Vay nóng Homecredit

Truyện:Tào tặc - Hồi 089

Tào tặc
Trọn bộ 607 hồi
Hồi 089: Phúc đấy họa đấy
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-607)

Siêu sale Lazada

Sắc mặt Tào Hưu lạnh lùng, hai tay giơ về phía sau rồi khép lại ở giữa.

Binh đao thuẫn lập tức di chuyển vào trung ương. Cùng lúc đó, kỵ quân theo hồi trống cũng hét lên rồi lao về phía binh đao thuẫn.

Kỵ quân Hổ Bôn đang trang bị đoản cung và trường đao.

Đầu tiên, bọn họ nhanh chóng xạ tiễn rồi vung đao vọt tới.

Trước kia không có bàn đạp và yên thì quân kỵ chủ yếu tập kích và quấy rối là chính. Kỵ quân được yêu cầu rất cao về thuật bắn cung, người bình thường không thể làm được.

Mà nay có thể hai bảo bối đó thì tình trạng lại khác.

Quân kỵ có thể sử dụng chiến mã tăng lặng xung kích mà bổ hay chém.

Trường đao mà quân Hổ Bôn sử dụng đều dùng gỗ kẹp lại. Nếu không người mượn thế ngựa, ngựa tiếp sức người có thể xẻ một người ra làm hai khúc. Sau khi kỵ quân nhảy vào đội hình binh đao thuẫn liền liên tục bổ chém khiến cho đối phương không thể nào tới gần. Chưa nói cưỡi ngựa còn có thể dùng chân đề đánh đối phương. Đây là tác dụng của bàn đạp khiến cho việc cưỡi ngựa càng thêm linh hoạt.

Quân Hổ Vệ thấy đấu pháp như vậy thì chỉ trong nháy mắt đã tán loạn.

- Quân kỵ! Cho quân kỵ xông lên.

Hứa Định hét to một tiếng rồi thúc ngựa xông ra. Phía sau lưng y, ba trăm kỵ binh liền hành động lao về phía quân Hổ Bôn. Có điều việc quân kỵ phóng ra rõ ràng đã chậm.

Dưới sự giúp đỡ của quân đao thuẫn, quân trường mâu của Hổ Bôn đã thuát ra, dựng trận ngăn cản kỵ quân Hổ Vệ.

Gò má của Hứa Chử giật giật liên tục, tay nắm chuôi đao mấy lần định xông ra. Đúng lúc này tiếng thanh la dồn dập vang lên. Đó là tín hiệu thu binh.

Tào Tháo cảm thấy mỹ mãn, nhìn hai phe binh mã giằng co mà nở nụ cười.

- Công Nhân.

- Có.

- Mời Tào đại sư tới đây.

Đổng Chiêu lập tức hiểu được ý của Tào Tháo liền xoay người bức đi.

Vừa đi, Đổng Chiêu vừa nói thầm: "Có lẽ chủ công định trọng dụng Tào Cấp."

- Tào đại sư! Chủ công mời Tào đại sư tới lầu chính nói chuyện.

Tào Cấp thấy Điển Vi giành chiến thắng thì rất vui. Bởi vì quan hệ của Điển Vi với y vẫn còn đó, hơn nữa trận thắng lợi này có sự cố gắng của y thì làm sao Tào Cấp không vui cho được? Chỉ có điều, nghe thấy Tào Tháo triệu kiến, Tào Cấp chợt hoảng sợ. Trong lòng y cảm thấy lo lắng, run rảy đứng dậy, chỉnh trang lại quần áo rồi theo Đổng Chiêu tới lầu chính.

Trên Giáo trường đã có người ra thu dọn.

Trong khoảng khác giao phong ngắn ngủi, quân Hổ Bị bị gãy thương khoảng tám mươi người.

Còn quân Hổ Vệ thì tổn thất nặng nề. Tám trăm trường mâu gần như bị diệt sạch. Bốn trăm đao thủ mất một nửa. Kỵ quân thương vong ít nhất nhưng cũng mất tới tám mươi người. Trong đó, Hứa Định còn bị đối phương bắt sống.

Chẳng cần phải bình luận, chỉ cần nhìn thì cũng có thể thấy được thắng bại như thế nào.

Cả đám quân Hổ Vệ bầm dập, mặt mày ủ rũ.

Còn quân Hổ Bôn thì không hề có biểu hiện chiến thắng, vẫn giữ nguyên trận hình như cũ.

Đi như gió, chậm rãi như rừng, lan như lửa, vững như núi.

Quân Hổ Bôn đã hòa nhập bốn chữ Phong, Lâm, Hỏa, Sơn hết sức nhuần nhuyễn.

Sắc mặt Hứa chử xanh mét, ngồi trên lưng ngựa không nói được lời nào.

Đột nhiên y phóng ngựa lao ra khỏi trận, ở giữa Giáo trường hét lớn:

- Điển Vi! Có dám ra đây đấu một trận với ta không?

Hứa Chử nổi giận. Nếu quân Hổ Bôn qua trận chiến này mà thắng thảm thì y còn có thể chịu được. Dù sao thì năng lực phối hợp của quân Hổ Bôn thể hiện hơn xa quân Hổ Vệ. Hứa Chử thua có thể nói là tâm phục khẩu phục. Nhưng trận chiến này y lại thua thê thảm, thảm tới mức bản thân khó có thể chấp nhận được. Mặc dù toàn quân không phải bị tiêu diệt nhưng cũng có khác gì đâu?

Nếu như Tào Tháo không hạ lệnh chấm dứt chiến đấu mà để cho đánh nhau tới cuối cùng thì Hứa Chử có thể tưởng tưởng được kết cục nó thế nào.

Cũng vì có thể tưởng tượng được nên Hứa Chử lại càng không chấp nhận được. Dù sao thì trong quân Tào cũng đều biết quân Hổ Vệ có thể nói là một đội quân tinh nhuệ, vậy mà nó lại bị người ta xử lý. Hơn nữa, quân Hổ Vệ còn không hoàn thủ lại được thì làm sao mà Hứa chử không nổi giận? Trận chiến này khiến cho y mất hết mặt mũi, cho nên Hứa Chử phải nghĩ cách lấy lại danh dự.

- Tử Hiếu! Tử Hòa! Ngăn Trọng Khang lại.

Tào Nhân và Tào Thuần vừa mới đi lên lầu chính thì nghe thấy tiếng hô của Tào Tháo.

Cả hai lập tức xoay người, chạy xuống khỏi vọng lâu. Cùng lúc đó đám người Tào Chân cũng lao ra tạo thành một rào cản trong giáo trường.

- Thúc phụ! Mau về đi.

Hứa Chử như bị điên quát to:

- Điển Vi có dám đánh một trận với ta không?

Tính tình Điển Vi vốn nóng nảy. Từ trước tới giờ chỉ có Điển Vi chủ động khiêu chiến chứ chưa bao giờ bị người khác khiêu chiến cả.

Điển Vi không nói hai lời, thúc ngựa xông ra:

- Bọn ngươi tránh ra... Hứa Chử! Điển mỗ sẽ đánh với ngươi một trận cho hôm nay ngươi phải tâm phục khẩu phục.

Lập tức Điển Mãn tiến lên ngăn cản ngựa của Điển Vi.

- Phụ thân! Không nên ra.

Mà Hứa Nghi cũng tới trước mặt Hứa Chử rồi nhảy xuống ngựa, nắm lấy dây cương của y.

- A Mãn! Ngươi mau tránh ra cho ta. Chẳng phải là đánh nhau hay sao? Điển Vi ta ngay cả Lã Bố cũng dám đánh thì nói gì tới một Lão hổ ngu xuẩn? Hứa Trọng Khang! Mau ra đây.

Hứa Chử nổi giật hét lên:

- Điển Vi! Ngươi đừng có đắc ý. Hôm nay ta phải phân cao thấp với ngươi.

Trong lúc nhất thời, cả giáo trường hỗn loạn. Tào Tháo cũng bất chấp đang đón tiếp Tào Cấp, để lại cho Đổng Chiêu làm việc đó còn y vội vàng bỏ chạy xuống lầu.

Tào Cấp ngây người không biết nên đi hay nên ở. Không ngờ lại xảy ra chuyện này khiến cho y vô cùng lúng túng.

Đổng Chiêu cũng lắc đầu chỉ biết cười một cách bất đắc dĩ.

Điên Vi là một hổ tướng còn Hứa Chử cũng được coi là Hổ điên...

Tào Tháo để hai người tranh chấp với nhau cũng là làm cho lực lượng quân túc vệ cân bằng. Chỉ có điều y không ngờ được hôm nay Điển Vi lại thắng đẹp như vậy.

Điển Vi và Hứa Chử, ai cũng không thể gây thương tổn. Cả hai người đều là những kẻ cuồng đánh nhau. Nếu hai người đánh nhau thật thì kết quả chắc chắn là lưỡng bại câu thương. mà Tào Tháo cũng không thể để cho hai con hổ tương tranh.

Lúc này, chúng tướng trên vọng lâu đều lao xuống, ngăn cản Hứa Chử và Điển Vi.

Tào Hồng đột nhiên bật cười ha hả.

- Đi thôi! Không đánh nhau đâu.

- Thúc phụ không đi ngăn họ lại sao?

- Ngăn cái gì mà ngăn? Hứa Chử cũng không phải là kẻ ngu... Ngươi cho rằng hắn thật sự muốn quyết đấu với Điển Vi? Hắn chỉ muốn tìm một bậc thang cho mình xuống đài. Nếu thực sự đánh nhau, Điển Vi có bàn đạp làm ưu thế. Trước đây cả hai người tám lạng người nửa cân thì bây giờ...

Tào Hồng cười rồi lắc lắc đầu.

Lúc này, Tào Bằng cảm thấy Tào Hồng thật sự bình tĩnh tới mức làm cho người ta chán ghét. Chẳng cần biết bọn họ có đánh nhau hay không, ít nhất thì cũng nên ra ngăn cản lại. Chẳng lẽ người khác không biết tới điều đó mà chỉ có mình ngươi thông minh thôi hay sao?

Tào Hồng liếc mắt nhìn Tào Bằng rồi đột nhiên nói:

- Ta biết rất nhiều người không thích ta. Nhưng thế thì sao? Chỉ cần chủ công tin ta là được...

- Ta có thể chiến đấu, có thể lĩnh binh, lại không kéo bè kết phái. Chủ công nói Quân Minh là Thiên Cô tinh nhưng thật ra ta mới là Thiên Cô tinh. A Phúc! Có đôi khi ngươi không thể làm thế nào khác được, cho dù thế nào cũng phải có bản lĩnh mới được...

Tào Bằng ngạc nhiên nhìn theo Tào Hồng. Chỉ thấy y bước xuống lầu, bóng lưng làm cho người ta có cảm giác hiu quạnh. Có lẽ Tào Hồng đúng thật là Thiên cô tinh. Mà trong lịch sử Tào Hồng đúng là làm được điều đó. Cho dù Tào Phi muốn động tới y thì cũng có người đứng ra nói cho. Trong dòng họ Tào, người trường thọ tới già mới chết dường như chỉ có một mình Tào Hồng.

Thật ra những thứ tham lam, keo kiệt đối với y chỉ là sự ngụy trang trong quân Tào mà thôi. Gần vua như gần cọp. Cho đến Tiêu Hà còn phải tự vơ vét của cải mà bỏ đi nói gì tới Tào Hồng? Chư nói vị huynh trưởng trong tộc của y ở lịch sử nổi danh là một người đa nghi...

Tào Bằng thở dài rồi theo Tào Hồng đi xuống khỏi vọng lâu.

Tào Tháo vọt xuống giáo trường, không nói hai lời liền rút cây roi ngựa của Điển Vi sau đó đánh Hứa Chử.

- Hai người các ngươi muốn đánh nhau sao? Vậy trước tiên hãy tỉ thí với ta trước.

Điển Vi vội vàng nháy xuống ngựa, quỳ gối trước mặt Tào Tháo.

Còn lúc này Hứa Chử như tỉnh lại, xoay người xuống ngựa sóng vai quỳ bên Điển Vi.

- Hứa Chử mê muội. Xin chủ công trách phạt. Điển Vi không đáng bị dụng hình. Thực ra Trọng Khang cũng chỉ vì không chịu nổi nên làm cho Chủ công nổi giận.

Tào Tháo trừng mắt nhìn hai người, hết nhìn Hứa chử rồi lại nhìn Điển Vi.

- Tử Hòa!

- Có mạt tướng...

- Mang hai tên côn đồ này nhốt vào đại lao cho ta. Nhớ kỹ để cho bọn họ ở cùng một đại lao. Nếu muốn đánh nhau thì vào đó mà đánh đi.

- Chủ công! Mạt tướng sai rồi.

Điển Vi và Hứa Chử đều luống cuống, còn chúng tướng cũng bước lên mà xin.

Điều đáng tiếc đó là dường như Tào Tháo đã hạ quyết tâm.

- Các ngươi hãy vào trong lao mà hiểu rõ mình sai ở đâu đi. Khi nào hiểu rồi thì tới gặp ta.

Nói xong, Tào Tháo thở phì phì rồi thúc ngựa bước đi. Tào Thuần thì cười khổ.

- Quân Minh! Trọng Khang! Xin đắc tội. - Nói xong, Tào Thuần giơ tay ra mời.

Điển Vi và Hứa Chử ủ rũ đi theo Tào Thuần. Còn đám chúng tướng thì đi theo Tào Tháo ra khỏi giáo trường.

Điển Mãn và Hứa Nghi nhìn nhau với một sự xấu hổ không biết phải làm như thế nào.

- Mọi người không cần phải lo lắng. Chủ công không có ý trách phạt hai vị tướng quân. Chỉ có điều để cho họ yên tĩnh suy nghĩ với nhau. Sau khi bình tĩnh, Chủ công sẽ thả họ ra.

- Nhưng hai người sẽ không đánh nhau nữa chứ? - Hứa Nghi lo lắng hỏi.

Nên nhớ rằng Điển Vi và Hứa Chử không phải mang mối thù bất cộng đái thiên. Nhưng nếu nhốt hai người vào một chỗ, nhỡ có ác đấu thì sao. Thậm chí Hứa Nghi còn lo lắng, hai người có thể đánh nhau trong tù.

- Không thể nào. - Vốn Điển Mãn không để ý nhưng nghe Hứa Nghi nói vậy thì cũng lo lắng.

- Hay là khóa hai người lại thì bọn họ không đánh nhau được.

Tào Chân bị Điển Mãn làm cho nổi giận gần như phát điên. Đại khái y có thể nhận ra được dụng tâm của Hứa Chử. Gã chỉ muốn tìm một cái cớ để xuống thang. Điển Vi cũng không thể chịu thua... Vì vậy mà mới có kết quả Tào Tháo xuất hiện và hai người bị giam. Cuối cùng là bậc thang đã có nhưng hai người thì không thể đánh nhau tiếp được.

Không biết là cái loại con gì nữa.

Hứa Nghi còn khá hơn. Không ngờ Điển Mãn lại có thể nghĩ ra cái cách đó.

- Không được! Ta đi tới đó xem, nếu không thì không hết lo được.

- Ta cũng đi.

Điển Mãn và Hứa Nghi không nói hai lời liền lên ngựa phóng đi.

Lúc Tào Bằng tới nơi thì cũng thấy tình trạng của hai người Điển Mãn và Hứa Nghi. Hắn đột nhiên cười nói:

- Không phải oan gia thì khó gặp nhau.

Tào Chân ngẩn người rồi chợt hiểu ý Tào Bằng.

Hứa Chử và Điển Vi đúng là oan gia của nhau. Mà nhìn thì Hứa Nghi và Điển Mãn cũng không khác với cha của mình lắm.

- Đi thôi! Huynh mời đệ uống rượu.

Tào Bằng lắc đầu:

- Không được! Đệ còn phải chờ cha.

- Tào đại sư đâu?

- Vừa rồi Chu Thương có nói với đệ rằng Tào công mời cha đệ tới phủ ẩm yến. Huynh cũng biết cha đệ chưa gặp trường hợp này bao giờ, cho nên đệ muốn xem thế nào.

Tào Chân gật đầu:

- Nếu vậy thì huynh đi trước.

Tới lúc này, Hạ Hầu Lan và Chu Thương cũng dắt ngựa tới đây.

- Công tử! Chúng ta đi đâu?

Tào Bằng nói:

- Phủ Hổ Bôn! Chúng ta tới đó chờ cũng được.

Luận võ tại giáo trường Tây Uyển cuối cùng thì quân Hổ Bôn giành được thắng lợi.

Tình hình trận chiến hoàn toàn vượt ra khỏi sự dự đoán của mọi người. Quân Hổ Bôn gần như càn quét giành lấy chiến thắng. Trong lúc nhất thời, thanh danh của Điển Vi trở nên vang dội.

Cùng với sự nổi danh của quân Hổ Bôn thì cả nhà Tào Cấp cũng từ từ nổi lên.

Trong phủ Tào Tháo, Tào Cấp thừa nhận bản thân không phải là Ẩn Mặc Cự tử mà Tào Tháo cũng không hề trách y. Chẳng những gã không trách y mà còn khen ngợi Tào Cấp, cho rằng ý chí của Tào Cấp đúng là quân tử. Sau khi biết Tào Cấp còn chưa có tự, gã liền nhanh chóng ban cho Tào Cấp một cái tự đó là Tuyển Thạch. Tuyển có ý nghĩa sâu xa, thường so sánh với người có phẩm đức cao.

Còn chữ Thạch lại ứng với thân phận.

Tào Tháo lên tiếng hỏi:

- Tuyển Thạch nghĩ thế nào mà làm ra được hai bảo vật cho ngựa như vậy?

Hai bảo vật chính là yên và bàn đạp.

Tào Cấp do dự một chút rồi nhẹ giọng trả lời:

- Bẩm Tào công! Không phải là nhị bảo mà là tam bảo.

Tào Tháo sửng sốt cảm thấy khó hiểu.

- Mời Tào công tới chỗ tọa kỵ Hổ Bôn, thảo dân sẽ giới thiệu về ba bảo vật đó.

Vì vậy mà Tào Tháo lập tức sai người dẫn một con ngựa từ trong quân Hổ Bôn tới.

Tào Cấp bảo người nâng chân ngựa lên để lộ ra một miếng sắt hình tròn.

- Tào công! Khi chiến mã rong ruổi thường do đường không bằng phẳng, hoặc do chịu sưc nặng của người khiến cho vó ngựa bị thương. Một khi bị thương mà muốn hồi phục thì rất khó... Nói thật là ba bảo vật này thực ra là do con của thảo dân. Nó cưỡi ngựa không tốt lắm, thường xuyên cảm thấy khó chịu. Vì vậy mà nó nảy sinh một suy nghĩ, rồi nói với thảo dân. Thảo dẫn cũng từ ý của nó mà làm ra cái yên. Thân thể của tiểu tử gầy yếu cho nên lên ngựa hơi khó vì vậy mà nó bảo với thảo dân làm một thứ gì đó để dậm chân, như vậy sẽ tiện hơn nhiều. Nhờ đó mà mới làm ra cái bàn đạp Tào công đã thấy. Còn cái móng ngựa này cũng là do tiểu nhi nhắc nhở thảo dân cho nên mới có...

Tào Tháo nghe thấy vậy liền cảm thấy hứng thú.

- Lệnh công tử có phải là Tào Bằng không?

- Đúng vậy.

Tào Tháo nở nụ cười:

- Hiện giờ ở Hứa Đô, lệnh công tử giống như là một danh nhân. Thứ nhất hắn có thể sáng chế ra kết nghĩa kim lan rồi Kim Lan phổ, lại còn cái tên tiểu bát nghĩa. Không một ai có thể ngờ được một đứa nhóc lại có thể có được những ý tưởng kỳ diệu như vậy.

- Tiểu tử chỉ làm càn mà thôi.

Tào Tháo cười ha hả rồi kéo tay Tào Cấp quay vào đại sảnh.

- Tuyển Thạch! Hiện nay thiên hạ đại loạn, triều cương không được nghiêm chỉnh. Mỗ muốn dựng lại nhà Hán nhưng lại ít người giúp. Tuyển Thạch có tài nghệ như vậy có đồng ý dốc sức vì triều đình không?

Tào Cấp vội vàng quỳ xuống đất:

- Xin vì Tào công mà phục vụ.

Tào Tháo thấy thái độ Tào Cấp thì hết sức vui vẻ mà gật đầu.

Y trầm tư một lúc rồi đột nhiên hỏi Đổng Chiêu:

- Công Nhân! Ta nhớ trước đây Tử Dương từng nói ở trong Chư Dã giám thiếu mất một Giám lệnh đúng không?

Tử Dương tên là Lưu Diệp, là đời sau của Trác Lăng Vương - Con trai của Hán Quang Vũ đế, cũng là người dòng dõi nhà Hán. Hiện giờ y ở phủ Tư Không, phụ trách nhà kho của Tào Tháo. Mặc dù không phải là thiếu phủ nhưng lại làm công việc của thiếu phủ, chưởng quản tất cả mọi việc liên quan tới nông, chăn nuôi, sắt, muối...

Đổng Chiêu gật đầu nói:

- Chủ công nói đúng. Tử Dương từng nói rằng vị trí này không chọn được người thích hợp.

Chư trì giám quản lý việc đúc binh khí. Ở đó có một Giám lệnh, một Giám Thừa. Dưới quyền còn có bốn Giam Tác, một Lục sự, một người coi kho, hai người ghi chép, hai người quản lý công việc, và bốn thợ. Nghe nói thì số lượng nhân viên cũng không nhiều. Nhưng trên thực tế thì chỉ có Giám lệnh và Giám thừa có phẩm trật.

Còn thuộc thẩm quyền của Chư Trì giám ra ngoại trừ những người đó còn có rất nhiều công quan, chỉ có điều là họ không có phẩm, nhưng cũng có quyền lực nhất định và sản nghiệp riêng.

Chẳng hạn như một số công quan có thể mở xưởng của mình. Bọn họ có thể tiêu thụ bằng cách bán ra ngoài, đồng thời còn nhận nhiệm vụ cung ứng cho triều đình. Nhưng những người này không có bổng lộc, cũng không phải đi lao dịch. Gần như coi là xí nghiệp cung ứng cho triều đình.

Tất nhiên nếu nói xí nghiệp thì dường như hơi quá.

Chức Giam Lệnh cũng không lớn lắm, phẩm trật cũng không cao nhưng lại có quyền lực rất lớn.

Cùng lúc, người đó nắm trong tay tất cả công quan cung cấp vật phẩm. Nếu Giám Lệnh không thông qua thì công quan không thể có tiền. Nếu công quan không cung ứng đùng hạn, đúng hàng hóa thì sẽ bị hủy bỏ tư cách công quan, đồng thời sẽ còn bị phạt.

Tào Tháo lại hỏi:

- Tuyển Thạch có chấp nhận chịu thiệt hay không?

Hiện giờ, Tào Cấp cũng coi như có chút hiểu biết với tình hình trong triều.

Đặc biệt lúc trước, Tào Bằng đã lên kế hoạch cho y vào Chư Dã giám nên Tào Cấp theo Đặng Tắc cũng nghe được một số chuyện...

Bây giờ nghe Tào Tháo muốn mình làm Giám Lệnh khiến cho Tào Cấp như nằm mơ.

Theo suy nghĩ của y thì có thể là một Giam Tác, tương tự như đốc công đã là mỹ mãn rồi.

Vậy mà không ngờ...

Điều này chẳng khác một người dân chỉ mong được làm một nhân viên bình thường vậy mà đột nhiên lại trở thành cán bộ, hơn nữa lại còn có quyền. Sự chênh lệch quá lớn khiến cho Tào Cấp không phản ứng kịp. Mất một lúc, y mới run rẩy trả lời:

- Tào Cấp nguyện theo ý của Tào công.

Nếu không muốn thì đúng là kẻ ngu.


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-607)


<