← Hồi 486 | Hồi 488 → |
Ngày mười bảy tháng năm năm Kiến An thứ mười hai, Lưu Bị cầm đầu dẫn quân tấn công Cức Dương.
Niết Dương lệnh Quan Bình, tập kết binh mã tại hai huyện Niết Dương, An Định cộng lại sáu ngàn người phát động tập kích Cức Dương. Đêm đó, phó úy huyện Cức Dương Phó Dung tử trận trong đại doanh, toàn quân bị diệt. Cức Dương lệnh Đặng Chi lập tức làm công tác chuẩn bị ứng chiến thật tốt, cũng khẩn cấp tới trấn giữ thành Cửu Nữ, Tào Sử Đỗ Kỳ quận Nam Dương cầu viện. Giờ tý, Tào Sử Đỗ Kỳ quận Nam Dương tập trung ba nghìn binh mã, từ thành Cửu Nữ hỏa tốc tới thành Cức Dương tiếp viện.
Quan Bình, đóng quân cạnh bờ sông phía nam.
Chiến sự xảy ra quá bất ngờ, không chỉ làm Đặng Chi trở tay không kịp, mà ngay cả Tào Bằng cũng cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Buổi trưa ngày thứ hai, Tào Bằng nhận được tin Cức Dương bị tập kích, không khỏi giật mình... Tuy nhiên, sau khi hắn nghe tin Phó Dung tử trận tại bến Cức Thủy thì lập tức giận tím mặt. Sau vài giây ngỡ ngàng, Tào Bằng hạ lệnh, để Điển Mãn và Hứa Nghi tiên phong, hắn đích thân dẫn sáu nghìn binh mã, gấp rút tới Cức Dương tiếp viện. Cuộc chiến này vừa bắt đầu, đã làm toàn bộ huyện thành Vũ Âm lập tức bị rung chuyển. Lương tồn kho trong phủ, các loại vật tư quân giới, tất cả đều lũ lượt được vận chuyển ra bên ngoài không ngừng. Từng đội từng đội binh mã xuất phát rời khỏi đại doanh, tập kết ngoài thành Vũ Âm.
-Cậu!
Tào Bằng đầu đội mũ giáp, ngay lúc chuẩn bị đi thì bị Đặng Ngải ra chặn đường.
-Cậu không thể xuất binh.
-Vì sao?
Tào Bằng ngạc nhiên nhìn Đặng Ngải, có chút khó hiểu.
-Chưa nói Cức Dương có hai vị thúc phụ Đặng, Đỗ trấn thủ, binh mã Lưu Bị mặc dù chiếm lĩnh phương nam, nhưng cũng khó mà phá được Cức Dương. Ngược lại nếu cậu xuất binh, Vũ Âm binh lực hư không. Nếu chẳng may Lưu Bị vượt sông tấn công, Vũ Âm thật khó mà chống nổi, mong cậu suy xét kỹ trước khi đi.
Đặng Ngải nắm chặt ống tay áo của Tào Bằng, lớn tiếng khuyên can.
Còn Tào Bằng sau một thoáng phân vân, bỗng cười tươi.
-Yên tâm, Lưu Bị không dám hành động đâu.
Hắn hiểu rất rõ về Lưu Bị!
Lưu Bị tuyệt đối là loại người không lợi không làm.
Một khi Lưu Bị dụng binh Vũ Âm, liền có nghĩa là tuyên chiến với Tào Tháo. Tuy khi trước Lưu Bị công phá Uyển Thành, là đã tuyên chiến với Tào Tháo, nhưng nay có sự trấn áp của Lưu Biểu, hơn nữa với thế cục Nam Dương hiện tại, cũng không có cơ hội khai chiến, Lưu Bị sao có thể xuất binh?
Cũng chính vào lúc này, thám mã báo tin về: Sáng nay Uyển Thành điều động rất nhiều binh mã.
Trần Đáo và Lã Cát làm chủ tướng của Tây Ngạc và Bác Vọng, cùng lúc thu quân về thế phòng ngự.
Lưu Bị lệnh Tuân Kham trấn thủ Uyển Thành, Quan Trương Triệu Vân tiên phong, khởi tốc tới Niết Dương...
Tào Bằng vỗ vỗ đầu Đặng Ngải, hạ giọng nói:
-Quả không ngoài dự đoán của ta, Lưu Bị không dám động thủ. Y phái binh đi Niết Dương, một mặt là để phòng ngừa tình thế mở rộng, mặt khác, cũng là để người khác không thể lợi dụng sơ hở. Nếu ta không nhanh chóng tới tiếp viện Cức Dương, e rằng Đặng Bá Miêu và Đỗ Bá hầu khó có thể chống chọi nổi với Lưu Bị. Khi đó, Lưu Bị nếu tấn công Cức Dương, ta tất sẽ bị động.
Tiểu Ngải ở lại, ngoan ngoãn theo học chú Dương.
Thêm nữa, từ Cức Dương đến Vũ Âm cũng chỉ cần một ngày. Nếu Vũ Âm nguy cấp, ta sẽ lập tức quay lại, vậy Lưu Bị sao có thể làm khó dễ ta được?
Nói xong, Tào Bằng liền bỏ bàn tay bé nhỏ của Đặng Ngải ra, đi nhanh về phía cửa phủ.
Phi Đà binh đã sớm chuẩn bị sẵn sàng.
Tào Bằng nhảy lên lưng ngựa, dẫn Phi Đà binh rời đi nhanh như chớp.
Đặng Ngải chạy ra đứng trên bậc cửa chính, nhìn theo bóng Tào Bằng đi xa dần, trên khuôn mặt non nớt vẫn đầy vẻ khó hiểu, có chút lo lắng.
- Tiểu Ngải, cậu làm sao vậy?
Thái Địch tiến đến, khẽ hỏi.
Đặng Ngải nói nhỏ:
- Không biết, chỉ là cảm thấy, cậu lúc này đây, chỉ sợ là quá coi thường Lưu Bị.
Thái Địch nghe xong, không kìm nổi bật cười.
Anh ta vỗ vỗ vai Đặng Ngải, cười nói:
- Tiểu Ngải, cậu không phải lo. Thầy đã trải qua cả trăm trận chiến, từng đối mặt qua bao nhiêu tình thế nguy hiểm? Chỉ mình Lưu Huyền Đức, sao có thể làm khó thầy được? Theo tôi thấy, cậu quá lo lắng đó thôi... Đúng rồi, sư mẫu vừa viết một bài văn, nhờ tôi gửi tới chủ ký Lư. Chỉ có điều tôi lúc này còn đang bận chuyện, Thừa Ngân quận Dương lệnh tôi đi gặp Khương thúc phụ. Hay là cậu vất vả một chuyến, giúp tôi đưa bài văn này qua đó.
Vừa nói, Thái Địch vừa đưa một túi thư cho Đặng Ngải.
Đặng Ngải nhận thư, gật gật đầu nói:
- Vậy được rồi, tôi sẽ chuyển nó cho chủ ký Lư.
Chủ ký Lư, chính là Sử Lư Dục của tòa soạn báo.
Lư Dục quản lý báo Chân Lý Nam Dương, tuy mười ngày mới phát hành một lần, nhưng nhiệm vụ lại vô cùng nặng nề. Là phát ngôn của Tào Bằng ở quận Nam Dương, báo Chân Lý Nam Dương nhận trách nhiệm dẫn đường dư luận quận Nam Dương. Nhưng cũng đừng coi thường dư luận này, ở thời điểm then chốt, nó sẽ tạo ra ảnh hưởng cực kỳ lớn. Mà nay, Lưu Bị ngang nhiên xuất binh, cũng không phải là chuyện nhỏ. Báo Chân Lý Nam Dương cần phải truyền tin tức này ra ngoài đầu tiên, đồng thời phải là người đầu tiên khiển trách sự hung bạo của Lưu Bị... Lúc trước, mỗi khi có việc lớn phát sinh, Tào Bằng đều là người sáng tác tác phẩm cho báo Chân Lý.
Ví dụ như, sau vụ cấy mùa xuân, số đầu tiên của báo Chân Lý xuất bản, Tào Bằng đã từng viết một bài văn thảo luận thừa dịp nông nhàn mở kênh dẫn nước, để phòng ngừa sớm. Mở kênh dẫn nước như thế nào, làm sao để tăng mạnh kiến thiết thủy lợi, đây là vấn đề được thảo luận sôi nổi rộng rãi khi đó.
Đối với những cường hào Nam Dương mà nói, đúng là có được thửa ruộng lớn.
Làm sao có thể bảo đảm được lợi ích thu vào của bọn họ, đó là điều họ quan tâm nhất.
Mở kênh dẫn nước, chưa nói đến cường hào, đối với quan phủ Nam Dương mà nói, đây đúng là lợi lớn hơn hại. Tuy nói là đề xuất của Tào Bằng, việc kênh dẫn nước mở vào lúc này, vì các cường hào, làm không ít người cảm thấy bất mãn. Nhưng suy xét cẩn thận, nếu có quan phủ mở kênh dẫn nước, tất nhiên sẽ gây ra nhiều tranh cãi.
Kết quả là, những cường hào đó sau khi thảo luận đã quyết định bỏ vốn, tự mở kênh dẫn nước ở nơi quản lý, sau đó quan phủ ra mặt, tiến hành điều chỉnh, nối xe Tào Công... Cứ như vậy, đối với hai bên mà nói, chắc chắn là một kết quả tốt.
Mà lúc này, Tào Bằng muốn tuyên chiến, đương nhiên cũng nên công bố rõ ràng.
Tào Bằng không có thời gian, vì vậy đã để Hoàng Nguyệt Anh viết thay, dựa theo thói quen của hắn, viết một bài xã luận mạch lạc, lưu loát.
Tiêu đề của bài xã luận này là: Không muốn chiến, tuyệt không sợ chiến!
Hoàng Nguyệt Anh đầu tiên là viết đề mục, sau đó trần thuật việc Cức Dương bị tấn công.
Bài xã luận ca ngợi hành động dũng cảm của mấy người Phó Dung, đồng thời quở trách Lưu Bị, phá hủy hiệp ước, ngang nhiên phát động chiến tranh, gây thiệt hại, phá hỏng cục diện hòa bình quận Nam Dương...
Bài xã luận này không khác lắm so với những bài xã luận của đời sau.
Nhưng ở thời đại này, lại có tác dụng cực kỳ lớn.
Tào Bằng chiếm được điểm cao về phẩm hạnh đạo đức, đối với những cường hào quận Nam Dương mà nói, Tào Bằng mang theo ánh sáng chính nghĩa.
Sau khi Lư Dục nhận được bài xã luận, lập tức hạ lệnh xuất bản.
Báo Chân Lý Nam Dương lần đầu tiên phát hành phụ san, bắt buộc trong cùng ngày phải được truyền phát tới tay các cường hào khắp nơi... Phụ san chỉ có hai bản... Bản thượng theo phương thức bình dị, trần thuật lại sự tình. Còn bản thứ hai, lấy bài xã luận của Hoàng Nguyệt Anh làm chủ đề chính, tăng thêm bình luận về việc khác.
Số lượng phụ san, ba nghìn bản.
Đối tượng bị chĩa mũi nhọn vào, không chỉ có cường hào các nơi, còn gồm cả các thư viện Nam Dương.
Thân là chủ biên của báo Chân Lý Nam Dương, Lư Dục hiển nhiên sẽ không bỏ qua một cơ hội tốt như vậy, tự tay viết một bài hịch về Lưu Bị.
Công việc in ấn thành báo nhanh chóng được triển khai.
Toàn Bộ toàn soạn Chân Lý ở Nam Dương đều trở nên bận rộn khác thường.
Đặng Ngải tiện đường đi vào, chỉ thấy mọi người vội vội vàng vàng, bận tối mắt tối mũi.
-Tào Hữu Học đã xuất binh?
Tuân Kham khoanh tay đứng bên sông Dục Thủy.
Buổi trưa, Tào Bằng lệnh Điển Mãn và Hứa Nghi làm tiên phong, đích thân dẫn binh đi Cức Dương.
-Vậy thì khác gì nói Vũ Âm hiện nay không người phòng thủ?
-Đúng vậy.
Tuân Kham thoáng mỉm cười.
Anh ta đột nhiên quay người lại, nhìn về phía viên Đại tướng đang đứng phía sau.
-Dực Đức, Tử Long, tương lai của chủ công, hiện tại đang ở trong tay của chúng ta.
Nay chủ công đích thân xuất binh, cùng nhị tướng quân phục kích Tào Bằng.
Dực Đức dẫn một đội binh mã lập tức xuất phát... Nhớ kỹ, không được rút dây động rừng.
Ta và quân của Đốc trung Tử Long sẽ xuất kích theo sau, chậm nhất sáng sớm mai phải hội hợp với Dực Đức, sau đó mới cùng công phá Vũ Âm.
Chờ Vũ Âm thất thủ, tình hình Tào Bằng ở Nam Dương, cũng theo đó mà nhanh chóng thất bại. Tuy hắn có tiếng nói ở Nam Dương, nhưng nếu không đủ vũ lực thì cũng có nghĩa là khó có thể sống yên. Sau khi Dực Đức đến Vũ Âm, nhất định phải mai danh ẩn tích, tuyệt đối không được tự ý tấn công.
-Rõ!
Trương Phi nghe xong chắp tay tuân mệnh.
Anh ta xoay người rời đi, còn nét mặt Triệu Vân vẫn không bộc lộ cảm xúc gì.
Tào Bằng nói không sai, với cục diện hiện tại, Lưu Bị quả thật là không dám hành động thiếu suy nghĩ.
Thế nhưng, hắn lại bỏ qua một chuyện...
Ba người Lưu-Quan-Trương giống như anh em một nhà. Tuy việc kết nghĩa Đào Viên là do đời sau tự bịa ra, nhưng tình cảm của ba người họ, thật sự không phải chuyện hư cấu, mà đó là sự thật.
Hơn nữa, tình cảm của ba người bọn họ, Tiểu Bát Nghĩa cũng không thể sánh bằng.
Tiểu Bát Nghĩa ban đầu ở Hứa Đô kết nghĩa kim lan, nói toạc ra thì là có giở trò ở bên trong.
Đặc biệt là đám người Tào Chân, cũng không có cảm tình lắm với Tào Bằng. Trong Tiểu Bát Nghĩa, ngoài Vương Mãi và Đặng Phạm ra, mấy người còn lại không có cảm tình với Tào Bằng nhiều như hai người họ. Ba người Tào Bằng, Vương Mãi và Đặng Phạm, là thật tâm kết tình huynh đệ; ba người Tào Chân, Chu Tán và Tào Tuân, tình cảm vô cùng sâu đậm. Còn Điển Mãn và Hứa Nghi, tuy cũng có chút giao tình, nhưng tình cảm không trong sáng giống như của ba người Lưu-Quan-Trương.
Tào Bằng khinh thường tình cảm của ba người Lưu Bị.
Hắn tuyệt đối không ngờ rằng, khi Quan Vũ quyết chí báo thù, Lưu Bị cũng không để ý đến hậu quả, ủng hộ Quan Vũ xuất binh...
Những mưu thần như Tuân Kham, Gia Cát Lượng, hay Mã Lương, không ngờ cũng không hề khuyên can Lưu Bị, ngược lại còn đồng tâm hiệp lực, bày mưu tính kế giúp Lưu Bị.
Tuân Kham tuy trong lòng không tán thành việc Lưu Bị xuất binh.
Nói cách khác, anh ta không tán thành việc Lưu Bị chủ động tấn công...
Nhưng thực quân chi lộc, vi quân phân ưu, nếu Lưu Bị đã hạ quyết tâm, như vậy thân là quân sư thân cận nhất bên cạnh Lưu Bị, Tuân Kham đương nhiên sẽ phải cẩn thận vạch mưu giúp Lưu Bị. Ngay hôm trước, Gia Cát Lượng đã rời khỏi Uyển Thành, đi thông đêm về Tương Dương, tranh thủ giành lấy sự ủng hộ của Cựu bộ Sơn Dương.
Bên trong Kinh Châu, cũng không chỉ có nhóm người Khoái Việt...
Tuy rằng Cựu bộ Sơn Dương đã bất hòa với Lưu Biểu, nhưng ảnh hưởng vẫn không chút thuyên giảm.
Lưu Biểu quả thật không hề muốn đối đầu với Tào Tháo... Nói cách khác, trước tình hình như hiện tại, là không dám đối đầu với Tào Tháo. Nhưng nếu lúc này Lưu Bị thật sự có thể công chiếm Vũ Âm, đánh tan quân của Tào Bằng, Lưu Biểu cũng tuyệt nhiên sẽ không phản đối. Nếu Tào Tháo mất Nam Dương, như vậy Hứa Đô chắc chắn sẽ thuộc về Lưu Biểu. Anh ta mặc dù sợ Tào Tháo, nhưng cũng sẽ không để ý, tạo thêm chút phiền toái cho Tào Tháo.
Nghĩ đến đây, mặt Tuân Kham thoáng hiện chút vẻ lạnh lùng.
Anh ta quay đầu nhìn Triệu Vân.
-Tử Long, lập tức cử người tới Bác Vọng, nhắc nhở: mấu chốt trong trận chiến Vũ Âm, chính là ở việc anh ta có thể ngăn chặn được Ngụy Diên hay không.
Triệu Vân chắp tay vâng lệnh, nhanh chóng rời đi.
Tuân Kham hít một hơi thật sâu, nhắm mắt lại.
Văn Nhược, sau trận chiến này, còn ai dám nói lựa chọn của ta là sai?
← Hồi 486 | Hồi 488 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác