← Hồi 280 | Hồi 282 → |
Cuộc gặp gia tộc tạm thời của Bùi gia lại có kết quả ngoài dự liệu của mọi người. Vốn tỉ lệ người phản đối là năm năm, nhưng bởi vì thái độ kiên quyết của Bùi Oánh nên mặc dù hai người Bùi Già cùng Bùi Minh Diệu phẩy tay bỏ đi, nhưng đi theo chân bọn họ thì vẻn vẹn chỉ có ba người. Còn lại đại bộ phận tộc nhân Bùi gia đều tỏ vẻ nguyện ý phục tùng hòa giải của Hoàng hậu nương nương. Còn như sau đó thu xếp đại hội gia tộc như thế nào để xác định địa vị gia chủ của Bùi Minh Viễn thì đó chính là việc của Bùi Hữu. Bùi Oánh ngay cả cơm chiều cũng không ăn mà liền trở về cung.
Trương Hoán theo thường lệ vẫn ở Ngự Thư Phòng Minh Đức điện phê duyệt tấu chương. Nhưng mà cùng với việc hắn quen dần công vụ trong triều thì tốc độ phê duyệt tấu chương của hắn cũng nhanh hơn rất nhiều. Về sau việc thức trắng đêm cũng càng ngày càng ít. Ngoài ra sáng hôm nay sau khi mở Triều hội, cơ chế Tướng Quốc đã phát sinh biến chuyển quan trọng. Đại Đường lập tức có bảy vị Tướng Quốc, bảy vị Tướng Quốc này có lẽ mỗi người có sự từng trải khác nhau, nhưng về quyền lực lại cũng giống nhau. Mỗi người có khả năng chấp chưởng chánh sự bút trong mười ngày, cũng sử dụng quyền lực chủ yếu của Tướng Quốc. Ngoại trừ một số chuyện lớn quan trọng thì cần cùng nhau hiệp thương, còn một số vụ việc nhỏ bình thường trong triều thì do Tướng Quốc Chấp Chính Sự Bút trực tiếp xử trí.
Cho nên từ chiều hôm nay trở đi, lượng tấu chương giao cho Trương Hoán ít đi rõ ràng, chỉ có năm mươi sáu bản. Đây đều là những tấu chương tương đối quan trọng mà lại cần hạ sắc chỉ, tức là cần thánh chỉ của hoàng đế.
Mà sắc lệnh đã do Trung Thư Xá Nhân suy nghĩ cẩn thận liền đính ở phía sau sổ con nên Trương Hoán không dị nghị, có thể trực tiếp dùng bút son phê một chữ " sắc" ở phía trên sắc lệnh. Sau đó lại giao cho Môn Hạ Tỉnh bàn lại, nếu như Môn Hạ Tỉnh không đồng ý chuyển trở về thì Trương Hoán cũng bôi trắng.
Trái ngược, nếu như Trương Hoán cảm giác không thể chấp nhận ý kiến của Tướng Quốc thì hắn liền có khả năng triệu tập triều đình thương nghị, mời các Tướng Quốc cùng người phụ trách chủ yếu đến để khai hội bàn bạc. Nếu như hắn khư khư cố chấp kiên trì cách nhìn của mình, chúng thần vất vả can gián không thông suốt thì cuối cùng cũng chỉ có thể đón nhận ý kiến của hắn. Hoặc là Trương Hoán bãi Tướng thay người, nhưng tình huống như thế cũng không gặp nhiều, dù sao cuối cùng sẽ tìm được một phương án thỏa hiệp.
Sự thực, chế độ như thế cũng không phải Trương Hoán là người thiết lập đầu tiên. Kỳ thật là hắn chỉ khôi phục lại qui trình bình thường từ đầu thời Đường tới nay. Trạng thái bình thường của chính trị Hán Đường Trung Quốc cho tới bây giờ cũng không do đế vương quyết định tất cả. Nó có một bộ hệ thống hạn chế quyền lực rất hoàn thiện, rất nhiều lúc bút son của hoàng đế so ra còn kém cả ấn của Trung Thư Môn Hạ. Nếu như không có đóng dấu chồng lên ấn Trung Thư Môn Hạ mà chỉ do hoàng đế trực tiếp phát ra thánh chỉ thì sự thực là trái pháp luật, cơ cấu chấp hành bên dưới có thể không chịu thừa nhận.
Đây chính là lấy Tướng quyền đế hạn chế Hoàng quyền, cũng là cách thức dân chủ của Trung Quốc. Mặc dù cũng có rất nhiều lỗ hổng, một số đại hoàng đế ham quyền lực sẽ tìm trăm phương ngàn kế để khống chế quyền hành. Ví dụ như thời trung Đường sau khi hoàng đế để cho hoạn quan cầm quyền đã hình thành Bắc Nha tạo thế đối kháng triều thần, từ đó xuất hiện tai họa hoạn quan thời Đường mạt. Hơn nữa ở trong chế độ cũng có chỗ dàn xếp, ví dụ như cho phép hoàng đế thiết lập viện Hàn Lâm, một số chiếu thư do Hàn Lâm trực tiếp phát ra như là tấn phong Tướng, đặt ra chức tướng, sắc phong Thái Tử, Hoàng Hậu. v.. v.... Nhưng những chuyện đó cũng không phải tình trạng thường xuyên. Chế độ Tam tỉnh Lục bộ tự bản thân nó chính là hạn chế hoàng quyền. Đường Trung Tông tự tiện phác thảo chiếu thư, ông ta thậm chí không dám bỏ chiếu thư vào túi niêm phong, cũng không dám dùng bút son hoàng đế viết chữ sắc, mà đổi thành dùng cây bút phê ý kiến phúc đáp. Từ đó có thể thấy được ông ta đang chột dạ. Chính đây là sắc lệnh Tà Phong Mặc nổi danh trong lịch sử, hay là cái tên gọi hoàng hậu Hứa Nhai Sơn của Trung Quốc chính là chỉ một loại phá hoại hoàn toàn chế độ chính trị và tinh thần nhân văn. Cho nên tới một mức độ nào đó, đế vương độc tài thời Minh Thanh cũng không thể hoàn toàn đại diện cho lịch sử Trung Quốc.
Đề tài có hơi đi chệch câu truyện vậy trước hết quay lại. Hôm nay tâm tình Trương Hoán quả thực không tồi. Hôm nay rất nhiều phương châm quan trọng của hắn đều được thực hiện. Trong buổi Đại Triều hắn đưa ra việc thiết lập Thổ Địa Điền Mẫu Giám, đến chiều thì được các Tướng Quốc đón nhận. Ngoại trừ Lô Kỷ phản đối ra thì các Tướng Quốc khác cuối cùng đều đồng ý. Đương nhiên chuyện đó và việc hắn khôi phục chế độ nhiều Tướng Quốc đầu thời Đường là có liên quan. Các Tướng Quốc cho rằng đây là một loại trao đổi lợi ích, dùng chế độ nhiều Tướng Quốc để đổi lấy Thổ Địa Điền Mẫu Giám và Chưởng Tô Dong.
Hắn tiện tay lấy ra một quyển tấu chương liền lập tức bị hấp dẫn. Nội dung tấu chương là Trương Duyên Thưởng đưa ra việc phát hành tiền giấy để bù đắp tiền xu bằng đồng không đủ. Lý do của ông ta là dự trữ vàng trong kho Tả Tàng đã đạt trăm vạn lượng, còn có tám trăm vạn lượng bạc trắng, có thể coi đây là thế chấp để phát hành ra cả nước một ngàn vạn quan tiền giấy. Sự thực đây là chủ trương của chính Trương Hoán. Hắn nóng lòng mở rộng buôn bán quy mô tại Giang Hoài, nhưng khổ nỗi tiền bằng đồng không đủ để bù đắp thiếu hụt đồng tiền lưu thông. Cho nên Trương Hoán liền chỉ thị Bùi Hữu, triều đình chấp thuận dự trữ vàng bạc, còn Trương Duyên Thưởng vào lúc này đưa ra phát hành tiền giấy. Đây kỳ thật chính là ông ta nghiền ngẫm tâm tư của Trương Hoán mà đặc biệt trình tấu chương lên.
Tại trang cuối, hắn thấy người đầu tiên đảm nhận chức Tướng Quốc Chấp Chính Sự Bút là Hàn phê chỉ thị " chế độ không hợp", lại phê một chữ " bác bỏ". Nói cách khác, việc hắn suy nghĩ phát hành tiền giấy bị các Tướng Quốc phủ quyết. Trương Hoán lập tức ngây người ra, hắn từ từ ngồi thẳng lên, lông mày nhăn tít. Trước kia phát hành tiền giấy không được thì hắn còn có thể lý giải, bởi vì cũng không đủ vàng bạc dự trữ. Vì điều này hắn tận lực tăng cường tích lũy vàng bạc, hiện tại chỉ riêng hoàng kim đã giá trị một ngàn vạn quan trở lên, làm sao mà không thể phát hành? Hơn nữa Hàn cũng chỉ một lượng lớn những điều không thích hợp của chế độ này, như trước kia chưa bao giờ phát hành tiền giấy. Sao lại nói về chế độ, Trương Hoán trầm tư một lát liền bỏ túi bản tấu chương này. Hắn muốn tìm một cơ hội để mở cuộc họp triều đình với các Tướng Quốc để lại bàn bạc kỹ một chuyến.
Lúc này. hoạn quan An Trung Thuận nhón chân nhẹ nhàng từ bên ngoài đi vào, hắn muốn nói lại thôi." Có chuyện gì?" Trương Hoán liếc mắt nhìn hắn.
" Bệ hạ. Thôi các lão phái người đưa tới một phong thơ." An Trung Thuận đem một phong thơ đặt ở trên bàn của Trương Hoán.
" Thôi Viên?" Trương Hoán nao nao. Thôi Viên gửi thư cho hắn làm gì? Hắn trầm tư một chút rồi đột nhiên nhớ ra những lời Thôi Ngụ nói lúc sáng sớm. Hắn lập tức phá niêm phong rồi mở thư. Thư là do Thôi Viên tự tay viết, chỉ có ít ỏi vài chữ. Trong thư Thôi Viên nói cho hắn án ám sát Trương phủ lần trước rất có thể là âm mưu nước khác. Đã bắt đầu có manh mối. Nhưng Thôi gia lực lượng ít ỏi nên hy vọng Trương Hoán có thể trợ giúp người để tra rõ chuyện này.
Nếu như là người khác viết như vậy thì Trương Hoán có lẽ sẽ nghĩ đây là chối tội. Nhưng Thôi Viên nói thì Trương Hoán lại tin không hề nghi ngờ. Nếu ông ta đã nói chuyện này có nghi ngờ nước khác thì chuyện này không phải tộc Thổ Phiên chính là Hồi Hột gây nên. Sự thực, lúc sáng sớm Thôi Ngụ dùng danh dự liệt tổ liệt tông Thôi gia để thề thì Trương Hoán liền biết chuyện này không phải Thôi gia gây nên. Nhưng Thôi Viên lại chỉ ra là nước khác gây nên thì chuyện liền nghiêm trọng khiến hắn có hơi giật mình. Nếu như quả thật là Hồi Hột hoặc là tộc Thổ Phiên gây nên thì điều này có ý nghĩa giữa các quốc gia đã bắt đầu âm thầm chiến đấu rồi. Trương Hoán gần như không chút do dự viết một tờ giấy thủ dụ. Ngay cả thư vừa rồi của Thôi Viên cũng giao cho An Trung Thuận rồi nói: " Bây giờ ngươi ra khỏi cung một chuyến. Đem nó cho Đỗ Mai bảo ông ta lập tức đi tìm Thôi các lão."
An Trung Thuận không dám chậm trễ vội nhận thư liền vội vã xuất cung. Trương Hoán nhẹ nhàng xoa nắn huyệt Thái Dương. Từ lúc mình lên ngôi tới nay chỉ một lòng suy nghĩ việc quốc nội lại quên đi chuyện tộc Thổ Phiên cùng Hồi Hột. Nhưng bọn họ lại không quên mình. Bên trong có loạn tất sinh hoạ ngoại xâm, quả nhiên lời này tuyệt không sai!
Xem ra Giám Sát Thất phải mở rộng thêm đối ngoại. Hắn đột nhiên nghĩ tới Lý Phiên Vân. Chính mình thả nàng đi liệu có phải hơi thất sách hay không?
Phủ Phượng Tường, Thôi Liên Tinh đang đứng trên một đỉnh núi che trán nhìn một thôn trang nhỏ xa xa dưới chân núi. Trời còn chưa sáng, nhưng ở đằng đông mặt trời đã nhô lên, một mảnh sương mù xám trắng bao phủ thôn trang nhỏ không đầy ba mươi hộ gia đình này. Con gái của Trần đồ tể đã gả tới đây, như vậy con trai hắn cũng ẩn thân ở trong thôn trang nhỏ này. Thôi Liên Tinh đến nơi này đã hai canh giờ, trước đó, hắn đã phái người đến đây mai phục.
← Hồi 280 | Hồi 282 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác