← Hồi 277 | Hồi 279 → |
Trương Hoán vào gian phòng rồi ngồi xuống, hắn uống một hớp trà nóng liền hỏi: " Có tấu chương của Ngự Sử Đài không?"
" Hồi bẩm bệ hạ, chiều nay không có tấu chương của Ngự Sử Đài." An Trung Thuận bắt đầu dâng lên mục lục tấu chương " Xin bệ hạ xem qua."
Trương Hoán tiếp nhận mục lục tấu chương, hơi hơi nhìn thoáng qua. Có tấu chương của Diêm Thiết Giám Dương Viêm về việc bỏ độc quyền về hàng hóa, chỉ còn giới hạn trong ba loại muối, sắt, rượu. Còn lại hết thảy thả nổi cho phép dân doanh; có đề nghị của Trương Duyên Thưởng thu thập đồ đồng trong dân gian đồng thời đúc một lô tiền vàng bạc Khai Nguyên Thông Bảo, tạm thời cho phép lưu thông ở thành thị; có bản tấu của Kinh Triệu Duẫn Hàn Duyên Niên đề nghị hủy bỏ đóng cửa phường môn, cho phép dân chúng đi đêm. v.. v....
Đây đều là ý kiến rất có tính xây dựng, điểm này khiến Trương Hoán rất vừa lòng. Hắn chấp chính mới chỉ gần hơn nửa tháng mà không khí triều đình liền bắt đầu từng bước một chuyển biến tốt đẹp. Trương Hoán đánh dấu trên mục lục tấu chương rồi chỉ chỉ vào tấu chương của Trương Duyên Thưởng mà căn dặn: " Bắt đầu từ nó đi!"
An Trung Thuận tìm ra tấu chương của Trương Duyên Thưởng đưa cho Trương Hoán, Trương Hoán mở sổ con ra bắt đầu phê duyệt rồi dần dần lâm vào trầm tư. Đêm càng ngày càng khuya, trong làn mưa phùn mênh mông như sương mù thấp thoáng ngọn đèn êm dịu, một mực sáng đến bình minh.
Trong tia nắng ban mai mờ ảo, trời mưa đã tạnh. Tiếng trống bắt đầu vang lên ầm ầm trong không trung Trường An. Tiếng trống có ý nghĩa hôm nay triệu tập Đại Triều, mà buổi Đại Triều hôm nay thì đã được quyết định từ ba ngày trước, đồng thời đã thông tri cho tất cả quan viên từ hàm thất phẩm tại kinh thành. Đó cũng là lần Triều hội chính thức đầu tiên của Trương Hoán sau hơn nửa tháng đăng cơ nên có ý nghĩa không tầm thường
Sau khi trống vang lên không lâu, trên các con đường bắt đầu xuất hiện xe ngựa vào triều. Hộ Bộ Thượng Thư Hàn gần như ra khỏi nhà cùng với tiếng trống. Nội dung Triều hội hôm nay ông ta đã sơ sơ biết một ít, trong đó một việc chủ yếu nhất chính là quyết định thể chế mới của Tướng Quốc.
Phủ đệ của Hàn nằm ở phường An Nghiệp, ra khỏi cửa phường là đường Chu Tước. Trên đường Chu Tước đã bắt đầu có xe ngựa chạy như nước chảy, phần lớn là quan viên vào triều. Cũng có một phần là thương nhân hoặc bình dân đi làm.
Xe ngựa của Hàn chạy thong thả trên đường Chu Tước, thỉnh thoảng có xe ngựa dừng lại nhường đường cho ông ta " Chào Hàn Thượng Thư!" Một chiếc xe ngựa vén màn xe lên để lộ ra một quan viên với khuôn mặt tươi cười. Hàn khẽ gật đầu coi như đáp lễ.
Đến trước Đại Minh Cung thì xe ngựa càng nhiều, nhưng hộ vệ tùy tùng cũng không cho phép tiến vào Đan Phượng môn làm cho trước cửa Đan Phượng trở nên vô cùng chật chội. Rất nhiều quan viên đều xuống xe ngựa trực tiếp đi bộ vào.
Hàn đợi chỉ chốc lát, thấy phía trước vẫn không nhúc nhích liền kéo màn xe nói với hộ vệ trưởng: " Các ngươi trở về đi thôi! Ta trực tiếp đi vào."
Ông ta xuống xe ngựa lập tức liền đi vào Đan Phượng môn, khắp nơi trên sân rộng ở Đan Phượng môn đều là quan viên đang tụm năm tụm ba. Bọn họ đang suy đoán với nhau, thì thầm bàn luận hôm nay có thể sẽ phát sinh chuyện gì." Hàn Thượng Thư!" Hồng Lư Tự Thiếu Khanh Trịnh Phổ thấy Hàn đi tới thì vội vàng nghênh đón, cha của hắn đã từng làm Trưởng Sử quận Dư Hàng, mà lúc ấy Hàn là Thứ Sử nên quan hệ hai nhà cực kỳ tốt. Ở phía sau hắn cũng đi tới năm sáu vị quan viên, tất cả mọi người biết Hàn là một trong các trọng thần tin cậy nhất trước mắt Hoàng thượng. Từ miệng ông ta có lẽ có thể biết một ít về xu thế tương lai của triều đình.
Trịnh Phổ tiến lên thi lễ thật thấp " Tham kiến Hàn Thượng Thư!" Mấy tên quan viên trẻ tuổi hậu bối ở phía sau cũng vội vàng tiến lên thi lễ, Hàn khoát tay cười nói: " Các vị đều đến từ sớm là rất tốt. Cần cù mới có thể chấn hưng nước, hy vọng các vị tiếp tục duy trì."
" Hàn Thượng Thư. Đại Triều hôm nay có chuyện gì lớn phát sinh, liệu có thể tiết lộ một hai điều?" Xung quanh Trịnh Phổ, các quan viên khác vội vàng phụ họa " Đúng vậy, Hàn Thượng Thư tiết lộ cho chúng tại hạ một đôi điều đi!"
Lúc này, bên cạnh lại có mười mấy người đi tới vây quanh dài cổ tha thiết mong chờ nhìn Thượng Thư, Hàn mỉm cười bảo: " Bệ hạ chuẩn bị tăng lương cho quan viên trung tầng và lớp dưới, đấy xem như tin tức tốt đi!"
Ông ta vừa dứt lời, vài tên quan viên trẻ tuổi liền nhịn không được bắt đầu hoan hô. Lương một năm của quan viên Đại Đường tổng cộng có mười tám cấp. Trong thời kỳ Khai Nguyên quan lớn nhất phẩm mỗi tháng có khả năng lĩnh ba mươi mốt quan tiền, cuối năm còn có bảy trăm thạch gạo lộc. Cho tới quan nhỏ bậc cửu phẩm mỗi tháng tiền lương không được hai quan, cuối năm có gạo lộc năm mươi hai thạch. Trải qua thời gian mấy chục năm, tiền lương gạo lộc của quan viên mặc dù có hơi tăng, nhưng vấn đề là trong thời kỳ Khai Nguyên một đấu gạo không quá mười văn tiền, còn hiện tại đấu gạo có giá một trăm năm mươi tiền. Năm ngoái thậm chí đến sáu bảy trăm tiền. Đám quan lớn tài sản hùng hậu thì có lẽ không có cảm giác gì. Nhưng quan viên trung tầng và lớp dưới lại chịu áp lực thật lớn lên cuộc sống. Tuy có một chút trợ cấp ruộng đất, nhưng trên có người già dưới có trẻ nhỏ, người nhà trong gia tộc hoặc của thê thiếp đến xin giúp đỡ, nể mặt mũi cũng phải giúp đỡ chút ít! Lại còn đi lại việc lễ nghĩa ngày thường, chuẩn bị quan trường cuối năm loại nào mà không cần tiền. Như thế, tiền liền rõ ràng thiếu hụt. Mấy năm trước, lúc Bùi Tuấn cầm quyền lại là khi triều đình túng quẫn tài chính nhất. Có thể phát lương đúng hạn liền cảm tạ trời cao, làm sao còn có thể trông cậy vào tăng lương. Cho nên Tân Đế lên ngôi thì việc mọi người hy vọng nhất chính là tăng lương. Huống chi mấy tháng vừa rồi quả thực Trương Hoán kiếm được không ít tiền, kho lẫm tràn đầy nên cơ hội tăng lương cũng chín muồi.
Hàn là Hộ Bộ Thượng Thư, nắm tài chính Đại Đường trong tay. Ông ta có tin tức muốn tuyên bố thì làm sao mọi người có thể không có hứng thú? Chả mấy chốc, quan viên vây tới xung quanh càng ngày càng nhiều, ước chừng có hai ba trăm người. Ngay cả một vài quan viên tứ phẩm cũng xúm tới. Hàn thấy số người quan tâm đến việc tăng lương liền khẽ ho nhẹ một tiếng lại lên giọng bảo: " Lần này tăng lương chỉ giới hạn từ ngũ phẩm trở xuống. Bệ hạ suy nghĩ đến gia cảnh của các vị cho nên mức tăng sẽ không nhỏ. Nhưng bệ hạ lại hy vọng trong triều có thể phát động làn gió cần kiệm. Hiện chi tiêu ở trong cung đã là thấp nhất từ lúc Đại Đường kiến quốc tới nay. Thậm chí còn không đến một nửa thời Thôi Thái Hậu. Mọi người cũng thấy đó, hoạn quan và cung nữ trong cung tổng cộng chỉ còn không đầy ba trăm người. Thậm chí ngay cả Hoàng hậu nương nương của chúng ta đều chủ động từ bỏ lương bổng, xe không quá một chiếc, người hầu không quá năm ba người. Các vị, Bệ hạ cùng Hoàng Hậu đều làm gương tốt. Hy vọng mọi người càng nên nghiêm khắc kiềm chế bản thân không để ột phen khổ tâm của bệ hạ bị uổng phí."
Hàn nói giữa trăm quan lại khiến cho vang lên một trận ồn ào. Tăng lương tất nhiên đáng mừng, nhưng cắt giảm chi tiêu thường thường kéo theo xoá bỏ quan lại thừa. Trong lòng mỗi người đều biết rõ ràng là quan viên triều đình thật sự nhiều lắm, từ năm năm trước sau khi mở rộng chế độ môn ấm thì quan viên các thự nha triều đình bành trướng mạnh mẽ. Nhất là trong các chức vụ tầng dưới, một chức vụ thường thường có hai ba vị quan viên. Mà đó mới chỉ là có chức quan. Còn có tán quan, nhàn quan, dưỡng lão quan. v.. v.... thì chưa nói. Thái Tử còn chưa sắc lập, nhưng quan viên Đông Cung thì có hơn hai trăm người mà cả ngày không có việc gì. Còn có quan thuộc các vương phủ, cũng có phẩm bậc hẳn hoi và đều phải có tài chính nuôi sống. Nhưng hiện tại Hoàng thượng ngay cả tần phi cũng chỉ có năm sáu người, cung nhân không đến ba trăm. Cho nên mặc dù Hàn không có nói rõ ra, nhưng ý bên ngoài lại nói rất rõ ràng. Nếu Hoàng thượng muốn làm gương tốt thì có ý nghĩa chỉnh đốn tác phong và uy tín của quan lại sắp bắt đầu rồi.
Trong lúc Hàn đang trao cho đông đảo quan viên trẻ tuổi cả cây củ cải lẫn cây gậy thì ở nội cung Hàm Nguyên Điện Trương Hoán đang tiếp kiến Thôi Ngụ khẩn cấp cầu kiến. Thôi Ngụ suy nghĩ suốt một đêm. rốt cục ông ta đã hiểu rõ vì sao đại ca phải bảo mình từ chức vụ Tả Tể Tướng. Trương Hoán biếm chức Hữu Tể Tướng của Bùi Hữu cũng không phải do hắn muốn hạ thủ Bùi gia. Mà là chức Hữu Tể Tướng này gây trở ngại cho bố cục chế độ của hắn. Hắn không cần chức Tể Tướng duy nhất mà là muốn chúng tướng. Cho nên sau khi biếm đi chức Hữu Tể Tướng lại bổ nhiệm Bùi Hữu làm chức Thượng Thư quan trọng nhất là Lại Bộ Thượng Thư. Đồng thời cũng bảo lưu tư cách Tướng Quốc cho ông ta. Vậy còn chính mình? Chức Tả Tể Tướng này cũng gây trở ngại cho việc thực hành thể chế chúng tướng. So với bị Trương Hoán tìm cớ miễn đi thì không bằng chủ động từ chức.
" Thần tuyệt đối đồng ý với suy nghĩ của bệ hạ. Chính sự quyết không thể do một người nắm. Để phối hợp với sự cải cách của bệ hạ, thần nguyện ý từ chức Tả Tể Tướng."
Trương Hoán không nói gì hồi lâu. Hắn biết tất nhiên đây là ý của Thôi Viên. Chỉ có Thôi Viên mới có thể nhìn thấu bố cục của mình. Có điều là Thôi Ngụ nói quá thẳng làm hắn tức thời không xuống thang được. Nhưng như vậy cũng tốt, cũng tránh khỏi mình lo lắng tìm cớ với ông ta. Trương Hoán đột nhiên cười nhạt mà nói: " Nếu Thôi ái khanh hiểu rõ dụng tâm của trẫm thì trẫm sẽ thanh toàn cho ái khanh."
*****
Hắn tiện tay lấy ra chương trình hội nghị của buổi Triều hội hôm nay rồi ghi thêm một vài chữ ở phía sau cùng. Lúc này, tiếng chuông vào triều đã vang lên. Một tên hoạn quan bước nhanh tới bẩm báo: " Bệ hạ, tới lúc xuất hành rồi."
Trương Hoán đặt bút xuống, lúc này mới đứng lên nói với Thôi Ngụ: " Thôi ái khanh, trẫm rất tán thưởng cách khanh nói thẳng, mặc dù tương lai sẽ không có danh hiệu Tả Tể Tướng, nhưng trẫm vẫn sẽ cho khanh làm chủ quản Môn Hạ Tỉnh, vào ban Tướng Quốc."
" Thần tạ long ân của bệ hạ!"
Trương Hoán cười cười, xoay người đi tới đại điện. Nhưng sắc mặt Thôi Ngụ lại liên tục biến đổi, ông ta thấy Hoàng thượng sắp đi xa thì đột nhiên lấy hết dũng khí nói lớn tiếng: " Bệ hạ, án ám sát Trương phủ không phải do Thôi gia gây nên."
" Khanh nói cái gì?" Trương Hoán dừng bước ở cách vài chục bước, hắn từ từ nheo mắt mà cũng không quay đầu lại, chỉ lạnh lùng hỏi: " Trẫm không hiểu khanh đang nói cái gì?"
Thôi Ngụ " bùm!" một cái mà quỳ xuống nói đầy đau xót: " Bệ hạ! Thần nguyện ý lấy danh dự liệt tổ liệt tông Thôi gia mà thề, chuyện này xác thật không phải doThôi gia chúng thần gây nên."
" Cho tới bây giờ trẫm cũng không hề nói là do Thôi gia các ngươi gây nên."
Trương Hoán cũng bị Thôi Ngụ thề độc làm chấn động trong lòng. Hắn từ từ xoay người, vẫn thản nhiên hỏi: " Đây là lời của Thôi Viên hay là ý tứ của khanh?"
Thôi Ngụ thấy Trương Hoán đang vội vã vào triều thì lại ngừng bước, ông ta biết sự thật đã có thể xoay chuyển liền từ lập tức tận dụng cơ hội: " Hồi bẩm bệ hạ, đó cũng là ý tứ của gia chủ nhà chúng thần. Gia chủ đã sai người đi thăm dò làm rõ chuyện này, tuyệt không để cho hung thủ thực sự thực hiện được kế giá họa."
" Tốt lắm, trẫm liền chờ các ngươi điều tra báo cáo." Trương Hoán bỏ lại một câu nói, liền bước nhanh rời đi.
Trên điện Hàm Nguyên, quan viên đen ngòm đứng đầy nửa đại điện. Các quan đã là thất phẩm có ước chừng hai ba ngàn người. Cũng có rất nhiều quan lại địa phương về kinh làm việc, vừa gặp lúc nên cũng tham gia lần Triều hội này. Lời Hàn vừa mới ám chỉ đã truyền khắp trăm quan, trong lòng mỗi người đều là mừng lo ưu nửa nọ nửa kia. Không biết lần chấn chỉnh quan lại sắp tới liệu có rơi vào đầu của mình hay không.
" Bệ hạ giá lâm!" Khi hoạn quan trực cao giọng hô một tiếng, trong điện Hàm Nguyên lập tức yên tĩnh lại. Lập tức tám tên hoạn quan bưng khay vàng nối đuôi nhau mà vào, lại có mười sáu đứa cung nữ cùng hoạn quan vây quanh Trương Hoán xuất hiện ở trên thềm ngọc. Thôi Ngụ cũng đã lặng lẽ từ cửa hông khác đi vào trong ban. Bùi Hữu vẫn luôn chú ý tới ông ta, thấy ông ta đi vào từ bên cạnh điện thì trong mắt dường như có hơi khó hiểu.
Trương Hoán ngồi ở trên long vị, nhẹ nhàng khoát tay ra lệnh: " Khai triều!"
" Bệ hạ có chỉ, khai triều!"
Mấy ngàn người đứng lên khom mình hành lễ, đồng thanh hô lớn " Chúng thần tham kiến hoàng đế bệ hạ, chúc Ngô hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế!"
" Chúng ái khanh bình thân!"
" Tạ ơn bệ hạ!" Chúng quan lễ xong thì đứng thẳng người. Lúc này, Trương Hoán cao giọng nói với mọi người: " Trước khi nghị sự, đầu tiên trẫm muốn để các vị ái khanh gặp mấy người."
Trong đại điện hoàn toàn yên tĩnh, rất nhiều người đều liếc mắt về phía ngoài điện, không biết Hoàng thượng muốn cho bọn họ gặp người nào.
" Tuyên bốn người Đỗ Hoàn lên điện."
Đỗ Hoàn, đây là một tên xa lạ, gần như tất cả mọi người cũng không hề nghe nói tới. Chả mấy chốc, ở cửa đại điện xuất hiện bốn bóng người già nua. Trong điện Hàm Nguyên rộng rãi cao lớn, bốn người này trông thực nhỏ bé cô đơn. Trong đại điện hoàn toàn yên tĩnh, chỉ nghe thấy tiếng bước chân sàn sạt của bốn người.
Dưới ánh mắt của mấy ngàn người nhìn chăm chú, bốn người Đỗ Hoàn trông hơi căng thẳng, thậm chí còn vấp chân một cái suýt nữa ngã sấp. Nhưng dần dần bọn họ bắt đầu ngẩng đầu lên, bước chân cũng càng lúc càng lớn, càng ngày càng kiên định, cuối cùng bọn họ đứng ở trên thềm ngọc.
Lúc này, Trương Hoán từ từ đi xuống thềm, chỉ vào bốn người này mà trầm giọng nói với quần thần: " Trước hết trẫm giới thiệu cho các vị một lần, bốn người bọn họ đều là tướng sĩ bị bắt trong chiến dịch Đát La Tư. Không biết trong các vị còn có bao nhiêu người có thể nhớ tới trận đánh trong năm Thiên Bảo thứ mười khiến cho chúng ta phải từ bỏ vùng đất từ Thông Lĩnh sang phía tây."
Đại điện im ắng, bốn người già tóc trắng xoá dường như mở ra đường hầm thời gian, chiến dịch thảm thiết mấy chục năm trước lại bắt đầu hiện lên trước mắt mọi người. Dường như âm thanh hào hùng năm đó vẫn còn quanh quẩn bên tai mọi người, thời kỳ thiết kỵ Đại Đường tung hoành vạn dặm đã lặng lẽ bị dòng sông năm tháng bao phủ rồi biến mất trong trí nhớ của mọi người.
Nhưng hôm nay bốn người lão binh này xuất hiện làm cho tất cả mọi người lập tức ý thức được, thời kỳ huy hoàng của Đại Đường kỳ thật cũng không xa lắm, chỉ có tinh thần kiên cường chốn sa trường, ý chí đi vạn dặm trong lòng của dân tộc đã lụi tàn.
Nhìn mái đầu tóc trắng xoá của bốn người này, nhớ tới lúc bọn họ còn thanh xuân nhiệt huyết thì rời cố quốc đi xa vạn dặm vì nước mà chiến đấu. Nhưng không may mắn bị dị quốc bắt đi. Thoáng cái đã hơn ba chục năm trôi qua, nhưng bọn họ lại chưa từng quên cố hương của mình. Vô số buổi tối đứng ở trên đồi cao nhìn về phương đông xa xăm, bọn họ lại nhớ biết bao cha mẹ vợ con của mình.
Trong các đại thần bắt đầu có người cay mũi thổn thức vì nỗi bất hạnh của bọn họ. Không có người nào nói nên lời trong đại điện, chỉ có âm thanh sực sôi của Đại Đường hoàng đế đang vang vọng: " Ba mươi mấy năm qua. Bọn họ chưa bao giờ quên cố quốc của mình, trong tim bọn họ không lúc nào là không nhớ về cố hương và thân nhân của mình. Lần này đây, bọn họ rốt cục từ xa vạn dặm đã trở lại tổ quốc của mình. Bọn họ đã may mắn, bởi vì còn có hàng ngàn vạn người bị bắt vẫn còn đang ở dị quốc tha hương làm nô lệ. Trong bọn họ có rất nhiều người đã chết xa quê nhà, rất nhiều người đến lúc lâm chung đều nhìn về hướng cố quốc của mình mà vô cùng đau xót phải rời khỏi cuộc đời. Sở dĩ trẫm muốn mời bọn họ đến đại điện, là muốn để cho chư vị đều nhớ, hiện tại vẫn không phải là lúc chúng ta hưởng lạc. Nỗi sỉ nhục và khổ nạn của dân tộc Đại Đường chúng ta đã phát sinh trước kia, chúng ta còn có ngàn vạn đồng bào vẫn ở trong tay người Đại Thực, người tộc Thổ Phiên, người Hồi Hột làm nô lệ. Không thể để bị làm nhục, cho nên trẫm muốn các vị ái khanh cùng trẫm bắt đầu chăm lo việc nước, làm cho Đại Đường chúng ta sớm ngày trở nên cường thịnh. Chỉ có Đại Đường cường thịnh mới có thể làm cho những dị tộc còn đang ức hiếp đồng bào Đại Đường chúng ta phải đặt roi da xuống, chủ động thả đồng bào chúng ta quay trở về. Nếu như khi đó bọn họ vẫn không chịu trả lại, vậy chúng ta sẽ dùng chiến đao cùng giáo mác tới cửa bọn họ, thanh toán nợ cũ với bọn họ."
Âm thanh mạnh mẽ dõng dạc dấy lên nhiệt huyết ở sâu trong nội tâm mỗi người, vô số âm thanh trong đại điện phụ họa " Chúng thần nguyện cùng chung hoạn nạn với bệ hạ!" " Rửa sạch quốc sỉ!"
Cuối cùng, vô số âm thanh hòa nhập làm một, tình cảm mọi người trong đại điện trào dâng sục sôi " Chúng thần nguyện cùng bệ hạ chăm lo việc nước, sớm ngày làm Đại Đường cường thịnh!"
Trương Hoán hơi khoát tay, lập tức trong đại điện lại yên tĩnh. Hắn vái bốn người Đỗ Hoàn thật thấp rồi lập tức sai người đưa bọn họ ra khỏi cung.
Hào khí Triều hội đã được một lời dạo đầu kỳ diệu của Trương Hoán phát động nổi lên, đồng thời hắn cũng mượn sự bày tỏ đối với cựu binh Đát La Tư khiến ọi người đều biết rõ ràng quyết tâm của Hoàng thượng chăm lo việc nước. Dưới cờ đại nghĩa, sự đổi mới thể chế quyền lực tối cao Đại Đường sau thời Khai Nguyên cuối cùng lại mở màn một lần nữa.
" Bãi chức thực quan của Tả Hữu Tể Tướng, Trung Thư Lệnh, Môn Hạ Thị Trung, lấy bảy người Thượng Thư lục bộ cùng Môn Hạ Thị Lang làm Tướng, bàn bạc với Chính Sự Đường để thay phiên chấp chính việc chắp bút. Mỗi người có hạn định mười ngày."
" Môn hạ có quyền bổ nhiệm bãi chức. Thánh bút phúc đáp cũng không ngoại lệ"
" Hoàng Đế có quyền trực tiếp bổ nhiệm và miễn nhiệm quan viên từ tứ phẩm, nhưng không thể vượt qua Trung Thư mà phát chiếu với những việc quan trọng. Bản chế cáo của viện Hàn lâm cũng không được vượt qua quyền lục bộ, chỉ giới hạn với bái miễn các Tướng, hạ lệnh chinh phạt."
Người tuyên bố điều lệ cách tân là Lại Bộ Thị Lang Hồ Dong, mặc dù lần này hắn không thể chen vào đội ngũ Tướng vị, nhưng hắn lại có thể khống chế nhân sự bổ nhiệm và miễn nhiệm quan viên trung hạ tầng, quyền lực cực kỳ quan trọng. Ai cũng biết hắn là tâm phúc trrung thành của Trương Hoán, hắn làm Tướng chỉ là việc sớm muộn. Sau khi đọc bản chiếu thư bãi quyền của Tướng Quốc và phân quyền cho Tướng quân, hắn lập tức lại tuyên bố một bản bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự quan trọng.
Bãi miễn chức Tả Tể Tướng Môn Hạ Thị Trung của Thôi Ngụ, chuyển sang làm Môn Hạ Thị Lang, đồng thời gia phong làm Kim Tử Quang Lộc đại phu, Đồng Trung Thư môn hạ Bình Chương Sự. Cái này hiển nhiên là vì để phù hợp với chế độ cải cách Tướng quyền mà định ra. Bản thân Thôi Ngụ cũng không có hành động không làm tròn chức trách nào. Cho nên khi giáng Thôi Ngụ từ Môn Hạ Thị Trung hàm chánh tam phẩm xuống chánh tứ phẩm Môn Hạ Thị Lang, Trương Hoán lại đồng thời phong ông ta làm Kim Tử Quang Lộc đại phu hàm chánh tam phẩm để vẫn giữ quan phẩm của ông ta như trước.
*****
Thôi Ngụ lập tức đi ra khỏi ban, tiến lên khom người tạ ơn " Thần tạ ân bệ hạ!"
Trương Hoán mỉm cười nói với ông ta: " Thôi ái khanh, sau này Môn Hạ Tỉnh là Ty chuyên xem xét sửa sai, trách nhiệm quan trọng. Hoàng đế Thái Tông từng nói, chiếu sắc Trung Thư hoặc có lỗi lầm thì Môn Hạ đương nhiên sửa sai, hoặc cẩu thả và trả thù riêng, biết là bất chính mà vẫn chỉ thuận theo ý của một người thì là họa lớn của triệu dân. Đây cũng là việc làm mất nước, cho nên trẫm hy vọng khanh có thể giữ nghiêm triều chính, chớ vì nhân tình mà buông lỏng."
Thôi Ngụ cảm giác sâu sắc sự tín nhiệm của Trương Hoán đối với mình, ông ta thi lễ thật thấp rồi nói nghiêm nghị: " Thần quyết không để phụ thánh ân của bệ hạ, giữ nghiêm chính mình lẫn mọi người, dùng việc để bàn việc, tuyệt không có nửa điểm làm việc theo tình riêng hay nể nang."
Trương Hoán gật đầu, lại lệnh cho Hồ Dong tiếp tục tuyên bố. Hồ Dong nhẹ nhàng ho khan một tiếng, tiếp theo lại đọc cải cách cơ cấu ở các địa phương:
" Huỷ bỏ chế độ quận thiết lập thời Thiên Bảo, khôi phục chế độ châu trước thời Thiên Bảo. Thứ Sử các châu trực tiếp do triều đình phụ trách, hủy bỏ chế độ mười đạo thiên hạ, hủy bỏ Quan Sát Sứ các đạo, đổi thành Giám Sát Sứ và Tuyên Phủ Sứ đi kiểm tra không định kỳ các châu; hủy bỏ chức Thiết Biệt ở các châu"
Ở trước thời Tùy, quan phủ địa phương chia ba cấp châu, quận, huyện. Nhưng sau thời Tùy Đường, cấp quận liền từ từ hủy bỏ, trực tiếp thiết lập hai cấp châu, huyện. Đó chủ yếu là để giảm bớt biên chế quan viên địa phương và tăng cường sự khống chế của triều đình trung ương đối với địa phương. Nhưng đến thời Thiên Bảo lại sửa châu là quận, mặc dù về cấp bậc thì có vẻ như không thay đổi, nhưng trên thực tế thì làm nổi lên tác dụng của đạo nên lại khôi phục ý đò ba cấp đạo, châu, huyện. Như cách ba cấp tỉnh, thị, huyện ngày nay vậy. Cho nên lần cải cách cơ cấu địa phương thì trọng điểm chính là hủy bỏ một cấp đạo, đổi quận thành châu. Lại khôi phục chế độ hai cấp châu, huyện để tăng cường khống chế của triều đình đối với địa phương. Mà Quan Sát Sứ trên danh nghĩa chỉ là chế độ tạm thời, nhưng trên thực tế nó chính là cấp quan cao hơn cấp đạo, một loại nhậm chức dài hạn. Cho nên sau khi hủy bỏ cấp đạo ở quan phủ địa phương thì cũng tương ứng hủy bỏ Quan Sát Sứ, mà đổi thành Giám Sát Sứ và Tuyên Phủ Sứ tạm thời. Đó cũng là để tăng cường sự giám sát và khống chế đối với địa phương.
Đổi quận thành châu, huỷ bỏ mười đạo thiên hạ đối với các quan viên triều đình đều không có nhiều ý nghĩa. Dù sao nó không đề cập đến lợi ích thiết thân. Nhưng ngay sau đó Hồ Dong tuyên bố việc thiết lập một cơ cấu thì lại giống như chọc vào tổ ong vò vẽ làm kích động một tràng ồ lên trên đại điện.
" Từ sau thời Khai Nguyên, việc chiếm đoạt ruộng đất ngày càng nghiêm trọng. Huyền Tông hoàng đế từng ba lần hạ chỉ nghiêm cấm chiếm đoạt ruộng đất nhưng hiệu quả rất thấp bởi vì lý do thiếu chế độ. Nay từ thời đại loạn chuyển sang thái bình, đất đai vô chủ trong thiên hạ đã hơn bốn trăm vạn khoảnh. Cùng với tình thế đồng ruộng đã thành khiến cho phải nghiêm khắc khống chế chiếm đoạt ruộng đất. Cho nên triều đình thiết lập chức Thổ Địa Điền Mẫu Giám, chức Đồng Diêm Thiết Giám, thống nhất quản lý đồng ruộng thiên hạ. Các châu lập riêng Ty Thổ Địa Điền Mẫu, Khống Điền Mẫu, Chưởng Tô Dong trực tiếp thuộc về Mẫu Giám của triều đình."
Lệnh này vừa đọc ra, lập tức gây nên sóng to gió lớn, tiếng bàn luận trên đại điện nổi lên bốn phía. Đây không chỉ có là nghiêm khắc khống chế chiếm đoạt ruộng đất đơn giản như vậy, bởi vì ba chữ: Chưởng Tô Dong có ý nghĩa sâu xa.
Cái này có ý nghĩa quan nha cấp châu sẽ không còn trực tiếp quản lý thuế ruộng và cây trồng mà chỉ đem số liệu tập hợp từ Tô Dong các huyện báo lên. Còn thuế ruộng cây trồng từ các huyện trực tiếp giao cho Thổ Địa Điền Mẫu ty đã thiết lập ở các châu. Như thế thực hành việc chia lìa, dò xét lẫn nhau trên sổ sách. Một đao cắt đứt sự ràng buộc lợi ích giữa các châu huyện.
Trong tiếng nghị luận ồn ào, Hồ Dong cao giọng lớn tiếng tuyên bố: " Thổ Địa Điền Mẫu Giám, Thiết Giám sẽ do Điện trung Giám Bùi Minh Viễn đảm nhiệm, bên dưới lại thiết lập hai chức Thiếu Giám giúp đỡ, đặc biệt đề bạt hai người Binh bộ Viên Ngoại Võ Nguyên Hành và Giá Bộ Lang Trung Ngưu Tăng Nhụ đảm nhiệm chức Thiếu Giám."
Bên ngoài triều đình.
Cùng vào lúc triều đình cử hành Tân Đế Đại Triều lần đầu tiên, Trong phường Thông Tể Trường An cũng thấy năm người kỳ quái. Bởi vì kỳ quái chỉ là trong con mắt nhìn của từ dân chúng bình thường. Năm người này ai nấy đều có vóc người khôi ngô, bước đi ngẩng đầu ưỡn ngực. Mắt bọn họ liếc xéo mang theo một loại kiêu ngạo lạnh lùng đến tận xương cốt. Năm người xếp thành hàng đi rất nhanh với khí thế làm cho người bán hàng rong mở quán ở cửa phường vội vàng né tránh sang hai bên.
Trong năm người này thì kẻ đi phía trước nhất hiển nhiên là thủ lĩnh của bọn họ. Hắn ước ba mươi tuổi, phong thái bình tĩnh đầy vẻ nghiêm túc. Hắn chính là thủ lĩnh tình báo Thôi gia tại Trường An: Thôi Liên Tinh. Hắn được lệnh của Thôi Viên điều tra vụ án ám sát Trương phủ. Trong vụ án ám sát tại Trương phủ bị về phía quan phủ không có bất cứ ghi chép gì, tư liệu của Giám Sát Thất cũng đã bị tiêu hủy toàn bộ. Thôi Viên cho hắn một số tin tức về vụ án cũng là về sau một số gia nhân Trương phủ nói lại. Còn tin về hiện trường cũng là do Thôi Ninh nói cho đôi lời với Thôi Tuyết Trúc.
Nhưng đó chỉ là những tin tức đáng thương, Thôi Liên Tinh dựa vào sự suy đoán chu đáo của hắn đã phát hiện một manh mối. Thích khách có thể quen thuộc bố phòng trong phủ, hơn nữa có thể thoát đi thì trước đó nhất định đã làm rất nhiều công tác chuẩn bị. Hơn nữa có thể khẳng định trong phủ có nội ứng của chúng. Dựa theo lẽ thường suy đoán, thích khách bố trí tỉ mỉ được như thế thì sau đó tất sẽ giết nội ứng để diệt khẩu. Cho nên, chỉ cần xem người Trương phủ bị mất tích sau đó là có khả năng tìm được nội ứng này. Có điều là sau đó Trương phủ tịnh không có ai mất tích, tất cả cũng đã được điều tra. Cứ như vậy, sự chú ý của Thôi Liên Tinh liền tập trung tại những người chết đi đêm đó. Buổi tối hôm đó tổng cộng đã chết ba người, một đôi thị nữ tỷ muội và một bà vú nuôi. Thị nữ tỷ muội nghe nói là năm đó Trương Hoán mua từ chợ nô lệ Phượng Tường, không có thân nhân, đối với Thôi Ninh một mực trung thành và tận tâm. Hơn nữa từ hiện trường mà xét thì bọn họ liều mình bảo vệ tiểu chủ nhân, sau khi chết cũng không có tiền bạc trong người, hẳn là không có động cơ làm nội ứng.
Cuối cùng, chú ý của Thôi Liên Tinh tập trung vào người khác đã chết, đó chính là bà vú nuôi. Bà chết ở gian ngoài phòng, nhưng lại ôm đứa bé chạy ra ngoài, phản ứng cũng có vẻ hơi nhạy bén. Mang theo một nỗi hoài nghi, tối hôm qua cả đêm Thôi Liên Tinh tìm được người đã khám nghiệm tử thi cho ba người chết. Từ trong miệng hắn biết được, vú nuôi tổng cộng trúng năm kiếm, trước ngực bị một kiếm trí mạng, phía sau lưng bốn nhát kiếm, mà khi chết mặt úp xuống đất. Nói cách khác, thích khách e sợ bà ta không chết, nên từ phía sau lưng đâm thêm bốn nhát kiếm. Trong khi đó đứa bé đã được thị nữ ôm chạy, cho dù vào lúc thời cơ ít ỏi mà thích khách không vội đuổi theo ngăn cản, lại coi trọng một bà vú nuôi không quan trọng như thế, sợ bà ta không chết là tại sao? Đáp án gần như liền hiện ra.
Nếu phát hiện ra đầu mối quan trọng này, Thôi Liên Tinh liền quyết định tìm căn nguyên vấn đề từ bà ta. Lúc đầu vú nuôi ở tại Thôi phủ hầu hạ Thôi Ninh, cho nên tư liệu trong Thôi phủ cho phép hắn tra ra, vú nuôi họ Trần, nhà ở phường Thông Tể Trường An, chồng bán thịt lợn ở chợ. Trong nhà còn có hai đứa con, con gái năm ngoái đã xuất giá, con trai mười bốn tuổi đang đi học. Tư liệu Thôi phủ chỉ có như vậy, còn lại thì phải tới cửa điều tra nghe ngóng.
" Đây! Chính là nhà này."
Một thủ hạ đã tới từ sáng sớm liền chạy tới chỉ vào một cái cửa nhỏ mà nói: " Số chúng ta rất tốt, nghe nhà hàng xóm nói, nam nhân nhà này hơn mười ngày nay cũng không thấy đâu. Nhưng sáng sớm nay thuộc hạ đã thấy hắn, nhưng vẫn không có đi ra khỏi cửa."
Thôi Liên Tinh gật đầu rồi ngẩng đầu đánh giá nhà Trần vú nuôi. Đây là một hộ gia đình rất bình thường ở Trường An. Hắn tiến lên hai bước, một căn nhà nhỏ, phòng ốc đã hơi cũ. Hắn nói với thuộc hạ bên cạnh " Đi tới gọi cửa!"
Lập tức có hai người đi lên gõ cửa. Có điều gõ hồi lâu mà bên trong cũng không có động tĩnh, càng không có ai ra mở cửa.
Thôi Liên Tinh đảo mắt nhìn vòng quanh, người đi đường không nhiều lắm. Hắn lập tức ra lệnh: " Leo tường vào!"
Tường viện rất thấp, trừ hai người ở lại bên ngoài canh chừng, bốn người khác nhảy vào. Trong sân rất yên tĩnh, nhưng trên mặt đất lại không sạch sẽ. Có thể nhận ra được chủ nhân đã lâu không quét dọn. Đột nhiên, trong phòng vọng ra " cạch!" một tiếng. Mặc dù âm thanh rất nhỏ, Thôi Liên Tinh lập tức bước dài tiến lên đá một cước làm bay cửa phòng. Một luồng sáng lập tức tràn vào trong phòng u ám, chỉ thấy trong phòng chất đống đồ linh tinh. Ở một góc phòng đang có một cái người nam nhân trung niên. Đúng là ông chồng đồ tể của Trần vú nuôi đang nhìn bọn họ với vẻ mặt hoảng sợ.
← Hồi 277 | Hồi 279 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác