Vay nóng Tinvay

Truyện:Nhất phẩm giang sơn - Hồi 289

Nhất phẩm giang sơn
Trọn bộ 355 hồi
Hồi 289: Việc giải trừ quân bị gặp khó khăn
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-355)

Siêu sale Shopee

- Hay là từ từ rồi đi....

Chỉ cần nghĩ tới nét mặt già nua u ám của Tô Lão Tuyền kia, đầu của Trần Khác liền lớn như cái đấu.

- Đúng rồi.

Tào thị lại nhìn Trần Thầm nói:

- Nhị Lang, hình như ngươi cũng muốn cưới Bát Nương nhà lão đúng không?

Trần Thầm ho nhẹ một tiếng, xấu hổ cười nói:

- Chữ Bát (八) còn không có chổng đít lên chút đấy...

- Ngươi nhếch lên như vậy cũng quá dài a.

Lục Lang cười lạnh nói:

- Đã tám năm rồi à?

- Tính cả thời gian y động tà tâm thì đã mười một năm rồi.

Trần Khác cải chính.

- Lúc ấy mới chỉ là một tiểu tử mười sáu, mười bảy tuổi, hiện giờ đã quá ba mươi rồi.

Tào thị thở dài nói:

- Ngươi khiến cha mẹ giờ này vẫn không có cháu ôm đấy, có biết không?

- Ta, ta...

Ở Tống triều, kết hôn muộn cũng không phải điều gì ngạc nhiên, nhất là người đọc sách và nữ nhân trong gia đình giàu có, kéo dài đến tuổi này giống như Nhị Lang đâu đâu cũng thấy, vì thế mà Trần Thầm vẫn không để ý đến chuyện này. Nhưng hiện tại khi nghe Tào thị nói, y liền cảm giác mình có lỗi lớn, liền ngượng ngùng nói:

- Nắm chặt thời gian là được.

- Vậy là được rồi.

Tào thị cười nói:

- Ta còn muốn nhìn xem khuê nữ của Tô gia tốt đến nhường nào mà khiến nam nhân của chúng ta đều mê mẩn thành ra thế này....

Tào thị nói một mạch, nếu không có Trần Khác vừa mới vào cửa, nàng có thể nói từ giữa trưa đến tối. Cứ như vậy, nàng nói ước chừng cũng tới một canh giờ mới thả cho y trở về nghỉ tạm.

Ra khỏi cửa phòng, Trần Thầm cười khổ nói:

- Mẫu thân thật đúng là giỏi nói.

- Quen rồi thì tốt thôi.

Trần Khác cười nói:

- Đi, đến chỗ của ta uống chén trà.

- Ngươi vừa trở về, vẫn là nghỉ ngơi trước đi.

Trần Thầm lắc đầu nói:

- Trong kinh triệu hồi ta đến đây, chúng ta vẫn còn có thời gian trò chuyện.

- Cũng được.

Trần Khác cười nói:

- Không tắm rửa, cả người thật khó chịu.

- Ừ.

Trần Thầm gật gật đầu, hai huynh đệ liền ai nấy trở về viện.

Khi đang đi đến đoạn giao cắt giữa sân của chính mình, Trần Khác cười, nói với Đỗ Thanh Sương đi ngay sau mình:

- Nàng thật giống như một người câm vậy.

- Nào có, ta chỉ tùy chỗ mới nói thôi.

Đỗ Thanh Sương cười nói:

- Tuy rằng bà nội không đem ta làm thiếp tỳ, nhưng ta cũng không thể không hiểu quy tắc.

- Nàng quá cẩn thận rồi.

Trần Khác cười nói:

- Thôi vậy, ta cũng không ép nàng. Sau này rồi sẽ biết.

Nói xong, hắn nhìn eo nhỏ của nàng, cười nói:

- Tiểu Sương Nhi, mau hầu hạ gia tắm rửa đi.

- Trong nhà còn có người đấy....

Đỗ Thanh Sương cười né tránh, nói xong mở cửa đi vào.

Trần Khác cười đi theo vào liền thấy tám uy nữ đi ra từ các gian phòng. Tám người bọn họ ban đầu người thì đang quét nhà, người thì tưới nước, người pha trà, khi thấy hắn đi vào cửa liền khẩn trương đi vào trong viện, sửa sang lại quần áo, nhất tề cúi người, trên trán vẫn còn vướng bụi trần, đồng loạt dịu dàng nói:

- Đại nhân đã trở lại, đại nhân vất vả rồi.

Nữ nhân triều Tống thích để tóc dài rồi búi tóc thành nhiều loại, nhưng Uy nữ không có thói quen búi tóc nên đều xõa ra, tựa như áo choàng phía sau tung bay. Quỳ trên mặt đất mái tóc đen thư thác nước rủ xuống đối lập hẳn với bắp chân tròn non trơn bóng, hết sức mê người.

Những oanh oanh yến yến này, đều là nữ hầu trong cung đình Nhật Bản mà Trần Khác mang về. Các nàng tuy đều xuất thân bình dân và tiểu quý tộc, nhưng tướng mạo tính tình đều là đứng đầu. Hơn nữa, các nàng cũng đều trải qua những lần huấn luyện nghiêm khắc của cung đình. Nếu như bàn về việc hầu hạ người khác mà nói, nếu các nàng tự xưng là thiên hạ đệ nhị, thì không ai dám xưng đệ nhất.

Trần Khác gật gật đầu, ừ một tiếng, các Uy nữ lập tức đứng dậy. Bốn người đi đến bên cạnh hắn, bỏ mũ quan cho hắn, hầu hạ cởi áo, cởi giày. Bốn người khác cầm sa y, guốc gỗ, trà lạnh, băng khăn.

Nhóm uy nữ thay cho hắn một bộ trang phục hè mát mẻ ở nhà, dùng khăn lạnh lau mặt cho hắn, sau đó dâng trà. Các nàng không giống thị nữ triều Tống chỉ đưa chén trà đến tay người nhận là xong, mà là đưa đến tận miệng của người, về căn bản người không cần người động tay chân vào.

Trần Khác nhấp một ngụm trà, súc miệng, nhả vào chậu đồng. Liền hỏi Đỗ Thanh Sương ở bên cạnh che miệng cười không ngừng:

- Nàng cười cái gì, chưa từng được ai hầu hạ như vậy sao?

- Chưa từng, thiếp thân chịu không nổi.

Đỗ Thanh Sương lắc đầu cười nói:

- Vương tử gia hưởng thụ là được rồi.

Nàng nói xong, cười nói:

- Ta rót nước cho gia tắm rửa.

- Canh lan đã chuẩn bị xong rồi.

Uy nữ đứng đầu cung kính nói:

- Mời đại nhân cùng chi bà đi tắm.

Chi bà, là cách xưng hô kính trọng thiếp của chủ nhân.

Trần Khác gật gật đầu, dưới sự dẫn dắt của Uy nữ đi vào phòng tắm ở phía sau. Bên trong có một thùng gỗ thông cực lớn, đường kính thùng gỗ cũng phải tám thước trở lên, giống như một chiếc thuyền nhỏ vậy. Cái này không phải Trần Khác ra lệnh chuẩn bị, mà là sản phẩm đồ gỗ của Phùng gia ở kinh thành, chuyên cung cấp cho các lão gia có tiền, dùng để tắm uyên ương. Đương nhiên giá cả không rẻ chút nào.

Bên cạnh thùng gỗ còn có giường trúc, ghế trúc đều là nguyên bộ với thùng gỗ này.

Nhóm Uy nữ đang cởi áo, nới dây lưng cho Trần Khác liền nghe thấy một thanh âm hơi run run nói:

- Các ngươi đi ra ngoài đi.

Nhóm Uy nữ sửng sốt, quay đầu lại nhìn thấy Đỗ Thanh Sương, chỉ nghe nàng nói:

- Nơi này có ta là được rồi.

- Đi ra ngoài đi.

Trần Khác nghe vậy mừng rỡ nói:

- Chúng ta cần tắm uyên ương với nhau.

Nhóm Uy nữ giờ mới hiểu được ý tứ của nàng, che miệng cười, bước lui ra ngoài.... Đợi nhóm Uy nữ đi ra ngoài, trong phòng tắm chỉ còn lại hai người bọn họ. Mặt trời đỏ dần lặn về phía tây, ánh sáng lượn lờ, bên trong phòng tràn đầy hơi thở kiều diễm.

Chờ một lát, Trần Khác cũng không thấy Đỗ Thanh Sương nhúc nhích, hắn liền cười nói:

- Để vi phu cởi áo nới dây lưng cho nương tử.

Nghe hắn xưng chính mình là 'Nương tử', Đỗ Thanh Sương cực kỳ vui mừng, nhưng ngược lại cũng khẩn trương nói:

- Cách xưng hô này không được dùng bừa bãi, thiếp thân đảm đương không nổi đâu.

- Tiểu nương sao lại để ý nhiều quy tắc như vậy?

Trần Khác cười mắng một tiếng nói:

- Gọi nàng là gì là tự do của ta, nếu nàng nghe không quen không trả lời là được.

Nói xong, hắn liền tiến lên cởi vạt áo của nàng.

Đỗ Thanh Sương thẹn thùng tránh ra, nhỏ giọng nói:

- Nô nô tới hầu hạ đại nhân.

Nói xong, nàng khẽ run cởi bỏ vạt áo cho đến khi trên người chỉ còn lại một cái yếm lụa màu lam nhạt thêu hình vợ chồng mặn nồng, và một cái quần lót ngắn thì mới không cởi nữa. Cổ trắng, cánh tay như ngọc, bộ ngực sữa nhô cao, đường cong duyên dáng vô cùng này hiện ta ngay trước mắt Trần Khác khiến người ta ai cũng phải máu mũi giàn giụa.

- Thanh Sương, nàng nhìn qua gầy như vậy, ta thật sự đoán trước không giống những mỹ nữ ngực chưa nở, ôi...

Nhìn đường cong mê người của nàng, Trần Khác cảm khái nói.

- Đại nhân nói người nào vậy...

Bị hắn pha trò một hồi, nhưng Đỗ Thanh Sương ngược lại không hề khẩn trương, cởi áo, nới dây lưng cho hắn, lộ ra một thân thể rắn chắc cân xứng.

- Còn có thể là ai ngoài sư tử cái nhà chúng ta chứ?

Trần Khác cười nói:

- Tuy nhiên cũng đừng nói cho nàng biết, nếu không ta thảm rồi.

Đỗ Thanh Sương cười nói:

- Như vậy thì không được, thiếp thân phải nghe chủ mẫu tương lai.

- Vậy cũng phải hầu hạ theo gia pháp.

Trần Khác giơ tay bắt được thỏ trắng của nàng, âu yếm vuốt ve người nang khiến cảm giác cơ thể không ngừng tăng lên. Lúc này, hân thể Đỗ Thanh Sương lập tức mềm mại như nhũn ra, tựa vào lồng ngực của Trần Khác.

Trần Khác ngồi chỗ cuối bàn ôm lấy nàng, sau đó cúi đầu đặt lên một nụ hôn dài, đợi bộ ngực sữa của đại mỹ nhân phập phồng, thở gấp liên tục mới ôm lấy nàng nhảy vào thùng tắm. Trong tiếng hô yêu kiều Đỗ Thanh Sương, một vùng bọt nước lớn tóe lên.

Đợi bọt nước rơi xuống, Trần Khác không khỏi ngây người, chỉ thấy chiếc áo lót bị ướt của nàng, dán chặt vào thân thể mềm mại của Đỗ Thanh Sương, ôm vòng quanh bộ ngực tròn hoàn mỹ của nàng, hai đỉnh nhô lên, đẹp mắt như vậy. Mái tóc đen ướt đẫm lóe sáng, tự nhiên buông xuống trước ngực. Sự cám dỗ của mỹ nhân bị ướt, dù ai cũng không có cách nào kiềm chế nổi. Trần Khác gầm nhẹ một tiếng, liền đè Đỗ Thanh Sương dọc theo thành thùng, kịch liệt hôn khắp toàn thân nàng.

Một mỹ nhân lãnh cảm như Đỗ Thanh Sương, theo lẽ thường mà nói thì phải cần sự vuốt ve một khoảng thơi gian khá lâu mới có thể khiến nàng xúc động, nhưng nỗi nhớ ái lang giống như thủy triều tràn đê, nên rất nhanh liền ngập chìm trong ngũ giác, quên mình mà toàn lực nghênh hợp lại...

Ngoài cửa phòng tắm, vài uy nữ đứng ở đó chờ sai bảo, đột nhiên nghe được tiếng nước vỗ vào mặt thùng ba ba, tiếng thở dốc ồ ồ, và những tiếng rên rỉ yêu kiều....

- Đại nhân cường tráng mạnh mẽ như vậy, bị hắn tiến vào khẳng định sống lên chết xuống chứ.

Một Uy nữ âm thầm khát khao:

- Nghe giọng của chi bà, ồ, chẳng biết lúc nào mới có thể được đại nhân sủng hạnh...

- Thanh âm của chi bà rất dễ nghe, thở gấp mà cũng giống như ca hát vậy, khá thuần khiết. So với Uy nữ chúng ta còn dễ nghe hơn rất nhiều...

Mặt trời chiều ngả về tây. Đỗ Thanh Sương ngay cả ngón tay cũng nâng lên không nổi, Trần Khác mới dừng lại, cười nói với bên ngoài.

- Vào đi!

- Vâng.

Nhóm Uy nữ vẻn vẹn chỉ mặc áo lót, cầm khay, mâm tiến vào.

- Không cần....

Đỗ Thanh Sương kinh hãi hô một tiếng, hai tay che ngực, chìm vào trong nước. Thật ra nàng không phải là không bị nữ nhân xem qua bao giờ, nhưng ở trước mặt nam nhân của chính mình, đấy hoàn toàn là một chuyện khác.

- Tập thành thói quen đi.

Trần Khác miễn cưỡng nói:

- Cuộc sống như vậy mới tốt.

- Đúng vậy, chi bà.

Hai Uy nữ đứng đầu, A Nhu và A Thái cởi bỏ trói buộc cuối cùng trên người, chậm rãi tiến vào trong nước:

- Hầu hạ chủ nhân tắm rửa, là công việc hoàn toàn chính đáng của chúng ta.

Sau đó lại có hai Uy nữ muốn tắm cho Đỗ Thanh Sương, nàng liền lắc đầu như đánh trống nói:

- Ta không quen tập tục Đông Dương này, các ngươi đừng động vào ta.

Ở bên kia, Trần Khác được Uy nữ cẩn thận xoa bóp, hắn thoải mái khép nửa mắt, nói:

- Sương nhi, lời ấy của nàng sai rồi, Uy nhân nói cho ta biết, Uy nữ hầu hạ đi tắm là tuân theo lễ của người Hán.

- Nam nhân đời Hán hạnh phúc như vậy....

Đỗ Thanh Sương khó có thể tin nổi.

- Sai. Thời đại mà nam nhân hạnh phúc nhất, là hiện tại...

Uy nữ dâng lên một đĩa 'Nhũ đường chân tuyết', múc một muỗng nhỏ đưa đến bên miệng hắn. Việc mà Trần Khác hắn cần làm chỉ là há miệng nuốt xuống, hưởng thụ mùi hương đậm đặc, lạnh như băng của kem đời Tống.

Bữa tối liền dùng ngay trong phòng tắm, nhóm Uy nữ dâng lên những món ăn tinh xảo ngon miệng. Cặp vợ chồng ngâm mình ở trong thùng gỗ to căn bản không cần đưa tay, ánh mắt của hắn quét về phía bàn, Uy nữ sẽ lập tức kẹp thức ăn đưa đến bên miệng hắn, động tác duy nhất mà bọn họ cần phải làm chính là nhai thức ăn.

Sau khi ăn xong, hai người chuyển đến trong viện hóng mát. Trần Khác nằm ở trên giường trúc, hưởng thụ thủ pháp mát xa cung đình của nhóm Uy nữ, Đỗ Thanh Sương ngồi dựa bên cạnh, liếc nhìn bản ca dao dân gian Bắc quốc mà hắn đã sao lại cho nàng, chọn lấy đoạn mà mình thích nhất rồi cũng nhẹ giọng ngâm nga cho hắn nghe.

Cuộc sống đến lúc này mới có thể phu phục... Liếc mắt nhìn bầu trời đầy sao rực rỡ, toàn thân Trần Khác lúc này, ba mươi sáu ngàn lỗ chân lông, không chỗ nào không thoải mái, hài lòng. Hắn đột nhiên ngâm ra bán lời nói sơ lầm đến:

- Tiêm vân lộng xảo, phi tinh truyện hận, ngân hán điều điều ám độ. Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng, liền thắng khước, nhân gian vô sổ......

Đỗ Thanh Sương và nhóm Uy nữ ngay lập tức nhìn hắn với ánh mắt sùng bái, lại một đêm không đợi được hắn kết thúc...

Sáng sớm hôm sau rời giường, Trần Khác tinh thần sảng khoái, đứng ở sân đánh một bộ hổ quyền uy lực, khiến nhóm Uy nữ kích động ủng hộ.

Nhận lấy chiếc khăn mặt của Đỗ Thanh Sương, đến phòng tắm tắm một cái... Đương nhiên chỉ là tắm thuần túy, sau đó ăn một bữa giống như một tác phẩm nghệ thuật của Biện Kinh, cuối cùng uống một ly trà thơm thanh miệng. Nếu có người hỏi hắn, ngươi có hạnh phúc không? Hắn nhất định sẽ cười ha ha nói:

- Ta không hạnh phúc thì ai hạnh phúc?

Buổi chiều hôm qua, Triệu Tông Tích cho người gửi lời đến nói triều đình cho hắn nghỉ ngơi... Mỗi tiến sĩ tân khoa đều có một năm ngày nghỉ. Lần trước Trần Khác đi sứ Đại Lý, sau lại đi sứ Liêu quốc, vẫn không được hưởng thụ, hiện tại đương nhiên phải bổ sung. Tuy nhiên Triệu Tông Tích nói, triều đình chắc chắn sẽ không để hắn rảnh rỗi một năm, nghe ý tứ của quan gia rất có thể giao cho hắn công việc an nhàn, khiến hắn nghỉ ngơi mà làm.

- Cái gì gọi là nghỉ ngơi làm việc?

Trần Khác tỏ vẻ không hiểu, tuy nhiên bất kể như thế nào, hắn hiện tại đang trong thời gian nghỉ ngơi, có thể cũng nghỉ ngơi một chút.

Nếm qua điểm tâm, hắn đến tây viện tìm Nhị Lang nói chuyện. Trần Thầm so với Trần Khác sớm hơn một năm, xuất thân nhị giáp tiến sĩ. Đầu tiên là ra làm Định hải chủ bộ, ba năm sau đảm nhiệm kỳ thi khóa nổi trội xuất sắc, tiến lên làm Diệp huyện tri huyện, năm nay đảm nhiệm lại kỳ thi khóa nổi trội xuất sắc, bị điều trở lại kinh thành, thăng nhiệm Thái Thường Bác Sĩ, kiêm chức quan biên soạn quốc sử.

Lại nói tiếp, trong sáu năm y ngắn ngủi đã thăng đến quan bát phẩm ở kinh thành, Nhị Lang đúng là có số làm quan...

Khi Trần Khác đi tới thì Trần Thầm đang đọc sách. Y vừa mới vào kinh thành, theo như quy chế thì có tầm một tháng ngày nghỉ để quan viên dàn xếp công việc gia đình, quen thuộc hoàn cảnh sống, đem hết thảy sự vụ xử lý thỏa đáng mới đi làm. Trần Thầm không có gia đình, theo y vào kinh chỉ có một người hầu, một tên xe phu, việc nhà cũng đều đã sắp xếp xong tất cả, chỉ cần trực tiếp đến ở là được. Vốn là y muốn nói tôi trực tiếp đi làm thôi.

Ai ngờ quan trên nói, ngươi an tâm nghỉ ngơi đi, làm quan cho triều đình chính là lợi ở điểm này, không thiếu một phân của ngươi, cớ sao mà không làm đâu rồi, Trần Thầm đành phải về nhà nghỉ ngơi.

Thấy Trần Khác tiến vào, y buông sách, đứng dậy cười nói:

- Dậy sớm vậy, ta còn tưởng rằng sẽ ngủ một mạch tới giữa trưa chứ.

- Thói quan nuôi dưỡng bao nhiêu năm rồi. Sáng sớm mỗi ngày đến giờ đều tỉnh giấc.

Trần Khác trong lòng tự nhủ, ngoại trừ ngày đó. Nhìn trong phòng, chỉ có những dụng cụ gia đình tất yếu, lại có một chồng sách đơn giản như một kẻ hàn nho, không khỏi cười nói:

- Sáu năm làm quan, nhưng một chút cũng không thay đổi.

- Tại sao phải thay đổi?

Trần Thầm cười nói:

- Cuộc sống càng đơn giản, tâm lại càng an bình.

Y sợ Trần Khác hiểu lầm, liền cười nói:

- Mỗi người đều có một cách sống, nếu như người cũng giống như ta, phỏng chừng muốn điên lên.

- Ha hả.

Trần Khác cười rộ lên nói:

- Ta là tục nhân, thế nào cũng phải chơi đến mới có thể vui vẻ làm việc.

- Ngươi nha...

Trần Thầm lắc đầu cười nói:

- Lục Lang đã làm cho người thành ra hư hỏng thế này sao.

- Tiểu Lục chỉ là không thích đọc sách, chứ bản lĩnh kỳ thật không nhỏ.

Trần Khác cười nói:

- Chúng ta cả nhà làm quan, có cái gì ý nghĩa gì chứ? Tùy y đi.

- Dù sao bọn đệ đệ chỉ nghe lời ngươi.

Trần Thầm cười khổ nói:

- Ngay cả Nhị ca ta...

- Ta nghe Nhị ca đấy.

Trần Khác cười nói. Hai huynh đệ nhìn nhau cười, sự xa lạ sau bao lâu xa cách đã hóa thành hư ảo, lại tìm về cảm giác máu mủ tình thâm.

Hai huynh đệ ngồi dưới ánh nắng ban mai ấm áp dùng trà. Chịu ảnh hưởng của Trần Khác, mà Trần Thầm cũng chỉ uống nước chè xanh, xông lên một bình cọng lông nhọn, lại đến một ít trà bánh, cứ như vậy vừa ăn vừa nói chuyện. Thời gian trôi qua rất nhanh.

Tuy rằng vẫn không gặp mặt, nhưng giữa hai huynh đệ vẫn gửi thư cho nhau, cho nên đối với những chuyện đối phương trải qua những năm gần đây cũng không xa lạ gì. Trần Thầm rót cho Trần Khác một chén trà, cười nói:

- Lúc nhỏ thấy đệ không phải tầm thường, nhưng thật không ngờ, chỉ mới vài năm đã làm nên sự nghiệp lớn như vậy, làm ca ca đệ ta cũng thấy tự hào.

- Người làm công nói chuyện gì sự nghiệp...

Trần Khác lắc đầu cười nói:

- Chỉ là làm hết bổn phận mà thôi, huynh làm quan phụ mẫu cũng là tận bổn phận. Năm kia Diệp huyện ôn dịch, huynh vì ổn định lòng người, đem huyện nha dọn ra, tập trung thu chữa bệnh hoạn, kết quả những huyện khác đều trốn hơn phân nửa, duy chỉ có Diệp huyện không ai chạy trốn, mọi người ở lại đồng tâm hiệp lực, sức mạnh như thành đồng, chống thiên tai phòng dịch. Cuối cùng, ngược lại số người chết của huyện huynh ít nhất. Huynh nói, ta có thể không tự hào vì huynh sao?

- Việc nhỏ mà thôi, không đáng nhắc đến.

Trần Thầm cười nói:

- Nói thật với đệ, ta chỉ vừa nghĩ tới đệ đệ của mình ưu tú như vậy nên cũng không dám có chút lơi lỏng, e sợ sau này bị người chê cười, nói cái gì em rồng anh chuột.

- Cho nên huynh vẫn bận đến giờ không kết hôn?

Trần Khác thờ dài nói:

- Những năm tới đây hay là đệ phải đưa huynh "Hà Gian truyền" của huynh để sống qua ngày?

- Phì...

Trần Thầm là một quân tử nhã nhặn cũng bị hắn làm mất mặt, cười mắng:

- Ngươi nói thật vô liêm sỉ, ta là cái loại người này sao?

- Vậy huynh làm sao có thể giải quyết vấn đề kia?

Trần Khác tò mò hỏi.

Trần Thầm vốn không muốn trả lời, nhưng trước sự truy hỏi đến cùng của đệ đệ đành phải nâng chung trà lên, đặt xuống, rồi lại bưng lên, rồi lại đặt xuống, như thế ba lượt mới nói:

- Ta không cần nhìn những thứ đó, ta chỉ cần nghĩ đến nàng là được rồi.

Trần Khác nháy mắt mấy cái, không nói. Hoá ra công phu ý dâm của huynh trưởng đã đạt tới mức tuyệt diệu.

- Nói thật....

Trần Thầm có chút thương cảm nói:

- Nhiều năm nay, ta mỗi ngày đều nhớ nàng, nhưng đến khi gặp mặt ta lại sợ nhìn thấy nàng.

- Huynh sợ cái gì?

- Ta sợ nàng đó trong lòng ta với nàng của hiện tại không phải là một người nữa.

Trần Thầm đau buồn nghịch chảy thành sông nói:

- Cho nên hiện giờ ta nghĩ, gặp lại không bằng hoài niệm...

Nói còn chưa dứt lời, đã bị Trần Khác vỗ vai, xì nói:

- Đệ thật không quen nhìn cái thứ văn thanh các huynh, một đám đầu óc ngu ngốc! Chẳng lẽ huynh muốn ảo tưởng cả đời sao?

- Đương nhiên không.

- Vậy sao không kết thúc đi?

Trần Khác nói:

- Đến gặp nàng, nếu nàng vẫn là tình nhân trong mộng của huynh thì không có gì khó nói hết, lần này bất kể là kê đơn hay bắt cóc tống tiền, đệ đều chuẩn bị cho huynh trở về viên phòng.

- Việc của ta, không cần đệ xen vào.

Trần Thầm lắc đầu nói:

- Phá hoại mọi việc!

Trần Khác trong lòng tự nhủ, ta muốn không đốt đàn nấu hạc cũng không được. Đỗ Thanh Sương còn ở bên ngoài hát rong, Liễu Nguyệt Nga còn lưu lạc chân trời, Tiêu Quan Âm... Thôi đi, trai lơ không nhân quyền, không đề cập tới cũng thế.

- Không nói chuyện này nữa.

Hai huynh đệ thấy tình cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, không thể nói cùng nhau liền không nói nữa. Trần Khác nói:

- Ngày hôm qua phụ thân nói, trong kinh có khả năng xảy ra loạn lớn, là chuyện gì vậy?

- Đúng, là do việc giải trừ quân bị gây nên.

Trần Thầm nói:

- Mấy năm nay triều đình hàng năm đều hô phải giải trừ quân bị, nhưng cũng vô ích. Tuy nhiên đến mùa xuân, dưới sự khuyên can của Văn Tướng Công và Tiền Nhiệm Tam Tư Trương tướng công, Quan Gia rốt cục cũng đưa ra quyết định, lệnh đến trước cuối tháng sáu phải hoàn thành.

- Vì chuyện này nên từ đầu năm đã ồn ào huyên náo, trong quân đội mỗi người đều cảm thấy bất an, người nhà quân nhân lại càng loạn hơn. Cùng với ngày công bố danh sách càng tới gần, thì kinh thành cũng loạn thành một bầy. Nghe nói không ít hàng loạt gia đình quân nhân làm một chuyện lớn trước ngày công bố, bức triều đình nhượng bộ...

Trần Thầm nhìn đệ đệ nói:

- Ngay lúc này, Phủ doãn Khai Phong Âu Dương đại nhân, lại bị bệnh.

Bao Chửng sớm đã không còn ngồi ở phủ Khai Phong, nên chưởng ấn của nơi đây là giáo sư Âu Dương Tu của Trần Khác.

- Bệnh gì?

Trần Khác cả kinh nói.

- Đau mắt.

- Ah.

Trần Khác gật gật đầu.

Nói Bao Chửng và Âu Dương Tu là Phủ doãn Khai Phong, kỳ thật là không đúng, bởi vì chức Phủ Doãn từ trước đến nay là cho Thái tử dự lưu. Cho nên đại đa số thời điểm chức vị này đều là để không, mà việc lấy quyền Tri phủ sử dụng quyền hạn Lão Bao khá giỏi, ngồi trên ghế này hơn hai năm, chữ 'Quyền' phải đi rồi. Vì Tri phủ Khai Phong, Âu Dương Tu mới đảm nhiệm một năm, nhưng lão bản quan rất cao, cho nên cũng đi 'Quyền'. Tuy nhiên theo thói quen quan trường, những quan viên đều xưng cao, nên đều gọi hai người làm 'Phủ Doãn'. Chuyện này cùng một đạo lý với xưng hô Tham tri Chính sự, tam tư làm Tể tướng công,

Kinh thành nơi trọng yếu, dưới chân thiên tử, quan lớn, nhà giàu như cá diếc sang sông, sự vụ rắc rối phức tạp, cho nên đây là một chức vị trọng yếu mà phức tạp, phải là một đại thần khôn khéo, giỏi giang, đức cao vọng trọng chủ quản, nếu không khó có thể khống chế. Sau khi Bao Chửng đảm nhiệm Ngự Sử Trung Thừa, quan gia và nhị vị tướng công, thông qua thời gian thận trọng suy xét, cho rằng không phải là Âu Dương Tu thì không thể.

Cho đến năm ngoái, Âu Dương Tu bổ nhiệm năm mươi hai tuổi, lấy long đồ các học sĩ kiêm Tri phủ Khai Phong. Nhưng Âu Dương Tu lại viết tấu chương cự tuyệt. Lão " từ phủ Khai Phong trát tử " trần từ khẩn thiết, nói mình có bệnh ở mắt, già yếu nhiều bệnh, lại chợt bị gió huyễn, thể lực chống đỡ không nổi, muốn chữa bệnh cũng rất lâu, sợ là lực bất tòng tâm.

Lão còn thừa nhận 'Thần tố lấy văn từ làm việc học chính, trị dân lâm chính, vừa không phải sở trưởng' hơn nữa đang toàn lực sáng tác 'Tân đường thư', nên không có nhiều tinh thần và thể lực để quản lý sự vụ ở kinh thành.

Triều đình kiên quyết không cho lão từ chối, Lão Âu Dương miễn cưỡng đi nhậm chức. Lão với Bao Chửng có hai phong cách làm việc hoàn toàn khác nhau, một người theo phong cách nghiêm trọng, một người theo chiều rộng của chính trị, làm cho mọi người hướng thiện. Hai người này đều có đạo lý riêng, điểm mấu chốt là xem năng lực làm việc của mỗi người, Âu Dương Tu hiểu nhiên không phải 'Trị dân lâm chính, ký phi sở trưởng " như lão khiêm tốn nói, lão thi hành nhiều chính sách nhân từ, quản lý một cách gọn gàng ngăn nắp phủ Khai Phong, rất được dân chúng kính yêu.

Nhưng cũng đúng như sở liệu lúc trước của Âu Dương Tu, bởi vì công việc ở kinh thành quấn thân, chính sự bận rộn, lão lại là một người làm việc rất nghiêm túc, không thể không trăm công ngàn việc, ngày đêm không ngừng phê duyệt công văn, xử lý các loại sự tình, kết quả bệnh đau mắt ngày càng nghiêm trọng, thị lực mơ hồ, tình trạng thân thể không bằng trước. Năm nay vài lần bị bệnh, khó có thể kiên trì công việc bình thường, không thể không xin nghỉ ở nhà điều trị an dưỡng.

- Âu Dương đại nhân không phải không biết tình hình trong kinh.

Trần Thầm thở dài nói:

- Tuy rằng ốm đau ở nhà, nhưng mỗi ngày phụ thân đều phải báo cáo với đại nhân. Lão cũng cực độ thỉnh cầu triều đình, lựa chọn một quan viên có thể thay thế, nhưng hiện tại thấy múi lửa bùng nổ thì ai sẽ đi ngồi trên miệng núi lửa này nữa? Không ai tiếp nhận! Phụ thân bọn họ một khi đã làm quan sử phủ nha, chỉ có thể kiên trì chống lại, ai biết ngày nào đó, sẽ bùng nổ.

Nói xong y vẻ mặt lo lắng nói:

- Xảy ra chuyện, hẳn là phụ thân không thoát khỏi có liên quan đấy...

- Về phần Lục Lang, phụ thân nói, y cùng binh của thượng quân vô lại liên lụy quá sâu, e rằng y sau này sẽ chộn rộn.

Trần Thầm nói tiếp:

- Đấy, hắn chỉ cần bước chân ra khỏi nhà liền không cần quay trở lại...

Biết được thầy của mình đau mắt, Trần Khác cũng không thể ở nhà nên rời khỏi chỗ Trần Thầm liền chạy tới Ngân Lương Kiều.

Hôm qua trở về kinh, vui mừng cùng người nhà đoàn tụ nên hắn cũng không chú ý đến sự thay đổi ở thành Biện Kinh, hôm nay vừa nghe Nhị Lang nói, dọc theo đường đi hắn mới nhìn kỹ, quả nhiên phát hiện rất nhiều manh mối không tốt... Đầu tiên là quân Hán đi trên đường tăng lên nhiều, mặc dù thành Biện Kinh có mấy chục vạn cấm quân nhưng xưa nay đều bị trói buộc ở trong doanh, rất ít đi lại trên đường. Nhưng hiện tại, Trần Khác cũng chưa thấy qua cấm quân chạy thành từng đội trên đường, trên mặt còn mang theo sát khí, nơi nơi gây chuyện.

Còn có du côn lưu manh cũng đi theo đục nước béo cò, trộm cướp, đánh nhau ẩu đả. Quan sai Phủ Khai Phong và tuần bổ binh đều trên đường, miễn cưỡng duy trì trật tự bình thường, nhưng nào dám đi trêu chọc một nhóm đại binh tức giận?

Trần Khác dọc theo đường đi đều cau mày, tới trước nhà Âu Dương ở Ngân Lương Kiều mới điều chỉnh lại tâm tình.

Thấy đệ tử đắc ý của chủ nhân đến, người sai vặt trong quý phủ một mặt đi thông báo, một mặt đón tiếp hắn. Đi vào tiền viện, Âu Dương Biện liền ra đón, giòn giòn giã giã nói:

- Sư huynh, huynh đã đến rồi.

- Hòa thượng.

Trần Khác cười nói:

- Nửa năm không gặp lại cao lớn hơn một ít.

- Có sao?

Âu Dương Biện vui vẻ nói.

- Đương nhiên là có.

Trần Khác gật gật đầu, cười nói:

- Ngựa Khiết Đan mà ta hứa với đệ đã về rồi, lát nữa đệ qua chỗ ta mà chọn.

- Sư huynh quả nhiên là người giữ chữ tín.

Bé con mười tuổi nho nhã nói:

- Sư đệ trước cám ơn huynh.

- Tạ ơn cái đầu của ngươi, hai ta còn phân biệt sao?

Trần Khác cười vỗ vỗ vai hắn nói:

- Lão sư đâu?

- Ở Bích Lãng Hiên dưỡng bệnh.

Âu Dương Biện khuôn mặt nhỏ nhắn sầu lo nói:

- Bệnh có vẻ khá nặng.

- Đi. Đi xem.

Trần Khác liền kéo tay của cậu, đi vào trong Bích Lãng Hiên ở hậu viện.

Lúc này bên ngoài Bích Lãng Hiên liễu một màu xanh ngắt, lá sen hứng mặt trời, quả nhiên là một cảnh đẹp ngày hè.

Trần Khác và Âu Dương Biện cởi giày đi vào bên trong hiên thấy Lão Âu Dương gầy gò, ốm yếu, có vẻ vắng vẻ ngồi đấy, hai mắt che khăn mặt, nằm ở trên giường trúc. Bên cạnh là từng chồng công văn, sách. Ngồi bên cạnh còn có Âu Dương Phát, thấy Trần Khác đi vào, nhẹ nhàng gật đầu.

Thấy lão sư giống như đang ngủ, Trần Khác khẽ bước đến, quỳ dưới đất.

Âu Dương Tu lên tiếng:

- Trọng Phương đến rồi hả?

Nói xong liền giơ tay tháo khăn, mở mắt ra, hơi nheo lại, nói:

- Ôi, chỉ có thể nhìn thấy bóng dáng của ngươi.

- Thầy.

Trần Khác cúi người hành lễ nói:

- Học trò bái kiến thầy.

- Trở về lúc nào?

Âu Dương Tu chậm rãi hỏi.

- Học trò trở về ngày hôm qua, sáng nay mới nghe nói thầy bị bệnh.

Trần Khác nói:

- Nhanh lại đây.

- Ai.

Âu Dương Tu giận dữ nói:

- Vi sư già rồi, hơn nữa lại bệnh, sợ là trở thành phế nhân.

- Thầy, chuyện này nhất thời chỉ là một bệnh nhỏ, trị là khỏi thôi.

Trần Khác nhìn Âu Dương Phong, nói:

- Đã mời đại phu chưa?

- Đã mời thái y xem qua. Uống thuốc thanh gan sáng mắt nhưng cũng không thấy tốt hơn.

Âu Dương Phát hạ giọng nói.

- Dường như thầy không chỉ là đau mắt.

Trần Khác nhìn Âu Dương Tu một thân thần sắc có bệnh, cau mày nói:

- Để ta bắt mạch cho thầy.

Âu Dương Phát biết Trần Khác còn có y thuật thâm tàng bất lộ, nghe vậy vui vẻ nói:

- Vậy thì tốt quá.

Y nhanh chóng đưa đến một chiếc ghế nhỏ, đặt gối kê bắt mạch xuống, sau đó chậm rãi nâng phụ thân dậy.

Những động tác đó còn phải có người giúp đỡ, Âu Dương Tu mệt mỏi thở dài một hơi, một hồi lâu mới nâng cánh tay khô gầy lên đặt trên gối kê.

Trần Khác duỗi ngón tay đặt chuẩn lên mạch của Âu Dương Tu. Sau một lúc lâu, hắn để ghế con sang một bên, xem mạch tay trái của lão Âu Dương, rồi lại chăm chú nhìn lưỡi, mí mắt, sờ sờ hai chân của lão. Trầm mặc một lát mới hỏi:

- Có phải thầy hai chân mỏi nhừ, ăn nhiều dễ đói, hay khát uống nhiều, miệng đắng lưỡi khô, nước tiểu nhiều và đi tiểu nhiều lần?

- Vâng, đúng vậy.

Âu Dương Phát liên tục gật đầu nói.

- Có phải thầy còn mắt mờ, chóng mặt, nhìn một thành hai, chỉ phân trắng đen?

Trần Khác lại hỏi.

- Ừ.

Lần này là Âu Dương Tu gật đầu.

- Cha ta rốt cuộc bị bệnh gì?

Âu Dương Phát khẩn trương hỏi.

- Hẳn là chứng bệnh tiêu khát.

Trần Khác chậm rãi nói.

- A...

Cha con Âu Dương đều giật mình kinh hãi:

- Không ngờ là chứng bệnh khó chữa này!

- Phổi khô, tổn thương tuyến nước bọt, khát nước uống nhiều, dạ dày nóng, tiêu thực nhanh đói, thận không lấy nước, tiểu tiện thường xuyên. Phổi khô, dạ dày nóng, thận hư, là biểu hiện của chứng bệnh tiêu khát.

Trần Khác trầm giọng nói:

- Nửa năm trước, ta thấy thầy có bệnh thận hư, bệnh trạng của dạ dày nóng, nhưng người nói tự mình có thể sắp xếp, ăn nhiều uống nhiều thì sẽ khỏi, cho nên trò cũng không nghĩ tới phương diện này, chỉ kê hai đơn thuốc bổ, thầy có uống thuốc đều không?


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-355)


<