← Hồi 185 | Hồi 187 → |
Năm mươi vạn quan tiền đưa cho Triệu Tông Tích, là một món đầu tư mạo hiểm.
Trần Khác là một nhân vật khôn ngoan, người như vậy nói dễ nghe một chút thì đúng là dám nghĩ dám làm, nói khó nghe thì chính là cả gan làm loạn.
Kiến thức lịch sử của hắn tuy rằng không phong phú, nhưng ít nhất biết được sau Hoàng đế Tống triều sau thời Nhân Tông, chính là Triệu Tông Thực về sau đổi tên là Triệu Thự. Lẽ ra biết điểm này, người bình thường ắt sẽ khẩn cấp bám víu lấy, miễn là chỉ số thông minh nằm ở đường tục hoành trở lên ít nhất có thể bảo vệ được vinh hoa phú quý của cuộc đời. Đây chẳng phải là thứ Trần Khác theo đuổi sao?
Nhưng hắn lại không, bởi vì trong số Hoàng đế Tống triều, hắn chán ngấy nhất chính là tên Triệu Thự kia. Mặc dù Triệu Tông Thực hiện tại có danh xưng Hiền vương, lại có nhiều văn nhân hết sức vô sỉ hoặc không rõ chân tướng mà thay gã thổi phồng, danh tiếng tốt như thánh nhân, nhưng điều đó chỉ có thể khiến Trần Khác càng khinh miệt gã.
Với ký ức từ kiếp trước, khiến Trần Khác biết diện mạo thật của gã – nhìn chung Triệu Thự sau này giữ ngôi vị trong ba năm rưỡi, có thể tổng kết làm năm chữ: "Súc sinh hiện hành ký". Sau khi lên ngôi, Triệu Thự lộ nguyên hình, lòng lang dạ sói và vô sỉ đến tột cùng. Chẳng những đối với Hoàng đế Nhân Tông đã ban cho mình ngai vàng, gã không hề biết dùng lòng cảm tạ, còn đem sự oán hận ngút trời tích tụ lâu nay của hai đời cha con gã giành cho phụ tử quan gia, phát tác ra với đủ loại hình thức.
Trong khi vạn dân thống khổ, sơn hà xã tắc thay đổi diện mạo, gã lại giả ngây giả dại trước linh cữu của Nhân Tông Hoàng, vì gã không khóc được, gã phải làm vậy để che dấu sự mừng rỡ như điên của mình; ở trong kỳ đại tang bày tỏ lòng hiếu thảo, gã liền đuổi con gái của Nhân Tông Hoàng ra khỏi cung, sau đó đem tỷ muội của mình vào, đối với người trong nhà ân sủng vô chừng, hầu hết huynh đệ đều được đội mũ quan, còn những góa phụ hay con gái của Nhân Tông Hoàng đế gần như lâm vào cảnh bần cùng đói rét.
Ghê tởm hơn chính là, gã đối với Tào Thái hậu, mẫu thân trên danh nghĩa cũng lãnh đạm khinh miệt, thiệt là nhục nhã, khiến lão thái thái gần như không thể sống yên trong cung. Gã còn cự tuyệt xưng Nhân Tông Hoàng đế là Cha, mà vẫn khăng khăng tôn sùng cha mình là Hoàng Khảo. Vì thế, đã gây ra cuộc tranh nghị gọi là Bộc nghị rầm rầm rộ rộ, chính nhân quân tử khinh thường cách đối nhân xử thế của gã, lần lượt bênh vực cho Nhân Tông Hoàng đế và đều bị gã truất lạc. Ngắn ngủi trong thời gian ba năm rưỡi, trong triều bị Đài gán gần hết sạch, hiền thần thì rời khỏi đất nước của mình hoặc trở về quê hương, tiểu nhân thừa cơ hội ngồi vào đó...
- Thời gian trị vì của Anh Tông được biết đến tới với tranh luận kéo dài tới 10 tháng về nghi lễ chính xác mà vị hoàng đế này cần thực hiện đối với cha đẻ của ông. Anh Tông được Nhân Tông nhận làm con và vì thế theo nghi lễ thờ cúng thì Nhân Tông là cha Anh Tông còn theo nghĩa sinh học thì Triệu Doãn Nhượng là cha đẻ của ông. Một số quan lại dâng biểu tâu rằng Triệu Doãn Nhượng nên được gọi là "hoàng thúc", tuy nhiên Anh Tông lại đồng ý với ý kiến của Âu Dương Tu và một số quan lại khác để truy phong cho cha đẻ của ông là "hoàng phụ". Đây là tranh nghị mà sử sách Trung Quốc gọi là "bộc nghị". Các tranh nghị về vấn đề tương tự như vậy cũng có sau này, trong thời Tống Hiếu Tông với hệ tộc phức tạp hơn hay trong thời Minh Thế Tông (hoàng đế Gia Tĩnh nhà Minh) với hậu quả lớn hơn.
Đương nhiên để đánh giá một vị Hoàng đế, cần phải xem chiến tích của y. Nhưng đáng tiếc là Triệu Tông Thực cái gì cũng không làm, có lẽ là báo ứng, sau ba năm gây sức ép, liền đi đời nhà ma. Gã đối với vương triều Tống có cống hiến duy nhất, đó chính là sinh ra Tống Thần Tông. Nhưng đáng tiếc, đó chính là ngọn nguồn gây ra sự diệt vong của Tống triều. Khỏi phải nói, hai con trai của Thần Tông, Triết Tông và Huy Tông...
Nói Bắc Tống là bị tổ tôn ba đời bốn vị Hoàng đế gây sức ép mà chết, không ngoa chút nào, dù sao cũng không thể càng tệ hơn được nữa, vì sao không đổi một vị Hoàng đế thử xem chứ?
Trần Khác kinh tởm Triệu Tông Thực, chỉ cần nghĩ tới việc phải túm lấy cái chân thối của gã, thì hắn liền cảm thấy ghê tởm. Hơn nữa một loạt hành động hắn lằm ở trong kinh, cũng đã hoàn toàn đắc tội với cả Triệu Tông Thực, tương lai chờ gã lên làm Hoàng đế, dám chắc thân mình không thoát khỏi kết cục thê thảm.
Hiện tại xem ra, nếu muốn nửa đời còn lại yên ổn không lo gì, chỉ thi đậu tiến sĩ là chưa đủ, còn phải khiến cho Triệu Tông Thực không thể lên ngôi Hoàng đế.
Theo Trần Khác, ngôi vị Hoàng đế này không phải là Triệu Tông Thực thì còn ai khác nữa, chí ít ở giai đoạn trước mắt này, quan gia cũng không có ý đồ truyền ngôi cho gã.
Một khi đã như vậy, sao không giúp cho hảo huynh đệ Triệu Tông Tích, Vương hầu tướng quân đâu phải sinh ra đã có, ai nói đỉnh vương miện kia, không đến lượt y đội trên đầu chứ? Huống chi tình cảnh của Triệu Tông Thực, so với hắn còn tệ hơn... Tống triều không giết sĩ phu, chỉ cần Trần Khác vượt qua kỳ thi tiến sĩ, dù sao vẫn có thể bảo vệ tính mạng.
Nhưng không có tổ huấn không giết tôn thất.
Đây là một khoản đầu tư mạo hiểm, trong lúc đó Triệu Tông Tích rắm mắt và bí quá nên hóa liều, Trần Khác nhất định sẽ lựa chọn người sau.
Nhưng chỉ cần là đầu tư, sẽ có thất bại. Một khi thất bại, có thể là ở Đại Tống triều, thì không có chỗ dung thân, cho nên Trần Khác muốn dùng năm mươi vạn quan tiền khác, thiết kế một đường lui cho gia tộc mình...
Vào lúc hoàng hôn của ba ngày sau đó, Trần Khác và Tống Đoan Bình mặc áo cà sa, mang khăn quấn đầu, đem theo lễ vật, một thân đường đường bước ra cửa. Vào đến đường cái, gọi hai xe kéo tay... Xe kéo tay lúc này và xe kéo đời sau không khác lắm... Ngồi trên xe một mạch về phía đông, hướng cầu Thái Bình.
Tiết trời mùa thu, khắp nơi hoa cúc hương thơm ngây ngất làm say lòng người, khu vực cầu Thái Bình rộn ràng hẳn lên, đủ loại thanh âm rao hàng dễ nghe giống như cuộc đua cùng nhau xướng lên, còn lẫn theo tiếng trẻ con tử rượt đuổi nhau đùa giỡn, chơi trốn tìm, tiếng vui cười thả pháo. Rõ ràng là, thị trường đã dần khôi phục lại từ sau trận lũ, trở nên bừng bừng sức sống.
Xeo kéo tay dừng lại trên đường gần cầu Thái Bình, Trần Khác và Tống Đoan Bình bước xuống đi vào trong hai bước, liền phát hiện thấy khác biệt với những chỗ khác... Trên mặt đường yên tĩnh vô cùng, các cửa hiệu ngăn nắp có trật tự, nhiều biểu ngữ, còn có hình vẽ "phiên diệp" chỗ nào cũng có thể nhìn thấy được.
Trên đường cái, người đi bộ qua lại, cho dù người Hán thân mặc áo cà sa và đạo bào các loại, nhưng đa phần là mũi cao mắt sâu tóc xoăn, trên đầu đều đội mũ quả dưa màu lam.
Ở đây chính là khu dân cư mà Thái tổ Hoàng đế cấp ngườI Nhất Tứ Nhạc Nghiệp, nón phố Lam Mạo.
Cho dù giữ lại dấu vết độc đáo của bọn họ, nhưng người Nhất Tứ Lạc Nghiệp đã ở Biện kinh sinh sống lâu năm rồi, cũng hết sức nỗ lực dung nhập vào môi trường của Đại Tống, bọn họ ăn mặc trang phục của Đại Tống, nói tiếng Hán, dùng chữ Hán, cho nên đi vào địa bàn nhỏ của người Do Thái này, mấy người Trần Khác không có nửa phần động cảm giác xa lạ.
Đối với việc mấy người Hán bước vào, người Do Thái tự cho là quen rồi, sẽ không thấy kinh ngạc lạ lẫm. Tuy nhiên, Trần Khác với thân hình cao lớn bắt mắt, nhanh chóng gây chú ý với Côn Luân nô.
Thế là bọn Côn Luân nô kia bước nhanh tới, chỉ trở tới Trần Khác, dùng giọng tiếng Hán cứng nhắc mà nói:
- Xin hỏi tiên sinh, người phải chăng họ Trần?
- Không sai.
Trần Khác gật gật đầu.
- Ngươi sao biết ta họ Trần?
- Gia chủ của ta họ Bạch. Côn lôn nô nhẹ giọng:
- Nghe nói đại quan nhân cao to hơn người, nên tùy tiện tiến đến hỏi.
- Là Bạch chưởng quầy của cửa hàng Giao tử Đông Đô.
Trần Khác cười cười nói.
- Chính là vậy mà.
Côn Luân nô liền dẫn hai người Trần Khác, hướng tới một tòa nhà rất đẹp bên trong ngõ.
Nơi ở của Bạch Nhã Minh là một tòa nhà mang kiểu dáng Trung Hoa điển hình, giờ phút này giăng đèn kết hoa, khách đông đầy nhà.
Nghe nói Trần Khác đến, Bạch Nhã Minh thân nghênh tới cửa, Trần Khác cười nắm chặt tay nói:
- Chúc mừng Bạch huynh hạ sinh Quý tử.
- Đa tạ đa tạ.
Bạch Nhã Minh với vẻ mặt vui sướng cung kinh nói:
- Tam Lang và Tống Lão đệ có thể đến, làm vẻ vang cho tệ xá của kẻ hèn này, nhanh nhanh mời vào trong.
Dẫn hai người bọn họ đi, Bạch Nhã Minh nhỏ giọng nói:
- Hôm nay Labie và Lợi Vi của chúng ta đều có nhà, nghi thức xong, bọn họ đồng ý cùng người ngồi nói chuyện với hai ngươi.
- Bạch huynh đã lo lắng rồi.
Trần Khác khẽ mĩm cười nói:
- Hiện tại, vẫn là để chúng ta chuyên tâm, cầu phúc cho con trai của Bạch gia nhé.
Bạch Nhã Minh cười vui vẻ, giơ tay nhường đường:
- Mời!
Đi vào đại sảnh, vẫn là kiểu bài trí theo phong cách Trung Hoa, nhưng đến phòng chính ở bên trong, chính là một cảnh tượng khác nữa. Chỉ thấy trên mặt đất trải thảm lớn rất dày, khách mời ngồi trên chiếu, trước mặt đặt chiếc kỷ trà thấp, trên bàn có nho, lựu và một số loại hoa quả khác, nhưng chỉ dùng nước trắng đựng trong bình bằng gốm.
Khách mời đến đây dự lễ rất nhiều, sắp xếp cho Trần Khác và Tống Đoan Bình ngồi xuống, Bạch Nhã Minh gọi đệ đệ của mình tới, để y vui vẻ tháp tùng nhị vị khách quý, bèn cáo lỗi đi tiếp đón người khác.
Đệ đệ Bạch Nhã Minh gọi là Bạch Dịch cư, mẫu người mười sáu bảy tuổi, có lông xoăn dày rậm đen, và một đôi mắt to linh động. Y thừa hưởng cái nhiệt tình khôn khéo của người Do Thái, sau khi hàn huyên, bèn giới thiệu một chút nghi thức với hai người, để hai người bọn họ có sự chuẩn bị tâm lý, tránh bị dọa sợ.
Trần Khác vừa đến kinh thành nhất, liền kết bạn với Bạch Nhã Minh, nhưng tiếp xúc với người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp thì lại rất chậm. Tuy nhiên Trần Khác cũng có thể lý giải, nhiều tộc người ngày càng nhiều khó khăn như thế này, trăm ngàn năm qua không ngừng bị bắt và giết hại, không ngừng bi đày lưu vong, tự nhiên sẽ dưỡng thành tính cách thật cẩn thận, an toàn là hàng đầu. Nhất là bản thân một lời nói ra cách kiếm tiền phát tài của bọn họ, càng khiến cho những người này cảnh giác, dè chừng.
Ở trọn nửa năm, Trần Khác chỉ qua lại mang tính duy trì lễ tiết với Bạch Nhã Minh, hai người ăn cơm cùng nhau vài lần, nói qua vài lần về đạo tài phú, nhưng đều ở trong tửu lầu bên ngoài. Mấy ngày trước đây, Trần Khác nhận được thiệp mời của Bạch Nhã Minh, nói con út của y cử hành giáo lễ, cung thỉnh mời đến ngày đó xem lễ.
Bởi vì duyên cớ ông chủ Do Thái kia ở kiếp trước, Trần Khác đối với phong tục tập quán nơi đây xem ra có hiểu biết, biết rằng nam đồng sau tám ngày sinh ra, phải tiến hành nghi thức tôn giáo trang trọng, sẽ mời quyến thuộc bằng hữu đến xem lễ. Nếu phong tục không có thay đổi, thì đây dường như là tín hiệu chuyển biến thái độ của bọn họ đối với mình.
Người Do Thái rất tuân thủ thời gian, chưa tới giờ Dậu, khách mời đã đông sảnh đường, nghi thức vào giờ Dậu bắt đầu tiến hành.
Sau khi báo cáo cho khách mời biết mọi người có thể tùy ý, mọi ánh mắt đều dừng lại và đổ dồn lên người vị lão đầu bạc, đỉnh đầu ông đội mũ quả dưa trắng, mặc trường bào trắng, một tay đặt lên một quyển sách dày, vẻ mặt trang nghiêm.
Trong đại sảnh lặng ngắt như tờ, tất cả khách mời đều quỳ gối trên thảm dày, vẻ mặt thành kính.
Trần Khác và lác đác vài tên không thuộc giáo đồ cũng nín thở không dám lên tiếng, e sợ quấy rầy đến nghi thức trang trọng này.
Lão đầu bạc từ từ nhắm hai mắt, trong miệng thốt ra những ngôn từ tiếng Hán rất lạ, ngữ điệu kia ngắn mà trầm bổng, đúng là Trần Khác đời trước đã từng nghe qua như vậy... Mặc cho hắn không biết tiếng Hebrew, nhưng với vài cây cầu nguyện, hắn lại vô cùng quen thuộc.
Lão già niệm một câu, mọi người liền niệm theo một câu, trong lúc nhất thời, trong sảnh đường rì rầm tiếng Hebrew, tiếng cung kính cầu nguyện, dường như cảm giác được thần thánh quanh quẩn đâu đây.
- Rốt cuộc đang nói gì? Tống Đoan Bình không kìm nổi nhỏ giọng hỏi.
Trần Khác nhỏ giọng dịch lại cho Tống Đoan Bình nghe:
- Người Israel à, ngươi phải nghe! Jehovah là Thượng đế của chúng ta, là độc nhất chủ.
Ngươi phải tận tâm và tận tính, hết lòng yêu Jehovah, Thượng Đế của ngươi.
Ta hôm nay những gì chỉ bảo người, nên ghi tạc trong lòng, cũng cần phải giáo huấn cho con của mình,
Bất kể ngươi ngồi ở nhà, đi trên đường, nằm xuống hay đứng lên đều phải đàm luận;
Cũng phải buộc trên tay làm dấu, mang trên trán làm kinh văn;
Lại phải viết trên khung cửa phòng của ngươi, và trên thành môn của ngươi....
← Hồi 185 | Hồi 187 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác