← Hồi 477 | Hồi 479 → |
Đặng Uy biến sắc, nét mặt của y trở nên khó coi hơn.
Bạch Đà binh.
Toàn bộ quận Nam Dương thì chỉ có một đội Bạch Đà binh, cũng chính là đội quân của Tào Bằng.
Mới nhìn thìXem ra Tào Bằng đã quyết định nhúng tay vào chuyện của nhà họ Đặng. Lưu Hoàng thúc nói đúng. Tào Hữu Học dã tâm cực lớn, to gan lớn mất, là một người vô pháp vô thiên. Nếu như vậy ta sẽ cho ngươi biết ai là người làm chủ trên phần đất của Đặng thôn này."
- Người đâu! Mau mở cửa cho ta.
Uy danh của Đặng Uy ở Đặng thôn rất cao. Gần như toàn bộ dòng họ đều nằm trong bàn tay của y.
Đương nhiên cũng sẽ có những tên không có mắt dám đứng ra đối đầu với y. Có điều phần lớn thời điểm, Đặng Uy đều nắm thế chủ động.
Mặc dù Đặng thị xuống dốc nhưng nhân số vẫn còn rấát nhiều.
Trong những năm qua, Đặng thôn thừa dịp triều đình giảm quyền kiểm soát với Cức Dương mà liên tục thu hút dân cư khiến cho so với năm đó, bây giờ Đặng thôn đã thịnh vượng hơn nhiều. Ít nhất thì môn khách trong nhà họ Đặng cũng phải tới hơn trăm. Những người này đều là du hiệp trên giang hồ. Có một số người là những người không sợ chết. Cũng vì nguyên nhân này, Đặng Uy chỉ cần ra lệnh là có thể huy động tới cả ngàn người, nghiễm nhiên trở thành bá chủ của một phương.
Sắc mặt Đặng Chi tái mét, nhìn Đặng Uy đầy căm tức.
Còn Đặng Ngải thì mừng rỡ.
- Thúc phụ! Cữu cữu phái người tới đây.
Gã không mở miệng còn tốt, vừa mở miệng liền thu hút sự chú ý của Đặng Uy.
Chỉ thấy Đặng Uy nở nụ cười:
- Người đâu! Mau bắt thằng nhãi con này lại cho ta.
- Các ngươi dám?
- Ha ha! Ngươi hãy chống mắt lên xem ta có dám hay không.
Cũng tốt! Nhân tiện cho tên Tào Hữu Học kia biết một chút rằng ở Cức Dương còn chưa tới lượt hắn ra lệnh.
Đặng Uy còn chưa dứt lời thì ngoài cửa đã vọng vào một tiếng động thật to.
Ngay sau đó là những tiếng huyên náo, hỗn loạn vọng vào cùng với cả tiếng kêu khóc.
Hơn mười bảy con lạc đà trắng vọt vào trong sân của nhà họ Đặng. Người cầm dẫn đầu rõ ràng là Bàng Đức. Có điều Bàng Đức cũng không phải là người cầm đầu. Sau khi gã vọt vào trong sân nhà họ Đặng liền thúc lạc đà tránh sang một bên. Bám sát theo sau là hơn trăm Bạch đà binh vọt vào Đặng gia. Mười mấy môn khách nhà họ Đặng thấy vậy liền hò hét, rút dao kiếm định xông lên.
Nhưng bọn chúng nào ngờ từ trên tường chợt có sáu tên ám sĩ vọt vào.
Bọn họ không nói không rằng giơ tay lên, giương nỏ bắn về phía đám môn khách kia. Lực của cương nỏ sau vô số lần cải tiến so với lần Tào Bằng đi sứ phía Bắc sức càng mạnh thêm. Sáu cây nỏ bắn xong, đám ám sĩ liền nhảy xuống khỏi tường. Khi hai chân họ chạm đất liền quay người, lao về phía trước rồi đột nhiên cúi đầu. Từ sau lưng họ lại có sáu mũi tên bay tới.
Nói thì chậm nhưng diễn biến khi đó lại cực kỳ nhanh.
Động tác của đám ám sĩ nhanh như chớp khiến cho đám môn khách không kịp phản ứng.
Mấy tên môn khách dẫn đầu bị cương nỏ bắn chết ngay tại chỗ. Ngay sau đó, đám ám sĩ liền vọt lên, trong tay họ lăm lăm một cái tiểu thuẫn và đoản kiếm. Sáu tên ám sĩ phối hợp hết sức nhịp nhàng, tọa thành hai đội hình mũi tên. Hai người yểm hộ còn một người tấn công. Chỉ trong thời gian ngắn, lại có bốn, năm môn khách ngã trong vũng máu. Đoản kiếm trong tay đám ám sĩ để lại rất nhiều vết thương trên người họ, máu tươi tuôn xối xả..
Đặng Uy sợ tới mức choáng váng.
Ám sĩ ra tay cứ một chiêu là giết một người, không hề có một chút động tác thừa.
Từ đầu tới cuối, những người này thậm chí không hề nói một câu còn thủ hạ của gã thì chết hết.
Tên Tào Bằng thật không coi ai ra gì.
Đặng Uy vô cùng sợ hãi, vừa định lên tiếng thì không ngờ từ ngoài cửa chợt có một người đi vào khiến cho Đặng Uy biến sắc.
- Sầm Thiệu.
Khi nhận ra người đó, Đặng Uy cảm thấy lo lắng.
Người vừa mới bước vào chừng ba mươi tuổi, dángao người không cao lắm, chừng một mét bảy mươi, thậm chí có phần hơi ục ịch. Khuôn mặt béo núc của y điểm một nụ cười. Khi y bước qua cánh cổng, nhìn thấy cảnh tượng trong sân thì thở dài.
- Đặng công! Sao lại có đạo đãi khách như thế này?
- Sầm Bá Tuân! Ngươi tới đây có chuyện gì?
Người vừa đi vào cười ha hả:
- Đặng công! Nơi này chẳng lẽ là của Đặng thôn, không thuộc thầm quyền của triều đình?
- Ngươi có ý gì?
- Không có gì. Chỉ có điều... Ha ha! Đặng công không phải lo lắng. Ta tới đây là theo lẽ công bằng, cũng không có ý làm cho Đặng công khó xử. Sầm Thiệu được Tào thái thú coi trọng, được xưng là tam lão bản địa. Vừa lúc nghe nói Bàng tướng quân tới Cức Dương tìm Đặng huyện lệnh, ta nghe nói hôm nay Đặng huyện lệnh tới Đặng thôn cho nên đưa Bằng tướng quân tới đây. Đúng rồi! Tốt nhất là Đặng công nên quản lý người của mình. Những người này đều là nha binh tâm phúc của Tào thái thú. Bàng tướng quân cũng có phù tiết của Tào thái thú có thể tiền trảm hậu tấu. Nếu để xảy ra sự hiểu lầm thì Đặng công chỉ có xấu mặt mà thôi.
Người này tên là Sầm Thiệu.
Có lẽ trong lịch sử y không phải là người có tên tuổi nhưng ở Cức Dương thì còn có một cái thân phận khác mà ngay cả Đặng Uy cũng phải e ngại nó.
Y là con trai của Sầm Chất.
Người ta nói ở Cức Dương có hai dòng họ lớn.
Đặng thôn có Đại tư đồ Đặng Vũ. Và một dòng họ nữa đó là dòng họ Sầm.
Xét về địa vị và thân phận thì dòng họ Sầm không hề kém họ Đặng. Ông tổ của họ Sầm là Sầm Bành cùng với ông tổ Đặng Vũ của Đặng thôn đều thuộc hai mươi tám vị tướng Vân Đài, công thần khai quốc thời Đông HánỔng tổ của họ Sầm cũng giống như ông tổ Đặng Vũ của dòng họ Đặng đều là công thần khai quốc thời Đông Hán. Về sau này mặc dù họ Sầm xuống dốc nhưng vào những năm cuối thời Đông Hán cũng từng có được một vị Thái thú Nam Dương. Vị Thái thú đó là Sầm Công Hiếu - Sầm Dự. Cức Dương có câu ngạn ngữ, họ Sầm một nhà hai Thái thú.
Hai thái thú đó chính là Sầm Dự và Sầm Chất.
Chỉ có điều Sầm Dự là thái thú do triều đình bổ nhiệm. Còn Sầm Chất lại được người Nam Dương coi như Thái thú.
Mặc dù Sầm Chất không phải là Thái thú nhưng lại hơn hẳn thái thú. Quan trọng nhất đó là thanh danh của Sầm Chất trong giới sĩ lâm rất lớn, được liệt vào bát tuấn của Giang Hạ, là bạn thân của Lưu Biểu. Từ khi Lưu Biểu trị vì Kinh Châu tới nay vẫn trọng văn sĩ. Sau khi Sầm Chất ốm chết, họ Sầm lại xuống dốc. Nhưng con cháu của họ Sầm vần có được sự chiếu cố.
So với đó thì trong những năm qua, Đặng thôn chỉ có một mình Đặng Tế nổi lên nên không thể sánh được với dòng họ Sầm.
Có điều Đặng thôn và dòng họ Sầm có mâu thuẫn riêng. Trước kia, cả hai dòng họ không thể hiện cái mâu thuẫn đó, nhiều lắm chỉ sử dụng một vài thủ đoạn nhỏ hay nói lý với nhau, rất ít xung đột. Mà mười năm qua, dòng họ Đặng có thể nổi lên phần lớn là nhờ Đặng Tắc ở bên Tào.
Chưa nói tới những thứ khác chỉ riêng Ngụy Diên trấn thủ Hồ Dương cũng quan tâm tới Đặng thôn rất nhiều.
Còn về những mặt khác thì sau khi Sầm Chất chết, lực lượng của dòng họ Sầm cũng bị yếu đi nhiều. Trong những năm qua, Sầm Thiệu chủ yếu ở Tương Dương, dựa vào những gia tộc lâu đời ở Kinh Tương. Vì vậy mà xét ra thì thanh thế của Đặng thôn lại vượt lên trên Sầm thị.
Sầm Thiệu chạy đến đây làm gì?
Nghe lời hắn nói thì dường như đã đầu hàng Tào Bằng rồi sao?
Trong lúc Đặng Uy đang tự hỏi thì chợt nghe thấy ở hậu đường có tiếng huyên náo.
Ngay sau đó vài tên ám sĩ dìu Đặng Chi và bảo vệ Đặng Ngải đi ra. Đám ám sĩ này cũng có trang phục giống hệt với đám ám sĩ xuất hiện từ đầu có điều đoản kiếm trong tay vẫn còn đang nhỏ máu tươi.
- Bàng thúc thúc. Bọn họ cấu kết với phản tặc.
Đặng Ngải vừa thấy Bàng Đức liền la lên.
Đặng Uy giật mình vội vàng xoay người định trách mắng.
Nhưng nào ngờ, Đặng Chi đột nhiên quát to:
- Bọn ngươi giam mệnh quan của triều đình còn không phải tạo phản... Ám sĩ! Không ra tay còn đợi đến lúc nào.
Tiếng kêu của Đặng Ngải rất đúng lúc.
Mặc dù Lưu Bị được tiếng là dòng dõi nhà Hán nhưng thật ra vẫn không phải là chính thống.
Vốn y đang lo lắng làm thế nào để xử lý được Đặng Uy thì tiếng kêu của Đặng Ngải đã gợi cho y một ý.
Ta là Đặng Bá Miêu ta, đường đường chính chính là huyện lệnh Cức Dương, được triều đình bổ nhiệm. Đặng Uy ngươi định bắt ta thì chẳng phải muốn tạo phản sao?
Đặng Uy dùng pháp luật của tổ tông để đè Đặng chiChi.
Nhưng sau lưng Đặng Chi lại có pháp luật của triều đình...
Hai gã ám sĩ không nói tiếng nào, xông lên quật Đặng Uy xuống.
Một tên gia đinh định diễn tiết mục cứu chủ liền bị một ám sĩ bổ cho một kiếm lăn quay ra đất.
Cùng lúc đó, Bàng Đức biến sắc quát to:
- Bạch Đà vệ! Bắt hết những người này lại cho ta. Nếu ai chống cự... Giết!
Đám Bạch Đà binh liền hét to rồi nhảy xuống khỏi lạc đà. Tất cả rút đại đao mà xông lên.
Bạch Đà binh đi theo Tào Bằng đã lâu, đều là những tinh nhuệ được rèn luyện từ trong núi thây biển máu nên kinh nghiệm trận mạc rất nhiều. Cho dù lànên bất kể là kinh nghiệm hay cách chiến đấu cũng hoàn toàn khác biệt với đám ô hợp ở Đặng thôn. Đặng Từ định phản kháng liền bị một tên Bạch Đà binh chém đứt đôi người khiến cho máu tươi và gan rơi đầy đất.
Cảnh tượng đó lập tức làm tăng thêm hiệu quả. Một số tên gia đinh định ngoan cố chống lại nhìn thấy vậy lập tức bỏ binh khí, hai tay ôm đầu, quỳ xuống đất mà kêu:
- Xin dừng tay. Chúng tiểu nhân đầu hàng. Đầu hàng.
Nét mặt Sầm Thiệu chợt điểm một nụ cười sung sướng.
Sầm Thiệu là người Khoái Việt đã đề cử với Tào Bằng.
Đây cũng là một cái lễ mà sau khi Khoái Việt nhận được câu trả lời của Tào Bằng.
Nếu nói tới việc hiểu biết về Nam Dương thì Tào Bằng không thể sánh được với Khoái Việt lại càng không thể sánh được với đám người đứng đầu các dòng tộc ở đây. Tào Bằng muốn sống yên ở Nam Dương thì cần phải có một người có tiếng nói để dựa. Vừa lúc, Sầm Thiệu và dòng họ Khoái có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Cha của Sầm Thiệu lại là Sầm Chất, một trong bát tuấn của Giang Hạ. Đồng thời, họ Sầm cũng là một gia tộc lớn ở Cức Dương.
Sầm Thiệu định cư ở Cức Dương có gốc rễ rất sâu.
Sau khi Tào Bằng nhận được thư đề cử của Khoái Việt liền không nói hai lời, lệnh cho Bàng Đức tới gặp.
Vốn Tào Bằng định tự mìnhđích thân đi nhưng không ngờ Tào Tháo vì hắn mà sắp xếp quận thừa chính là Tư không duyện Dương Hàng, đề đạt tới Vũ Âm. Kể từ đó, Tào Bằng không có thời gian rảnh rỗi. Cũng may có thư của Khoái Việt đủ để cho Sầm Thiệu vui lòng gia nhập.
Sầm Thiệu cũng không cần phải làm quan.
Đối với y mà nói thì chỉ cần sống yên với hàng xóm láng giềng.
Nhớ ngày đó, gia tộc của y có bao nhiêu danh vọng. Nhưng khi Sầm Chất tạ thế, dòng họ Sầm liền thể hiện ngay sự xuống dốc. Điều đó càng khiến cho Sầm Thiệu hiểu rõ gốc rễ của họ Sầm vẫn là ở Cức Dương thêm. Vì vậy mà y vui vẻ đồng ý, nhận lấy chức Tam lão, quản lý sự việc. Đừng có thấy Tam lão chỉ là một chức quan nhỏ, tháng được trăm thạch mà coi thường. Ở địa phương có thể nói là nó nắm quyền lực thực sự.
Chỉ có điều Sầm Thiệu không ngờ mình vừa mới tới nhận chức thì gặp ngay việc này.
Cái thằng nhãi Đặng Uy đúng là ngu si, không ngờ bỏ gần đi cầu xa, bắt giam mệnh quan triều đình. Chẳng lẽ nó thật sự nghĩ rằng cái pháp luật của tổ tông trước mặt cường quyền có ý nghĩ hay sao? Có điều như vậy cũng tốt. Đặng Uy ngu ngốc thì chẳng phải là cơ hội tốt cho họ Sầm ta sao?
Sầm Thiệu đảo mắt một cái liền nghĩ ra một ý hay.
← Hồi 477 | Hồi 479 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác