như vậy, Toái Diệp có một vị trí hết sức trọng yếu và chiến lược. Nó nằm ở vị trí đắc địa của Đại Thanh Trì, với thổ nhưỡng phì nhiêu màu mỡ, nguồn nước dồi dào, hơn nữa nó còn sở hữu những trong mấy trăm dặm của Toái Diệp cốc đều có những ốc đảo xanh tốt. Không chỉ có thế, Toái Diệp còn là vị trí án ngữ Thổ Hỏa La và giống như yếu huyệt trên khớp xương, mắt của các nước thuộc khu vực Chiêu Võ. Có thể nói nó chính là cây chủy thủ chực chờ ở sau gáy của Thổ Hỏa La và các nước Chiêu Võ, nó còn là cục xương hóc của Đại Thực nữa. Đại Thực luôn coi Toái Diệp là cái đinh trong mắt, nhất định phải nhổ đi. Còn Trương Hoán thì ngược lại muốn biến Toái Diệp thành lợi đao sắc bén. Hiện tại thế cục đối đầu của hai bên rốt cuộc đã bắt đầu hiển lộ và bọn người Cát La Lộc chính là nước cờ đầu tiên của Đại Thực, còn quân cờ của hắn đâu? Có lẽ hắn cũng nên xuất thủ hay chưa.
" Hoàng thượng, Hoàng hậu nương nương đã tới" An Tĩnh Trung thấp giọng bẩm báo, cắt ngang dòng suy nghĩ của Trương Hoán. Hắn lập tức cười nói " Mời hoàng hậu vào đi"
Hoàng hậu ở đây dĩ nhiên là Bùi Oánh, ba năm trước đây sau khi một nhi tử của Trương Hoán chết yểu, lại thấy con cái thừa kế ít ỏi, vì thế trước yêu cầu cực lực của quần thần, Trương Hoán đã nạp thêm mấy phi tử, trong đó có cả Bình quý phi Lâm Bình Bình.
Hiện tại Trương Hoán có cả thảy là năm đứa con, Thục phi Dương Xuân Thủy sinh cho hắn một nhi tử, hoàng hậu Bùi Oánh cũng vừa hạ sinh một nhi tử, Thôi Tuyết Trúc cũng hạ sinh nhi tử, Ngoài ra Thôi Trữ năm ngoái cũng đã hạ sinh một nữ nhi hết sức đáng yêu, khỏe mạnh. Hoa Cẩm Tú cũng hạ sinh được một nữ nhi, như vậy cộng thêm cả con gái nuôi của Bình Bình hắn có tất cả bốn nữ nhi. Năm đứa con thì bốn gái, xem ra Trương Hoán nhi nữ cũng đầy cửa đầy nhà rồi. Mặc dù nhừng đứa trẻ này còn ít tuổi nhưng Trương Hoán đã vội tìm cho bọn chúng những sư phụ tốt.
Chốc lát sau, Bùi Oánh với dáng vẻ thướt tha, uyển chuyển đi đến, cười nói: " Khứ Bệnh, chàng tìm thiếp có việc gì sao"
Năm nay Bùi Oánh vậy là đã hai mươi bảy tuổi, nàng đã gả cho Trương Hoán cũng được mười năm rồi. Nhưng lúc này mới là lúc nàng bước vào độ " chín": thân thể đẫy đà, da thịt trắng nõn, mỗi cử động của tay, mỗi bước chân đều hàm chứa trong đó một sự trầm tĩnh đặc biệt vừa trang trọng vừa mỹ lệ, xứng đáng là " mẫu nghi thiên hạ"
Nàng là Hoàng hậu của Đại Đường, chức năng quản lý việc của hậu cung, theo lý mà nói thì nàng không thể tùy tiện vào ngự thư phòng của hoàng thượng. Bùi Oánh cũng hiểu rõ được điều này, nên trong mấy năm qua nàng cũng chưa từng đặt chân vào ngự thư phòng trong Tử Thần thiên điện lần nào cả, còn ngự thư phòng của Trương Hoán ở Lân Đức điện có mầy lần Trương Hoán không có ở đó mà nàng vô tình đi qua thì nàng cũng vào giúp hắn sắp xếp thu dọn lại. Nhưng hôm nay Trương Hoán lại đặc biệt mời riêng nàng tới, khiến cho nàng cảm thấy hết sức sung sướng.
" Ta có việc muốn nhờ cậy nàng đây"
Trương Hoán tự tay bê chiếc ghế bành làm từ gỗ tử đằng tới, mời nàng ngồi xuống. Đối với người vợ này Trương Hoán vừa kính vừa yêu. Ba năm trước đây khi nhi tử của hắn chết yểu, mọ người trong gia đình lớn của hắn đều ý thức được sự quý giá của tình thân và tính mạng của con người. Chính Bùi Oánh là người đã kiên trì khuyên bảo, thuyết phục khiến cho Lâm Bình Bình mới thoát khỏi lời thề dại dột lãng quên Trương Hoán và rồi cũng chính nàng đứng ra gả Bình Bình cho hắn. Từng hài tử của hắn chào đời đều có bóng dáng vất vả lo toan của Bùi Oánh nhờ vậy mà Trương Hoán luôn yên tâm và không phải buồn phiền vì cảnh gia đình. Những điều nàng đã làm khiến cho Trương Hoán vô cùng cảm kích. Theo năm tháng, tình cảm của hai người bọn họ chuyển thành một thứ tình cảm bình lặng nhưng đầy tình thân, sâu sắc và bền vững.
" Lại còn đem chiếc ghế yêu thích nhất cho thiếp ngồi" Bùi Oánh khẽ mỉm cười trêu ghẹo Trương Hoán: " Khẳng định là không có chuyện gì tốt rồi"
Trương Hoán có chút ngượng ngập, cười nói: " là thế này, trẫm đang suy nghĩ về việc Khả hãn của Hồi Hột muốn cầu hôn với công chúa Đại Đường. Sau khi cùng các đại thần thương lượng ta quyết định đáp ứng lời cầu hôn đó. Trở về với việc hôn nhân của Đại Đường – Hồi Hột, trẫm lại không biết trong tôn thất chúng ta có nữ nhân nào tương đối khá một chút, cho nên trẫm muốn nhờ hoàng hậu giúp trẫm việc này"
" Thì ra là như vậy" Bùi Oánh gật đầu nói: " Được rồi, thần thiếp sẽ trở về cùng Nguyên phi bàn bạc thêm một chút, nàng ấy đối với những nữ nhân trong tôn thất biết rõ hơn thiếp. Chúng thiếp sẽ lập ra một danh sách để cho hoàng thượng đưa ra quyết định cuối cùng"
" Như thế thì tốt quá" Trương Hoán không khỏi bộ lộ sự vui mừng, hắn cầm tay Bùi Oánh cảm kích cười nói: " Chuyện này trẫm nhờ tất cả vào các nàng đó"
Lúc này, ngoài cửa truyền đến những bước chân dồn dập, rồi chỉ nghe thấy tiếng của An Trung Thuận ở bên ngoài " Có chuyện gì thế"
" An công công, Thôi các lão có đại sự xin cầu kiến bệ hạ, hiện tại đang đứng chờ ở ngoài cung"
" Để ta bẩm báo lại với hoàng thượng"
Bùi Oánh nhẹ nhàng rút tay ra khỏi bàn tay của trượng phu: " Thôi các lão tới rồi, thiếp không quấy rầy bệ hạ nữa"
Ngừng một chút, bỗng nhiên nàng lại ghé vào tai Trương Hoán nói: " Khứ Bệnh, tối nay chàng đến với thiếp nhé"
Trương Hoán gật đầu: " Được mà, một lát nữa ta sẽ tới"
Bùi Oánh hé miệng cười thẹn thùng rồi bước nhanh ra bên ngoài. An Trung Thuận thấy hoàng hậu đang bước ra vội vàng né sang một bên, đợi nàng đi xa mới bẩm báo: " Hoàng thượng, Thôi các lão có đại sự xin cầu kiến"
" Trẫm biết rồi hãy mời các lão vào"
Chốc lát, hai thị vệ đã đưa Thôi Viên ngồi trên một chiếc ghế cáng vào ngự thư phòng. Mặc dù vẫn giữ liên lạc thường xuyên nhưng cũng đã gần một năm nay Trương Hoán cũng chưa trực tiếp gặp ông ta lần nào cả. Giờ gặp lại hắn thấy Thôi Viên gầy gò, trong ánh mắt lộ ra thần thái ảm đạm như ánh đèn đã cạn dầu. Trương Hoán âm thầm hở dài, hắn sợ rằng Thôi Viên chẳng còn sống được bao lâu nữa.
" Thần Thôi Viên tham kiến hoàng thượng"
Thôi Viên đang ngồi trên ghế cáng chắp tay hướng về phía Trương Hoán thi lễ " Thần xin bệ hạ ân chuẩn cho phép Nguyên phi được về nhà chơi mấy hôm"
" Nguyên phi lúc này thân thể không phải là khỏe mạnh cho lắm, nếu không trẫm sẽ chuẩn tấu để nàng về thăm các lão rồi" Nhắc tới Thôi Trữ, Trương Hoán trong lòng trào dâng một cảm xúc có lỗi với nàng vô cùng. Ba năm trước đây sau cái chết yểu của nhi tử, Thôi Trữ thật sự suy sụp và bị tổn thương. Nàng cũng suýt chút nữa đổ bệnh mà qua đời. Trong khi đó bản thân hắn quốc sự bề bộn, không còn đủ tinh lực để chiếu cố cho nàng, an ủi nàng. May nhở có Bình Bình ngay đêm quan tâm chăm sóc động viên nàng nhờ đó mới đoạt lại mạng sống của nàng từ tay tử thần. Mãi cho đến năm ngoái nàng hạ sinh được một nữ nhi, nhờ đó mà nỗi đau mất con mới từ từ nguôi ngoai.
*****
Nhưng cái cảm giác đau lòng thương cảm ấy cũng nhanh chóng qua đi, giờ đây là thời gian cho quốc sự. Hắn biết rằng Thôi Viên đích thân cầu kiến tất có việc hệ trọng, và việc hệ trọng này có liên quan đến chiến lược Tây Vực của Đại Đường. Hắn rất muốn nghe ý kiến nhận xét của vị nguyên lão tứ triều này.
Thôi Viên cũng không hàn huyên dài dòng, ông ta lấy ra bản tấu chương và đưa cho Trương Hoán: " Bẩm hoàng thượng đây là bản tấu mà hoàng thượng đã đưa cho thần, thần đã xem xét và đưa ra ý kiến của mình. Xin hoàng thượng xem qua"
Trương Hoán nhận lấy bản tấu, mở ra xem qua thì biết được Thôi Viên cũng nhất trí với triều đình về việc cầu hôn Đại Đường. Hơn nữa trong ý kiến của mình ông ta còn đưa ra ý kiến tăng binh ở Bắc Đình, ý kiến này cũng giống với ý kiến của Hàn tướng quốc và Nguyên Tái.
Trương Hoán xem xong liền nhẹ nhàng khép lại bản tấu, nói " Ý kiến của các lão trẫm sẽ suy nghĩ cẩn thận. Bùi tướng quốc cũng nói thêm bên cạnh việc tự do cho buôn bán lương thực cũng cần nghiêm cấm việc sắt, vũ khí, muối cũng như các vật tư chiến lược khác được chuyển qua Hồi Hột. Như vậy ý kiến của hai vị đúng là không hẹn mà gặp rồi.
Thôi Viên đề nghị Trương Hoán nên hạ quyết tâm dứt khoát, đối với Hồi Hột không thể lấy lòng một cách quá đáng. Một khi Đại Đường nhún mình lấy lòng chúng thì bọn Hồi Hột sẽ không nghĩ đó là lòng nhân từ của Đại Đường, mà ngược lại chúng sẽ nghĩ Đại Đường mềm yếu, bạc nhược. Vì thế càn thực hiện chính sách vừa đấm vừa xoa, mềm dẻo nhưng cương quyết. Một mặt cấp lương thực cho chúng, đồng ý chuyện hôn sự. Mặt khác cần dùng vũ lực để cảnh cáo chúng, ít nhất là sẽ giúp công chúa Đại Đường không bị làm khó dễ.
Thôi Viên thấy Trương Hoán đồng tình với ý kiến giải của mình ông ta liền cười nói: " Thần hôm nay tới yết kiến hoàng thượng là còn có đại sự muốn bẩm báo. Đây có thể coi là đòn sát thủ đối với Hồi Hột"
" A!" Trương Hoán lập tức bật dậy, trong ánh mắt lộ rõ vẻ hứng thú và quan tâm rất lớn. Thật ra việc Đại Thực sử dụng bọn người Cát La Lộc là con cờ, đối với Trương Hoán cũng không có gì đáng ngại. Cùng lắm thì dốc một trận cho chúng tan tác như trước đây. Nhưng với Hồi Hột thì lại khác hẳn. Nếu bọn chúng trở thành đồng minh của Đại Thực thì sức mạnh và thực lực của bọn chúng sẽ vô cùng lớn mạnh, điều này sẽ là chướng ngại lớn cho sự nghiệp Tây tiến của Đại Đường. Nhưng nếu như có thể tìm được đòn sát thủ để đối phó với Hồi Hột thì chẳng khác nào ngựa hoang bị buộc cương rồi.
" Các lão xin cứ nói thẳng ra"
" Bẩm hoàng thượng, trưởng tôn của thần là Diệu nhi trên đường từ Tây Vực trở về khi đi qua Hàm Dương huyện đã vô tình cứu được hai huynh muội bị bọn người Hồi Hột truy sát. Hai huynh muội chính là trưởng tử và công chúa của Hiệt Kiết Tư vương, Hai người này phụng mệnh phụ vương bọn họ đi sứ Đại Đường"
Người thông minh không cần phải giải thích dài dòng. Thôi Viên chỉ cần nói một chút mấu chốt của sự việc thì lập tức Trương Hoán minh bạch tất cả. Hắn bước nhanh tới chỗ đặt tấm bản đồ, ánh mắt đổ dồn vào khu vực lãnh thổ của người Hiệt Kiết Tư. Nó nằm ở phía Bắc của Di Bá Hải, cũng là phía Tây Bắc Hồi Hột. Trong khi đó khu vực của người Cát La Lộc thì lại ở phía Tây Nam của Hồi Hột. Người Hiệt Kiết Tư và người Hồi Hột vốn cũng có quan hệ gần gũi như núi sông vậy, nhưng từ ba năm trước đây khi người Cát La Lộc dời Nam, thì người Hồi Hột đã thế chân Cát La Lộc mà duy trì thế lực và sức ảnh hưởng ở đây. Chính Hồi Hột đã phân tách người Cát La lộc và Hiệt Kiết Tư.
" Người Hiệt Kiết Tư, người Hiệt Kiết Tư" hắn cứ lầm bầm như thế tới hai lần. Bản thân hắn biết Hiệt Kiết Tư là một dân tộc cục kỳ ngoan cường, đã đứng lên chống lại Hồi Hột suốt gần trăm năm qua. Trương Hoán gật gật đầu, Thôi Viên nói đúng, nếu như khéo léo sử dụng thì đây chính là đòn sát thủ đối với Hồi Hột.
" Vậy huynh muội người Hiệt Kiết Tư đó hiện đang ở đâu" Trương Hoán xoay người, khẽ mỉm cười nói " Không phải là bọn họ đang ở ngoài cung chờ trẫm triệu kiến hay sao"
Thôi Viên cười có chút xấu hổ nói: " Bệ hạ quả nhiên là người rất thông mình, đúng vậy, bọn họ hiện đang ở ngoài cung để chờ hoàng thượng triệu kiến"
Nói đến đây Thôi Viên bỗng nhiên chần chừ thấp giọng. có phần ấp úng: " Bẩm hoàng thượng, trưởng tôn của cựu thần cũng cùng đi chung với bọn họ"
Trương Hoán lặng im nhìn lại vị cựu thần này, khi nghe Thôi Viên nói như vậy thì hắn hiểu ông ta biết mình chẳng còn sống được bao lâu nữa, và muốn bắt đầu sắp xếp công việc sau này cho thỏa đáng. Ông ta đã gửi gắm và kí thác rất nhiều hoài bão lên trưởng tôn của mình, nhưng ông ấy cũng sợ nó không đậu tiến sĩ, mà chế độ tập ấm của Đại Đường cũng đã xóa bỏ. Vì vậy ông ta chỉ còn có cách là tận dụng chút ảnh hưởng còn lại của mình để giúp tôn tử của mình trên đường hoạn lộ.
Trương Hoán cũng hiểu được nỗi khổ tâm ấy, liền gật đầu nói: " Thôi Diệu là cháu của Nguyên phi cũng chính là cháu của trẫm. Cứ cho hắn vào bái kiến đi"
Lát sau, huynh muôi Thạch Mội Hoa cùng Thôi Diệu được Vũ Lâm Quân đưa tới Lân Đức Điện. Khi vào tới trước ngự thư phòng của Trương Hoán, bọn họ từng người bị Vũ Lâm Quân kiểm soát khám xét một cách gắt gao. Ngay đến miệng cũng phải há ra xem có giấu ám khí bên trong hay không. Thôi Diệu thấy Vũ Lâm Quân lục soát vô cùng nghiêm ngặt liền quay đầu nói với Cổ Đại: " Muội không cần vào trong đâu, cứ ở ngoài này chờ, có được không"
Cổ Đại gật dầu đồng ý, nàng được một cung nữ dẫn ra bên ngoài điện. Thạch Mộ Hoa cùng Thôi Diệu được đưa đến trước cửa ngự thư phòng, rồi một tên lính chạy vào báo cáo. Lúc này Thạch Mộ Hoa trong lòng hồi hộp, tim như muốn nhảy ra ngoài. Hắn khẽ nói với Thôi Diệu: " Thôi công tử hoàng thượng có trách mắng chúng ta tại sao trước đây không triều cống không"
" Ngươi yên tâm đi" Thôi Diệu nhẹ nhàng an ủi hắn nói: " Hoàng thượng chúng ta là người hiểu chuyện, người không coi trọng những nghi thức xã giao đâu mà quan trọng chính là thành ý của các ngươi"
Thạch Mộ Hoa yên lặng gật đầu, hắn cố gắng kiềm chế lại sự hồi hộp khẩn trương trong lòng, và chờ đợi hoàng đế Đại Đường triệu kiến. Rất nhanh sau đó, một tên tiểu thái giám chạy đến nói: " Bệ hạ tuyên cho phép các ngươi vào"
Hai ngươi bước thật nhanh vào ngự thư phòng. Thạch Mộ Hoa thấy Thôi Viên đang ngồi ở một bên còn ở chính giữa gian phòng là một nam nhân tuổi chừng ba mươi mấy, ánh mắt hết sực sắc bén. Hắn cũng không dám nhìn nhiều, vội vàng tiến lên một bước quỳ xuống thi lễ nói: " Thiên bang thần dân Thạch Mộ Hoa xim ra mắt Đại Đường hoàng đế, hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế"
Thôi Diệu do không có tước vị nên cũng quỳ xuống hành lễ: " Thảo dân Thôi Diệu xin ra mắt hoàng thượng"
Trương Hoán quan sát một lượt thấy Thạch Mộ Hoa này tóc hung đỏ, con ngươi mắt màu xanh biếc, da mặt đen. Mặc dù bọn họ là một chi phái của người Đột Quyết, nhưng nếu so với những người Đột Quyết bình thường thì có phần không giống. Lại càng không cần phải nói bọn họ ðã tự xưng mình là hậu duệ của Hán tướng Lý Lăng.
Trương Hoán khoát tay áo mệnh cho họ bình thân. Đầu tiên hắn quay sang quan sát Thôi Diệu một chút, rồi quay sang gật đầu cười nói với Thôi Viên: " Trẫm còn nhớ cái bộ dạng tiểu thần đồng năm đó của ngươi. Vậy mà mới có mấy năm không gặp đã cao lớn như vậy rồi. Ba năm trước đây đã suýt đậu Tiến sĩ, đúng là Trường giang sóng sau xô sóng trước. Thôi gia đã có người nối nghiệp rồi"
" Hoàng thượng quá khen" Thôi Viên khom người tạ ơn rồi hướng về phía Thạch Mộ Hoa nói: " Ngươi còn không đem Diệp Hộ Kim bài mà năm đó Huyền Tông hoàng đế đã ban cho Tổ Phụ ngươi ra trình hoàng thượng hay sao"
Một gã thái giám vội bưng một cái khay vàng nhỏ đi tới chỗ Thạch Mộ Hoa, trên chiếc khay đó được trải một tấm lụa gấm. Thạch Mộ Hoa liền đặt lên chiếc khay đó một tấm kim bài và một chiếc hộp bằng vàng được chế tác rất tinh sảo có gắn đầy châu báu. Hắn liền vội vàng khom người nói: " Bẩm bệ hạ đây chính là Diệp Hộ Kim bài mà tổ phụ thần để lại còn bên trong chiếc hộp kia là viên đá kim cương do một thợ săn Hiệt Kiết Tư tìm được tự một khối băng vạn năm ở cực bắc. Nó vẫn được coi là bảo vật của Hiệt Kiết Tư, Đây là lễ vật mà phụ thân của thần xin kính dâng hoàng thượng"
Viên hoạn quan mang chiếc khay về phía Trương Hoán, hắn quỳ xuống nâng chiếc khay lên quá đỉnh đầu. Trương Hoán cầm lấy Diệp Hộ Kim bài, chính diện là năm chữ: " Hiệt Kiết Tư Diệp Hộ" còn ở mặt sau có nhiều chữ nhỏ: Đại Đường Khai Nguyên Thiên Bảo thánh văn thần võ hoàng đế ban thưởng Kiên Côn đô đốc"
Trương Hoán gật đầu, tiện tay mở luôn chiêc hộp vàng kia, khi nắp vừa mở thì một thứ ánh sang xanh nhàn nhạt phát ra. Nhìn kĩ thì thấy đây là viên kim cương màu xanh lam to độ bằng quả trứng gà, có hình thoi và nó phát ra thứ ánh sang ngọc đến chói mắt.
" Trẫm đa tạ ý tốt của phụ thân ngươi. Trẫm nhận lễ"
Trương Hoán cười nhạt đem viên kim cương cho lại vào hộp và đậy lại, rồi hỏi Thạch Mộ Hoa: " Ta thấy vốn Hán ngữ của ngươi rất tốt, chắc là đã từng có thời gian sống ở Đại Đường phải không"
*****
" Bẩm hoàng thượng lúc thiếu niên thần đã từng có mấy năm đọc sách ở Cửu Nguyên. Sự tôn đã đặt tên chữ Hán cho thần là Mộ Hoa. Vì bản thân thần đối với văn hóa Trung Nguyên hết sức kính ngưỡng, thần cũng lập chí muốn lấy một cô gái Đại Đường để làm vợ"
Trương Hoán thấy sự nhiệt tình và sùng bái của Thạch Mộ Hoa với Đường triểu, trong lòng cảm thấy thích thú, khẽ cười nói: " Phụ thân ngươi không tự mình đến Đại Đường, vậy ông ta có gửi thư tín gì chăng"
Thạch Mộ Hoa vội vàng khom người đáp: " Bẩm hoàng thượng. có ạ, nó được đặt trong chiếc hộp vàng đó"
Trương Hoán có vẻ kinh ngạc, hắn lại mở nắp hộp ra và lấy từ đó một tấm gấm màu trắng, khi mở tấm gấm thư đó ra hắn ngây ngẩn cả người. Cả tấm gấm thư đó đầy những chữ nhỏ, thì ra ông ta dùng máu tươi để viết, Trong huyết thư này ông ta đã kể hết những sự đè nén, khi dễ của Hồi Hột với Hiệt Kiết Tư. Hiện tại Hồi Hột chủ trương phát triển thế lực ở phía Tây tới Di Bá hải. Điều này khiến cho người Hiệt Kiết Tư co nguy cơ vong tộc diệt củng. Vì vậy trong huyết thư ông ta cầu khẩn Đại Đường ra tay trợ giúp người Hiệt Kiết Tư. Nếu được như thế người Hiệt Kiết Tư sẽ nguyện coi đại đường là cha. Trương Hoán khẽ cau mày, hắn không thích phương thức dùng huyết thư cực đoan này để bày tỏ tình cảm.
Thạch Mộ Hoa vẫn khẩn khoản, chăm chú quan sát nhất cử nhất đọng của Trương Hoán, đây chính là thời khắc có liên quan đến sự sống còn của người Hiệt Kiết Tư vì vậy tất cả tinh thần trí lực của hắn đều đổ dồn về phía Trương Hoán. Thấy hoàng đế chau mày, hắn giật thót tim sợ hãi, quỳ rạp xuống nền ngự thư phòng, khóc lóc thảm thiết nói không ra tiếng: " Muôn tâu hoàng thượng, người Hiệt Kiết Tư sau mỗi năm chăn nuôi làm lụng vất vả đều phải cống nạp sáu phần dê, bò trở lên cho bọn người Hồi Hột, như năm nay thời tiết khắc nghiệt, mà bọn chúng vẫn cứ đòi chúng thần cống nạp như năm trước, nếu không đủ sẽ bắt làm nô tỳ. Trăm năm qua người Hiệt Kiết Tư chúng thần luôn sống trong cảnh thiếu thốn từ cái ăn cho tới cái mặc, cực khổ muôn phần, nhiều lần chúng thần đã nổi dậy phản kháng nhưng đều bị Hồi Hột đàn áp. Ngay cả tổ phụ và hai vị bá phụ của thần đều bị chết dưới đao của bọn chúng. Mấy năm nay khí hậu càng ngày càng lạnh giá, dê bò khó chăn nuôi, người Hiệt Kiết Tư chúng thần phải tới Di bá Hải để bắt cá kiếm sống, nhưng ba năm trước đây bọn Hồi Hột phát triển thế lực về phía Tây tới Di Bá Hải lại càng bức bách chúng thần đến thậm tệ. Đỉnh điểm nhất là nửa năm trước chúng ra lệnh nghiêm cấm người Hiệt Kiết Tư không được đánh cá ở khu vực Di Bá Hải, tuyệt đường sống của chúng thần, lại còn bắt Hiệt Kiết Tư sang năm phải nộp trăm vạn con dê bò cùng năm mươi vạn con ngựa. Nếu không đáp ứng đủ chúng sẽ tận diệt tàn sát tất cả người Hiệt Kiết Tư. Hoàng thượng xin hãy cứu chúng thần, chúng thần thật sự cùng đường rồi"
Lúc này Thôi Diệu đứng ở bên cạnh không nhịn được nữa, lên tiếng: " Bẩm hoàng thượng, thảo dân có nghe rất nhiều thương nhân nói, người Hồi Hột cấm các thương nhân trao đổi mua bán lương thực với người Hiệt Kiết Tư. Bọn chúng còn thường xuyên phái kỵ binh đi tuần tra, một khi bị phát hiện thì giết không cần hỏi"
" Tôn nhi" Thôi Viên quát lên một tiếng cắt ngang lời của Thôi Diệu: " Trước mặt hoàng thượng không được phép nhiều lời"
Thôi Diệu bị làm cho sợ hãi một trận, hắn vội vàng cúi đầu im lặng.
" Thôi công tử có lòng hiệp nghĩa không có gì đáng chế trách cả." Trương Hoán cười nói, nhưng sau đó nụ cười ấy là lời nói có phần lạnh lùng với Thạch Mộ Hoa: ' Vậy các ngươi muốn Đại Đường trợ giúp cái gì đây, có phải muốn chúng ta trợ giúp lương thực hay không"
" Không cần" Thạch Mộ Hoa qủa quyết phủ nhận: " Người Hiệt Kiết Tư không cần trợ giúp lương thực, nếu cần lương thực chúng ta có thể di chuyển đến Tây phương nhưng chúng thần không muốn rời khỏi đất mẹ đã nuôi dưỡng người Hiệt Kiết Tư suốt mấy trăm năm qua. Chúng thần chỉ cần chiến đao, thỉnh cầu hoàng thượng có thể giúp chúng thần vũ khi và khôi giáp, chúng thần sẽ quyết một phen sinh tử với bọn người Hồi Hột, thà chết chứ không chịu thần phục chúng nữa.
" Trẫm hiểu" Trương Hoán chậm rãi gật đầu: " Nhìn thấy sự thành tâm của các ngươi, trẫm về nguyên tắc sẽ đồng ý với thỉnh cầu đó, Nhưng chỉ có điều có đao kiếm thôi chưa đủ, nếu trong bụng đói cật rét thì làm sao các ngươi có thể sống chết với đám Hồi Hột đó, có thực mới vực được đạo chứ. Trẫm sẽ lệnh cho Toái Diệp cung cấp cho các ngươi vũ khĩ cùng lương thực. Nhưng ta hy vọng các ngươi sẽ tuân thủ những gì đã hứa: mãi mãi coi Đại Đường là cha"
Thạch Mộ Hoa phủ phục trên nền ngự thư phòng khóc rống lên, nước mắt đầm đìa. Trương Hoán cũng không nói lời nào nữa, hắn chờ cho Thạch Mộ Hoa đỡ xúc động rồi nói tiếp: " Nếu như ngươi đã hoàn thành sứ mạng mà phụ vương ngươi giao phó thì hãy ở Trường An nghỉ ngơi một chút cho khỏe lại đã. Chuyện này trẫm còn cần bạc cụ thể lại với mấy vị tướng quốc đã. Đợi đến đầu xuân sang năm ngươi hãy trở về nước, trước tiên ngươi hãy tới Toái Diệp rồi từ đó trẫm sẽ phái binh hộ tống ngươi về tới Kiên Côn"
" Thần xin khấu tạ công ơn tái sinh của hoàng thượng đối với người Hiệt Kiết Tư chúng thần" Thạch Mộ Hoa quỳ lạy, dập đầu ba lần rất thành kính.
Trương Hoán liếc nhìn Thôi Viên một chút, thấy ông ta dường như muốn nói gì đó nhưng lại thôi. Hắn liền cười nói với Thôi Diệu: " Trẫm biết ngươi muốn tham gia khoa cử, trong khi chờ đợi khoa thi sắp tới ngươi hãy cục khổ chuyến nữa hộ tống huynh muội bọn họ trở về. Nếu ngươi có thể hoàn thành sứ mệnh này thì cho dù ngươi không thi đỗ Tiến sĩ trẫm cũng sẽ đặc biệt trọng dụng ngươi"
Thị vệ đưa Thạch Mộ Hoa và Thôi Diệu đi ra ngoài, trong ngự thư phòng lúc này chỉ còn có Trương Hoán và Thôi Viên, Thôi Viên bỗng nhiên thở dài nói: " Ân đức của bệ hạ đối với thần, sợ rằng lão thần không thể báo đáp được rồi"
" Các lão không cần tạ ơn trẫm, trẫm chẳng qua là tạo cho hắn một cơ hội, sau này hắn có thể trở thành lương đống của Đại Đường hay không tất cả phụ thuộc vào tài năng và sự rèn luyện của hắn. Chỉ cần các lão hãy bảo trọng thân thể, sống khỏe mạnh là được rồi" Giọng nói của Trương Hoán đến đây dường như có một chút thương cảm đối với vị lão thần này.
Thôi Viên nghe vậy cười nhạt nói: " Sinh, lão, bệnh, tử là quy tắc của trời đất, thần cũng đã hưởng hết những phú quý của nhân gian rồi, chết cũng không còn hối tiếc gì nữa"
Ông ta nói xong lại chuyển về đề tài cũ: " Bệ hạ có từng cần nhắc việc tăng binh cho Toái Diệp hay không. Cựu thần cảm thấy một vạn quân đóng ở đó vẫn còn thiếu, chỉ có thể dùng để tự vệ, còn nếu muốn phát triển sức ảnh hướng thì không đủ"
Trương Hoán chắp tay ra sau lưng, từ từ đi tới trước tấm bản đồ, hắn lại một lần nữa chăm chú nhìn thật lâu trước bản đồ Toái Diệp. Dã tâm xuôi nam của bọn người Cát La Lộc đã bộc lộ rõ ràng, thỏa thuận ngầm giữa Đại Đường và Đại Thực cũng đã bị phá vỡ. Xem ra chiến lược đối với An Tây của hắn cần phải có một bước đi quyết định nữa rồi.
" Trẫm có thể nói cho các lão biết vào đầu mùa xuân sang năm Đại Đường ta sẽ sát nhập An Tây đô hộ phủ và Bắc Đình đô hộ phủ lại làm một, lấy tên là Tân Tây Vực đô hộ phủ. Tân Tây Vực đô hộ phủ này sẽ được rời đến Toái Diệp. Đến lúc đó sẽ có bốn vạn quân đồn trú ở đây, và cũng tùy tình hình mà điều động thêm mười vạn đại quân ở Thông Lĩnh.
Đầu tháng mười một năm Đại Trị thứ tư, bởi vì công việc phân chia, giao ruộng đất sắp kết thúc, nên triều đình bèn ban Phủ Binh Lệnh ra toàn quốc, Lện chỉ rõ không kể dân tộc, hễ là nam tử Đại Đường từ mười tám tuổi trở lên đều phải nghĩa vụ gia nhập Phủ Binh. Theo đó các tráng đinh này ở nguyên quán phục vụ sản xuất, đến thời chiến thì là quân nhân, thời bình thì làm người dân bình thường. Cứ mỗi tháng tất cả bọn họ đều phải tập trung huấn luyện mười lăm ngày, tất cả thiết giáp, vũ khí chiến trận, kể cả là ngựa chiến cũng do triều đình cung cấp. Những trai tráng trong Phủ Binh thì cứ bốn năm sẽ đi trong coi biên giới một năm, trong thời gian đó bên cạnh việc hưởng quân lương, thì các công việc đồng ruộng, nhà cửa sẽ do quan phủ địa phương giúp đỡ thu xếp. Đồng thời với luật Phủ Binh, triều đình còn ban bố việc chiêu mộ những trai tráng có thể chiến đấu lâu dài. Phàm là những nam tử tình nguyện đi phục vị biên cương thì ngoài đất đai hương hỏa tổ tiên, đến khi cuối đời bọn họ sẽ được cấp thêm ba mươi mẫu đất nữa theo khẩu phần. Còn nếu đến An Tây phục vụ thì tiền lương sẽ cao gấp đôi bình thường, cứ lấy một kỳ hạn phục vụ là sáu năm, hết kỳ hạn nghĩa vụ có thể trở về nguyên quán mà cuối đời có thể miễn trử Phủ Binh dịch. Bên cạnh việc thực hành Phủ Binh lệnh để huy động thanh niên nhập ngũ, triều đình cũng tập trung tinh giảm, năm mươi vạn quân Tây Lương đóng ở khắp Trung Nguyên cũng chỉ giữ lại có mười vạn tinh nhuệ nhất để bảo vệ bên ngoài kinh sư, còn lại tất cả được chuyển về các Phủ Binh ở nguyên quán quản lý. Như vậy quân chế thời kỳ này dần quay trở lại với quy đinh Phủ Binh chế thới Sơ Đường. Trên cơ sở ấy hình thành quân chế hoàn toàn mới: Phủ binh làm chủ, mộ binh là phụ.
← Hồi 295 | Hồi 297 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác