Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Anh hùng Đông A gươm thiêng Hàm Tử - Hồi 24

Anh hùng Đông A gươm thiêng Hàm Tử
Trọn bộ 61 hồi
Hồi 24: Nhất phiến tài tình
5.00
(3 lượt)


Hồi (1-61)

  • Lấy ý trong bài Vịnh truyện Kiều của cụ nghè Phạm Quý Thích:

Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy,

 ngụ ý khen bản nhạc  Bạc mệnh  của Thúy Kiều vừa có tài, vừa có tình nên bị lụy vào thân. Gần đây cụ Bùi Kỷ điếu cụ Nguyễn Du cũng có câu:
Kiếp kim cổ tài tình là bận,

Hồn văn chương vơ vẩn non sông.

  Vương phi Ý Ninh để ngón tay chỏ lên miệng:

– Suỵt! Coi chừng chúng biết!

Lê Linh Anh tiếp:

– Vương phi ơi! Mình nói tiếng Việt mà. Cao Ly nhờ Kiến bình vương của Đại Việt giúp, thắng Mông cổ, nhưng vì áp lực Hốt Tất Liệt lớn quá cũng phải tuân theo một điều là gửi Thái tử sang làm con tin, còn 5 trong 6 điều thì lờ đi.

A Lan Đáp Nhi tiếp:

– Bây giờ Đại vương Hốt Tất Liệt bị thu hết quyền bính. Đại vương đã đem thê tử, nô bộc về Hoa lâm chịu tội. Tuy nghiên Đại hãn nghĩ tình huynh đệ, người ban chỉ ân xá cho Đại vương, nhưng không trao cho bất cứ quyền hành gì. Vì cuộc điều tra kết thúc, Đại hãn ban chỉ: giải tán triều đình của Đại vương Hốt Tất Liệt. Tuy nhiên Đại hãn không nỡ vứt bỏ các nhân tài đã theo vương. Người ủy cho Câu khảo cục sẽ xét tài năng từng chức quan, rồi bổ nhiệm vào vị trí khác. Hai là con tin của các nước đã vì Đại hãn mà tới đây, nay theo Khâm sứ về Hoa lâm. Vậy cô gia loan báo cho các vị biết. Ngoài ra một vài trường hợp không cần thiết, con tin được trả về, cô gia sẽ loan báo sau.

Tham tri chính sự Lưu Thái Bình vận sức nói lớn:

– Trong tất cả các vị sứ thần, bồi sứ có điều gì không như ý, được quyền công khai khiếu nại tại đây. Khâm sứ Tả thừa tướng sẽ giải quyết cho.

Thái tử Đoàn Kha đứng dậy cung tay:

– Thưa Khâm sứ đại nhân. Khi Đại vương Hốt Tất Liệt đem quân vượt Kim sa giang vào nước tôi. Người sai sứ nhân danh Đại hãn chiêu hàng. Phụ hoàng tôi theo gió mở cửa thành rước quân Thiên triều vào. Sau đó Đại vương bỏ về Quan trung, để Thái sư Ngột Lương Hợp Thai ở lại với một đoàn Đạt lỗ hoa xích, kiểm soát từ trong triều tới các phủ huyện. Bây giờ nảy ra Đại vương lạm quyền ép chư hầu. Vậy xin Tể tướng cho triệu hồi các toán Đạt lỗ hoa xích về.

Tham tri chính sự Lưu Thái Bình trả lời:

– Thái tử đặt câu hỏi như vậy, tỏ ra chưa hiểu rõ chính sách của Đại hãn. Cầm quân tại vùng Nam Tứ xuyên, Đại lý là Thái sư Ngột Lương Hợp Thai. Còn tổ chức cai trị, đặt Đạt lỗ hoa xích là Phò mã Hoài Đô. Các Đạt lỗ hoa xích trên lãnh thổ Đại lý là do phò mã thống lĩnh. Phò mã là Khâm mạng của Đại hãn, thì Đạt lỗ hoa xích là của Đại hãn, nên không thể rút về.

Thái tử Kinh Yên của Tây hạ hỏi:

– Khi Thành Cát Tư Hãn Tây chinh hồi giá, đem quân tiến vào Tây hạ, giữa lúc tổ phụ tôi băng hà. Phụ hoàng tôi nối nghiệp, mở cửa thành đầu hàng, dâng cô mẫu của tôi cho thế tử Ngột Lương Hợp Thai, trưởng tử thân vương Tốc Bất Đài. Từ đấy nước tôi chịu thần phục Thiên quốc, chịu sáu điều kiện đưa ra. Khi Thiên quốc đem quân đánh Kim, rồi Tống, nước tôi chịu binh dịch, gửi một vạn phu do cô mẫu chỉ huy. Nay cô mẫu bị cách hết chức tước, trả về Tây hạ. Binh thư nói: tướng đâu, binh đó.Vậy xin Thừa tướng cho vạn phu Tây hạ hồi hương.

Tham tri chính sự Ngột A Đa trả lời:

– Từ khi vạn phu Tây hạ tòng chinh đánh Kim, Tống, tổn thất được bổ xung bằng tráng đinh người Hán. Nay trong vạn phu, còn không quá vài trăm người Tây hạ, nếu trả cả vạn phu về Tây hạ, thì chỉ vài trăm người này muốn về mà thôi. Còn lại họ sẽ không chịu về. Thôi được, chúng tôi sẽ cho hồi hương đám người này.

Bình chương chính sự hành tỉnh Tế Nam là Dương Nhụ hỏi:

– Phụ thân nô tài là người Hán, trước đây từng làm Đô đốc triều Kim. Khi Thành Cát Tư Hãn đem quân đánh Kim, phụ thân tôi đầu hàng, được Tư Hãn trọng dụng. Trong khi đánh Tống, phụ thân tôi bị tử thương. Tư Hãn cho tôi thay thế. Gần đây Đại vương Hốt Tất Liệt cho tôi lĩnh Bình chương chính sự hành tỉnh Tế Nam với một Vạn phu, phòng sứ quân Lý Đảm làm phản. Nay Tể tướng ban lệnh chỉ cho tôi đi Hàm dương, thì trao Tế Nam cho ai?

A Lan Đáp Nhi cười lớn:

– Khi tới Trung nguyên, cô gia xét công lao phụ thân Dương bình chương không nhỏ, nên đã tâu về triều truy phong cho tước vương. Từ hồi Dương bình chương về cai trị Tế Nam, khiến dân chúng ấm no. Nên cô gia thăng thưởng bằng cách đưa Dương bình chương đi trấn nhậm Hàm dương là nơi lãnh địa lớn gấp ba, tài nguyên gấp năm Tế Nam. Không lẽ Dương bình chương không nhận ra sự tưởng thưởng này? Còn như trao Tế Nam cho ai ư? Sứ quân Lý Đảm đã được Đại hãn ủy cho thống lĩnh.

Viên Tham tri bộ Lễ nói lớn:

– Sau đây Thừa tướng Khâm sứ sẽ xét tài từng người trong triều đình gian của Đại vương Hốt Tất Liệt, bổ nhiệm vào chức vụ mới trong 10 ngày tới. Bây giờ Thừa tướng mời chư vị Đại thần, các vị thế tử, công tử cùng dự tiệc, nghe hát. Món đầu tiên là Nem (chả giò) gốc từ Đại Việt. Món này do chính tay của phu nhân Tham tri chính sự Trung thư lệnh điều khiển những đầu bếp đến từ Nam thiên.

Từ đầu đến cuối bọn A Lý Hải Nha cùng Thập lục bộ thượng thư cho tới các Tham tri chính sự, Lang trung đều ngồi im, không bàn tán, không phát biểu ý kiến.

Thanh Nga đứng lên chắp tay vái chào cử tọa, rồi nàng giảng giải cách làm chả giò ra sao. Trong khi nàng nói thì năm đầu bếp từ ngoài bước vào cùng với 10 cung nga, bưng chả giò đến từng bàn. Phái đoàn Đại Việt nhận ra đó là năm đầu bếp, mà vương phi Ý Ninh cho Thanh Nga mượn. Họ là 5 đệ tử Mê linh tên Hải Hiền, Hải Hòa, Hải Trung, Sơn Cương, Sơn Trí. Hải Hiền thân bưng đĩa chả giò đến bàn Đại Việt đặt xuống.

Vương phi Ý Ninh để ý thấy dưới các cuốn chả giò có mấy chữ:

“Phải cẩn thận, bọn cung nga đã bỏ thuốc mê vào món canh Ngũ vị bát trân”. 

Vương phi dùng Lăng không truyền ngữ rót vào tai vương, Địa Lô. Địa Lô nói sẽ:

– Theo tin báo của Vũ Cao San, Trần Mạnh Quốc, thần đã chế thuốc giải sẵn rồi. Mình có nên uống trước không?

Vương gật đầu:

– Phát thuốc giải cho sứ đoàn Đại Việt, Cao ly, Đại lý thôi. Dặn họ rằng: khi thấy các sứ đoàn trúng độc chân tay vô lực, mình cũng vờ như bị tê liệt, xem những gì sẽ xẩy ra?

Trong khi đó Thúy Nga, Thanh Nga là đệ nhất, đệ nhị phu nhân cùng vợ Lưu Thái Bình là Từ Bích thay nhau đi các bàn mời khách. Tới bàn của A Lý Hải Nha, Lý Hằng, Giảo Kỳ, Thanh Nga rót rượu, hát một câu bằng điệu Quan họ, đã được Địa Lô dịch sang tiếng Mông cổ:

Tay tiên chuốc chén rượu đào,

Đổ đi thì tiếc, uống vào thì say.

Rồi nàng lại hát bằng tiếng Hán vùng Dương châu.

Ánh mắt lung linh, thân thể thon mềm, nét mặt tươi hồng của Thanh Nga, Thúy Nga làm cho cả triều đình của Hốt Tất Liệt xao xuyến.

Thúy Nga tới bàn của sứ quân Sơn Đông, nàng rót chung rượu trao cho Vương Văn Thống:

– Thay mặt Đại hãn, chúng tôi mời danh sĩ Sơn Đông cạn chung rượu này.

– Đa tạ Đại hãn. Đa tạ vương phi.

Nàng nói với Lý Đảm:

– Tôi được Thừa tướng nhờ ban chỉ dụ mật của Đại hãn cho sứ quân. Sứ quân nghe cho rõ.

Lý Đảm trấn động tâm tư, y nói sẽ:

– Thần xin lắng nghe.

Thúy Nga nói nhỏ:

“ Đại hãn biết sứ quân là đệ nhất hào kiệt Sơn Đông, nên người quyết định trao cả vùng này cho sứ quân. Phu quân tôi tuân chỉ Đại hãn, vừa ban chỉ thu hồi hết Đạt lỗ hoa xích, đổi tất cả Bình chương chính sự Sơn Đông đi nơi khác. Vậy Lý quân hầu hãy tiến quân tiếp quản, cử người thay thế. Từ nay quân hầu cai quản toàn bộ Sơn Đông, thêm ba châu của Hà Bắc, bốn châu Nam Sơn Đông như một nước”. 
  Nghe Thúy Nga nói Lý Đảm tưởng đâu tai mình ù, y hỏi lại:

– Như thế thì?!?!?!

– Quân hầu hãy tự đặt mình vào địa vị của Đại hãn thì hiểu ngay: Sơn Đông, Hà Bắc lớn gấp đôi Cao ly, gấp 5 Đại lý, gấp 4 Đại Việt, lại là vùng bờ xôi, giếng mật. Nếu để vùng này cho chân tay Hốt Tất Liệt cai quản, thì khi y hô một tiếng, cả vùng sẽ trở thành mối nguy lớn cho Đại hãn. Thế thì tại sao không trao cho quân hầu? Tuy quân hầu biên thùy một cõi, nhưng vẫn trung thành với người, như vậy người yên tâm hơn.

Nàng chỉ Lý Cán Đại trong sứ đoàn Cao ly:

– Đây là chỉ dụ thứ nhì:

“ Cao ly với Sơn Đông cách nhau một eo biển. Sứ quân cần liên kết với Cao ly. Thái tử với Lý đại nhân là người tín nhiệm của Đại hãn. Sau bữa tiệc này Lý thái tử sẽ họp mật với quân hầu. Những gì mà phía Cao ly đưa ra đều đã được Đại hãn duyệt rồi. Quân hầu yên tâm”. 
  Đến đó tiếng viên Tham tri bộ Lễ nói lớn:

– Bây giờ tới phần các sứ đoàn mời rượu lẫn nhau. Trước hết là sứ đoàn Kim quốc.

Thái tử Ngột Kinh rời ghế, theo sau là hai thiếu nữ trong y phục Kim thướt tha. Hai người ôm hai bình rượu đến trước mặt ba Khâm sứ, rót ra ba chung, rồi quỳ xuống dâng lên. Ba Khâm sứ tiếp rượu uống. Hai nàng lại rót ruợu dâng cho ba phu nhân. Thúy Nga xua tay:

– Cảm ơn Thái tử, chúng tôi là Phật tử, không dám uống rượu.

Ngột Kinh dẫn hai thiếu nữ đến các bàn dâng rượu, nhưng chỉ dâng cho các thái tử, thế tử, chứ không dâng cho các phu nhân, cùng tùy tùng.

Tại bàn của sứ đoàn Cao ly, Thái tử Điển không uống rượu, y trao chung rượu cho Địa Lô:

– Xin mời thầy.

Địa Lô cảm tạ, rồi uống một hơi hết, Tử khen:

– Rượu lúa mạch, rượu này cất xong, đựng trong hũ rồi chôn dưới lớp băng, nên vị ôn bớt cay. Thực là lương tửu.

Thái tử Ngột Kinh vỗ tay ba tiếng, từ ngoài điện mười hai thiếu nữ y phục mười hai mầu khác nhau tiến vào. Họ đến giữa điện cúi đầu hành lễ. Đội nhạc cung đình hơn trăm người cử nhạc, mười hai thiếu nữ uốn thân vừa múa vưa hát.

Nhìn đội vũ Kim múa, hát, Thanh Nga nói với Thúy Nga:

– Quả thực có đi ra ngoài mới biết ngoài bầu trời này còn bầu trời khác. Các vũ nữ này đẹp kém gì Tô lịch thất tiên! Vũ điệu của họ thực đẹp. Nhưng mình không hiểu tiếng nước Kim! Tiếc quá.

A Lan Đáp Nhi nói với Thúy Nga:

– Đây là đất Yên kinh của Hoa hạ. Để thu phục nhân tâm, lát nữa em cần ra múa, hát một bài thuộc Hán, Đường, cho họ thấy dung nhan gái Việt.

Thúy Nga hỏi Thanh Nga:

– Khi mình còn học ở Đông hoa, mình được học hầu hết vũ điệu danh tiếng của Hoa, Việt, Chiêm. Em nghĩ chị nên múa diệu gì?

– Chị nên thay y phục vương phi Mông cổ bằng y phục Kinh Bắc, rồi múa, hát bài Thanh bình điệu của Lý Bạch bằng âm Lạc dương.

– Ý của em hay.

Hết vũ diệu, đội vũ Kim quốc rời điện.

Viên Tham tri bộ Lễ hô:

– Mời các vị xơi món thứ nhì, cũng là món ăn của Đại Việt, do chính tay phu nhân Tham tri chính sự Trung thư tỉnh làm. Đó là món giả cầy.

Thanh Nga lại giảng giải cách làm giả cầy ra sao. Năm đầu bếp Mê linh cùng các cung nga khiêng một cái nồi lớn đi mời cử tọa. Tất cả sứ đoàn từ chánh sứ tới tùy tùng đều được mời.

Viên Tham tri bộ Lễ hô:

– Bây giờ mời quý vị thưởng thức một vũ điệu danh tiếng đời Đường. Vũ diệu này do chính vương phi A Lan Đáp Nhi trình bầy. Vương phi gốc là người Đại Việt. Đây là bản Thanh bình điệu tam khúc, do Lý Bạch sáng tác vào niên hiệu Khai nguyên đời vua Đường Minh Hoàng. Tương truyền bấy giờ nhà vua cùng Dương phi hội họp đệ tử Lê viên nhân hoa thược dược trăm loại khoe sắc, để đàn hát thưởng hoa. Lý Quy Niên định hát, thì nhà vua tuyên chỉ: thưởng danh hoa cùng Phi tử thì không nên dùng những bản cũ, rồi ban chỉ triệu Hàn lâm học sĩ Lý Bạch tới. Lý Bạch tới, vẫn còn say. Ông cầm bút viết một hơi ba bản. Dương quý phi vừa múa vừa hát. Người sau gọi là Thanh bình điệu tam khúc.

Thúy Nga đã thay y phục. Nàng từ từ bước ra, cất tiếng hát một bài của mục đồng ca tụng cảnh bình minh trên cánh đồng lúa chín bằng điệu hát Xẩm, đã được Đia Lô dịch sang tiếng Mông cổ.

Điệu hát Xẩm vốn dĩ nhuần nhuyễn, sắc đẹp Thúy Nga vừa tươi thắm, vừa dịu dàng hợp với y phục lá năm, lá bẩy vùng Kinh Bắc khiến cả điện cùng lắng tai nghe. Trong điện có tới hơn ba trăm người mà không một tiếng động. Người người cùng nghĩ thầm:

– Gái Việt đẹp thực.

Tới giữa điện, Thúy Nga ngừng lại, nàng nghiêng mình ra bốn phía cúi chào. Nhạc tấu bản Thanh bình điệu, nàng uốn thân múa, cất tiếng hát khúc một bằng âm Lạc dương:

Vân tưởng y thường hoa tưởng dung,

Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.
Nhược phi Quần-Ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Dao-đài nguyệt hạ phùng.

Hết khúc, nàng ngừng lại cho nhạc công tấu một khúc đệm, rồi biến sang điệu hát Xẩm bằng tiếng Việt:

 Mặt tưởng là hoa, áo tưởng mây,

Hiên sương phơ phất gió sương bay.
Nếu không gặp gỡ trên Quần ngọc,
Dưới nguyệt Dao đài sẽ gặp ai?*

* Ghi chú:

Quần ngọc: tên núi nơi Tây vương mẫu ở.

 Dao đài:  chỗ ở của thần tiên. 
  Nàng tiếp tục múa, hát bài thứ hai, rồi chuyển sang tiếng Việt bằng điệu hát Xẩm:
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương,

Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường.
Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự,
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang.

Dịch nghĩa:

Một nhánh hồng tươi móc đọng hương,

Mây mưa Vu giáp uổng sầu thương.
Hỏi trong cung Hán ai người giống,
Phi Yến còn nhờ mới điểm trang.*

* Ghi chú:

Vu sơn: tên núi ở phía Đông huyện Vu sơn tỉnh Tứ xuyên. Tương truyền Sở Tương vương du hành tới đất Cao đường đêm mơ thấy một tiên nữ nói: thiếp là người sớm làm mây, tối làm mưa ở Dương đài. Vì điển cố này, trong văn học Trung quốc dùng từ Mây mưa, Vu sơn để chỉ tình dục (Sexology).

Phi Yến: tên một trong tứ đại mỹ nhân Trung quốc: Tây Thi, Phi Yến, Điêu Thuyền, Dương phi . Phi Yến lúc đầu được nhập cung phong tước phi, rồi sau lên ngôi hoàng hậu, hoàng thái hậu. Khi Vương Mãng cướp ngôi, Phi Yến bị giáng xuống làm thứ dân, rồi sai thắt cổ chết.

Thúy Nga tiếp khúc thứ ba. Cũng như hai khúc trước, sau khi ca bằng tiếng Hán bằng âm Lạc dương, nàng lại ca bằng điệu hát Xẩm, tiếng Việt:

Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,

Trường đắc quân vương đới tiếu khan.
Giải thích xuân phong vô hạn hận,
Trầm-Hương đình bắc ỷ lan can.

Dịch nghĩa:

Hoa trời sắc nước cả hai vui,

Luôn được quân vương ngắm nghía cười,
Mối hận gió xuân bay thoảng hết,
Bên đình nàng đứng tựa hiên chơi.*

* Ghi chú : bản dịch tiếng Việt trên đây là của Trần Trọng San, trong tập Lý Bạch, Đỗ Phủ,Bạch Cư Dị, Bắc đẩu Canada, xb 1994, tr.35-38.

Thúy Nga ca hết, nàng lui về chỗ ngồi, viên Tham tri bộ Lễ tiếp:

– Sứ đoàn Đại Việt tiến rượu.

Vũ Uy vương đứng lên, vương phi theo sau. Hai người bưng hai bình lớn. Vương nói:

– Kính thưa quý vị. Chúng tôi là Phật tử thuần thành, nên giới tửu. Trên đường đi sứ, chúng tôi không mang theo rượu. Tuy nhiên.

Vương ngừng lại chỉ vương phi. Phi tiếp:

– Từ nẫy tới giờ, các vị đã dùng tới năm tuần rượu, có hơi say. Chúng tôi kính mời quý vị dùng thuốc rã rượu, rồi sẽ uống tiếp.

Phi mở hũ lớn ra, rồi vận nhu kình, nước từ trong hũ vọt ra, rót trúng giữa các chung, trước mặt từng người. Cử tọa reo lên:

– Nội công tuyệt cao!

Sau khi cử tọa uống thuốc giải rượu, viên Tham tri bộ Lễ hô:

– Sứ đoàn Cao ly tiến rượu.

Thái tử Điển đi trước, phía sau là thái tử phi Như Lan, Địa Lô và hai cung nga, bưng hai hũ rượu. Tới trước bàn Khâm sứ, một cung nga mở hũ rượu ra. Như Lan chĩa tay phóng chỉ vào hũ, rượu vọt ra thành vòi rót lên ba chung để trước mặt ba Khâm sứ. Tuyệt ở chỗ, không một giọt nào vãi ra bàn. Thủ pháp của Như Lan khác hẳn với vương phi Ý Ninh. Như Lan phải dùng chỉ pháp chĩa vào trong lu rượu. Trong khi Ý Ninh truyền âm công vào đáy hũ. Một lần nữa cử tọa vỗ tay khâm phục thủû pháp của Như Lan.

Ngột A Đa khen:

– Công lực thái tử phi thực tuyệt cao.

Cả ba bưng chung lên uống. Lưu Thái Bình khen:

– Rượu ngâm nhân sâm. Tuyệt.

Thúy Nga tiếp chung rượu từ tay Thái tử Điển, nàng giả tảng chỉ vào Địa Lô hỏi:

– Thái tử ơi! Vị đại thần này nguyên gốc người Việt như tôi. Không biết cơ duyên nào lại trở thành bồi sứ của Cao ly vậy?

– Thưa vương phi, vị này họ Nguyễn, tên Địa Lô, nguyên là Văn bác thượng tướng quân, tước Văn sơn Tử của Đại Việt, được Hoàng đế Đại Việt cử đi sứ sang Cao ly. Nhân thấy Văn sơn Tử đa tài, đa năng nói giỏi tiếng Hoa, tiếng Mông cổ, nên phụ hoàng lưu Tử lại, sung vào sứ đoàn.

Nghe đối đáp giữa Thúy Nga với Thái tử Điển, Địa Lô biết cô em này kiếm cớ gả Chân Phương cho mình đây. Tử mở to mắt ra nhìn nàng, chớp chớp như năn nỉ: thôi, tôi biết lòng tốt của cô em rồi. Xin cô em đừng gả Chân Phương cho ông anh. Nhưng khi nhìn thấy Vương Chân Phương ngồi trước mặt, sắc đẹp lồ lộ, phơi phới như hoa ban mai, thì lòng người anh hùng lại nhũn ra: mình sắp có cô vợ đẹp nhất trần gian đây. Nhưng mình vẫn chưa thể quên Như Lan!

Thúy Nga hỏi A Lan Đáp Nhi:

– Vương gia! Vương gia là Khâm sứ đặc mệnh toàn quyền của Đại hãn. Em nghe nói khi Đại hãn thấy một nam tử có tài, có đức, mà chưa vợ, thì tìm những thục nữ gả cho. Vậy em xin vương gia gả Chân Phương cho Văn sơn Tử, để làm sáng cái đức của Đại hãn Mông cổ.

A Lan Đáp Nhi nào có hiểu gì về những uẩn khúc giữa vợ với Địa Lô. Vương vui vẻ vẫy Vương Văn Thống. Vương nói với ông:

– Tiên sinh! Tiên sinh có hai tiểu thư ôn nhu, văn nhã, nhan sắc tuyệt thế. Một đã gả cho Lý Đảm. Còn một thì chưa định nơi. Cô gia là Khâm sứ của Đại hãn. Cô gia truyền gả nhị tiểu thư cho Văn bác thượng tướng quân, một Nam thiên đệ nhất mỹ nam tử, văn võ toàn tài. Không biết tiên sinh có vui lòng không?

Vương Văn Thống mừng chi siết kể. Ông chắp tay:

– Đa tạ vương gia, đa tạ vương phi đã tác thành duyên Tần, Tấn cho tiểu nữ.

A Lan Đáp Nhi nói với Địa Lô:

– Văn bác thượng tướng quân! Đại diện cho Đại hãn, cô gia truyền gả thục nữ Vương Chân Phương cho tướng quân.

Trong khi Địa Lô choáng váng thì Thanh Nga nhắc:

– Văn bác thượng tướng quân, cùng Vương tiểu thư hướng về Bắc tạ ơn Đại hãn đi.

Địa Lô, Chân Phương mặt nhìn mặt cùng qùy gối hướng về Hoa lâm lạy ba lạy. Rồi hướng A Lan Đáp Nhi, Thúy Nga vái ba vái.

Thúy Nga đắc ý:

– Tuy trai tài, gái sắc đã được kết đôi giai ngẫu. Nhưng phải đợi song thân đôi bên làm lễ cáo liệt tổ nữa thì mới thành vợ chồng.

Tại khu dành cho sứ đoàn Đại Việt, Vũ Uy vương nghe-thấy rất rõ việc Thúy Nga gả Chân Phương cho Địa Lô. Vương cười:

– Kể ra việc làm của Thúy Nga đáng khen, vì theo đúng đạo âm dương của trời đất, theo đúng đạo lý Đại Việt. Thế là một trong Thiên trường ngũ ưng đã có vợ. Cu cậu Địa Lô đâu có ngờ cô em Thúy Nga nói là làm.

Vương nhìn Cao Mang:

– Còn cháu! Coi chừng Thúy Nga lại gả công chúa Mông cổ, hay Cao ly cho cháu đấy.

Cao Mang than:

– Không ngờ Thúy Nga nói là làm. Cháu cứ tưởng nàng trêu Địa Lô thôi! Bây giờ Địa Lô có chạy đằng trời. Không chừng nàng lại xui chồng phong chức tước cho Địa Lô, rồi đưa về Hoa lâm làm quan.

Vương cười:

– Các cháu đã đi vào tuổi hai mươi rồi! Lấy vợ là vừa. Được! Chú nói mà các cháu không nghe, thì chú sẽ nói với Hưng Ninh vương. Vương là sư phụ các cháu, vương sẽ hỏi vợ cho các cháu thì đúng đạo lý.

Vương phi Ý Ninh chợt nghĩ ra một điều. Phi nói với vương:

– Có lẽ mình nên vận động với Thúy Nga, nói với chồng phong chức tước cho Địa Lô. Mình sẽ có một nhân tài ẩn trong triều đình Mông cổ.

Tạ Quốc Ninh nghe Vũ Uy vương thảo luận với vương phi, Công xen vào:

– Vương gia, vương phi có biết việc hồi Cao Mang sang Hồi quốc giúp Thái tử khởi binh, cu cậu lọt vào mắt xanh một kiều nữ ở đó rồi không? Chả biết được mấy con rồi.

Vương phi mỉm cười hỏi Cao Mang:

– Tục ngữ nói:

Tẩm ngẩm, tầm ngầm,

Đấm ngầm chết voi.
Loi choi, loi choi,
Đánh voi chẳng chết.

Cao Mang bề ngoài nghiêm trang như một hòa thượng, mà bản lĩnh chinh phục giai nhân lại cao thế. Trong khi Địa Lô hào hoa, phong nhã mà nay mới có vợ.

Cao Mang lắc đầu:

– Thầy Quốc Ninh đùa cháu đấy thím ơi. Sự thực như thế này: hồi sang Hồi quốc cháu ở trong nhà của đạo sư Sa Đát Hút San. Đạo sư có người con gái tên Kha Li Đa, sắc nước hương trời. Cháu được tiểu thư Kha Li Đa dạy nói tiếng Hồi. Ngược lại cháu dạy nàng nói tiếng Việt, tiếng Hoa, có thế thôi. Anh em võ sư trong đoàn cứ ghép cháu với nàng. Thế rồi anh em phao rằng cháu với nàng có tư tình.

Đến đó Vũ Uy vương vẫy tay ra lệnh im lặng, theo dõi sứ đoàn Cao ly mời rượu.

Sứ đoàn Cao ly tiếp tục mời rượu.

Đến trước mặt triều đình Hốt Tất Liệt, Như Lan nói với Lý Hằng:

– Lý đại nhân! Ngài là Yên kinh hành Trung thư tỉnh. Tôi là Thái tử phi của thuộc quốc Cao ly của Mông cổ. Nhưng chúng ta cùng họ Lý. Tục ngữ nói: cùng họ thì 700 năm trước là một nhà. Xin mời đại nhân xơi chung rượu sâm này.

Nàng chĩa tay điểm một chỉ, rượu trong bình vọt ra đầy chung. Lý Hằng bưng chung rượu uống:

– Đa tạ Lý phi.

Sau khi thái tử Điển đi một vòng mời rượu xong, viên Tham tri bộ Lễ xướng:

– Sứ đoàn Đại lý tiến rượu.

Thái tử Đoàn Kha bước ra cùng ba cung nữ bưng ba bầu rượu lớn, 45 cái chung bầy trên cái bàn, rồi rót rượu. Tạ Quốc Ninh nói tiếng Mông cổ:

– Thái tử Đại lý kính mời Khâm sứ cùng quý vị nghe hát, rồi hãy xơi rượu. Ca khúc trình bầy cũng là một danh tác của Lý Bạch tên Nguyệt hạ ẩm tửu, nghĩa là uống rượu dưới trăng.

Hoàng Liên bước ra giữa sảnh. Cử tọa suýt xoa vì sắc đẹp chói chang như hoa nở của nàng. Mỗi bước đi của nàng, đường cong trên cơ thể nàng uốn lượn, y phục phất phơ như muôn ngàn sắc mây quyện lấy nhau, như vạn lớp sóng biển dạt dào. Ngồi trong khu dành cho Tây hạ, mụ Hy Hà thấy phong thái Hoàng Liên tươi như hoa ban mai, cơn ghen nổi lên, uất khí muốn nghẹt thở, mụ than thầm:

– Con điếm Giao chỉ này đã bị mình cắt hết gân chân tay rồi mà sao vẫn còn múa hát được? Gã tham dâm hiếu sắc Ngột Lương Hợp Thai quả có con mắt tinh đời. Y bắt được bẩy con điếm đẹp, mà y chọn con này, nó quả xứng đáng là hoa khôi. Được! Nếu có dịp mình phải rạch trên mặt nó dăm bẩy kiếm, biến nó thành ba phần người bẩy phần qủy, bằng không lão già nhà mình thấy nó ắt không chịu buông tha.

Nhạc cử lên, Hoàng Liên vừa múa, vừa hát:

Khuyến quân mạc cự bôi,

Xuân phong tiếu nhân lai.
Đào lý như cựu thức,
Khuynh hoa hướng ngã khai.
Lưu oanh đề bích thụ.
Minh nguyệt khuy kim bôi.
Tạc nhật chu nam tử,
Kim nhật bạch phát thôi,
Cức sinh Thạch hổ điện,
Lộc tẩu Cô tô đài.
Tư cổ đế vương trạch,
Thành khuyết bế hoàng ai.
Quân nhật bất ẩm tửu,
Tích nhân an tại tai.

Ca dứt nàng lại ca bằng tiếng Việt theo điệu Quan họ:

Khuyên bạn đừng chê rượu,

Gió xuân cười với người.
Đào lý như bạn cũ,
Nghiêng hoa nở vì ai.
Cây biếc chim oanh hót,
Chén vàng trăng sang soi.
Bữa trước mặt son trẻ,
Hôm nay tóc trắng phơi.
Gai trên điện Thạch hổ,
Hươu chạy Cô tô đài.
Từ xưa cung vua chúa,
Cửa khuyết kín trần ai.
Nếu mình không uống rượu,
Người trước ở đâu rồi.*

  • (Bản dịch củaTrần Trọng San, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Bắc đẩu Canada xb.1994 trg 78-79).

Bản hát hết, Hoàng Liên cúi đầu chào khán giả rồi trở về khu sứ đoàn Đại lý. Cử tọa dù nam, dù nữ đều ngây ngất, đều mơ màng, đều như say như tỉnh vì tiếng hát cũng có mà vì sắc đẹp của nàng cũng có.

Tạ Quốc Ninh cầm chung rượu đưa ngang mày:

– Mời quý vị cạn chung.

Nhìn Hoàng Liên, rồi Thúy Nga, Thanh Nga, Lý Như Lan; A Lý Hải Nha nói sẽ với Lý Hằng:

– Nhị đệ! Quả thực bốn đứa này là những bông hoa tuyệt sắc. Lát nữa mình có ra tay cũng phải nhẹ nhàng, bắt lấy chúng đem về chia nhau.

– Đệ sẽ ra lệnh cho bọn Toa Đô, Ô Mã Nhi.

Nhắc để độc giả nhớ những gì đã thuật trong hồi 1-50 bộ Anh hùng Đông a dựng cờ bình Mông: Mông cổ lập quốc kể từ năm 1206 đến bấy giờ là năm 1260, mới có 54 năm. Tuy hồi sinh tiền, Thành Cát Tư Hãn có ban hành luật. Nhưng luật ấy không có điều khoản nào nói về gia đình, hôn nhân.

Trước năm 1206, vùng Bắc Trung nguyên gồm 345 bộ tộc gọi là vùng Thảo nguyên, sống theo chế độ du mục. Các bộ tộc xâm chiếm lẫn nhau, cuối cùng thì Thành Cát Tư Hãn chinh phục, thôn tính hết thành lập nước Mông cổ. Vì vậy mỗi vùng có một phong tục, văn hóa riêng. Tục của Mông cổ không quá khắt khe với phụ nữ về trinh tiết. Ngay đương thời, trong một trận đánh, bà Bật Tê chính thê của Thành Cát Tư Hãn bị kẻ thù bắt đi. Hai năm sau ông mới diệt được kẻ thù, đoạt lại vợ, thì bà Bật Tê đã có con với thủ lĩnh kẻ thù. Ông đặt tên đứa con đó là Truật Xích có nghĩa là không mong đợi. Ông nuôi Truật Xích như con. Truật Xích bị bệnh chết trẻ, về già ông cắt đất vùng Khwaresm (Hoa thích tử mô) phong cho con Truật Xích làm Hãn địa.Nếu xử theo luật Tống, bà sẽ bị lăng trì (xèo thịt) hay ít ra cũng bị voi dầy, ngựa xé về tội bất trinh.

Các Hãn của Mông cổ, các tướng Mông cổ thường thích thú khi bắt được vợ, con gái kẻ thù đem về làm tỳ thiếp. Những tỳ thiếp ấy thản nhiên sống hạnh phúc dâng hiến thân xác cho kẻ thù của chồng. Chính vì vậy mà khi Ngột Lương Hợp Thai vào Thăng long đã bắt Tô lịch thất tiên, đem về chia nhau. Các lãnh chúa Mông cổ đều biết quá khứ Thất tiên không trong sạch, mà vẫn phong làm thứ phi.

Bây giờ bọn A Lý Hải Nha, Lý Hằng thấy Hoàng Liên, Thúy Nga, Bích Ngoan, Như Lan đẹp như hoa nở thì nảy ra lòng lang dạ thú.

Viên Tham tri bộ Lễ hô:

– Món thứ nhì là canh Ngũ vị bát trân. Món này mời tất cả sứ đoàn cùng tùy tùng thưởng thức.

Hai thái giám khiêng vào một cái nồi cực lớn, khói bốc nghi ngút. 20 cung nga cùng dùng muôi múc vào bát nhỏ, nhanh nhẹn họ đặt lên bàn các sứ đoàn.

Viên Tham tri bộ Lễ hô:

– Mời các vị.

Mọi người múc ăn. Phía sứ đoàn Đại Việt, Cao ly, Đại lý biết trước trong canh có thuốc mê, tuy tất cả đã uống thuốc giải, nhưng không ai ăn thực mà cúi mặt giả ăn.

Sau khi ăn hết bát thang, viên Tham tri bộ Lễ hô:

– Sứ đoàn Tây hạ tiến rượu.

Thái tử Kinh Yên, cùng mụ Trần Hy Hà đứng dậy, hai mươi tùy tùng cũng đứng lên theo. Mỗi người bưng một cái khay, trên khay có một bình rượu với hơn chục cái chung. Họ chia nhau đến các bàn, rót rượu mời. Hy Hà mở bình rót ra 6 cái chung. Thái tử bưng từng chung để trước mặt Khâm sứ và ba phu nhân:

– Kính mời chư vị thưởng thức đặc sản của Tây hạ. Nào xin mời!

Địa Lô là người cực kỳ tinh minh, mẫn cán. Tử cầm chung rượu lên, hít một hơi. Kinh hoảng, Tử nói nhỏ:

– Ruợu cũng có độc tố Hủ cân nhuyễn cốt tán.

Phái đoàn Cao ly, Đại lý, Đại Việt cùng ngừng lại. Vừa lúc đó có nhiều tiếng kêu:

– Ôi sao chóng mặt quá!

– Ái da! Buồn nôn quá.

– Ôi sao chân tay tôi mất hết lực thế này!

Tiếp theo những tiếng kêu ôi, ái là những tiếng ngã lộp bộp, lẫn tiếng loảng xoảng của bát, chung. Khắp điện người thì ngã sấp, người thì ngã ngồi trên ghế, có người ngã ngửa xuống nền diện, có người ghế, có người nằm gục trên bàn.

Ngay khi có người kêu-ngã, vương phi Ý Ninh, Tạ Quốc Ninh, Địa Lô, nháy sứ đoàn Đại Việt, Đại lý, Cao ly cùng giả gục xuống bàn.

Lưu Thái Bình quát lớn:

– Chúng ta bị trúng độc rồi! Cấm vệ đâu?

A Lý Hải Nha cười khinh bỉ:

– Cấm vệ nào? Người mơ hay tỉnh? Cấm vệ Yên kinh là của Đại vương Hốt Tất Liệt. Họ chỉ theo lệnh ta mà thôi.

Y hô:

– Ô Mã Nhi, Toa Đô đâu?

– Cấm vệ đâu!

Tiếp theo tiếng nói, Ô Mã Nhi, Toa Đô cùng hai đội Cấm vệ hoàng cung hơn hai mươi người từ ngoài lao vào điện, nhanh chóng chia ra trấn các cửa. Ba Cấm vệ đẩy Đi Mi Trinh, A Mít Lỗ Tề, Kim Đại Hòa vào điện, cả ba cùng bị trói, bước đi uể oải, rõ ràng bị trúng độc.

A Mít Lỗ Tề chửi:

– Tên A Lý Hải Nha, Lý Hằng dơ bẩn kia! Chúng bay với tao cùng là thần tử của Mông cổ. Chúng ta tuân chỉ của Đại hãn theo hộ vệ Khâm sứ. Chúng bay theo Hốt Tất Liệt mặc chúng bay. Hà cớ chúng bay hèn hạ đánh thuốc độc chúng tao như thế này. Chúng tao không phục.

A Lý Hải Nha cười nhạt:

– Được! Kể ra ta giết các người như giết con gà, con chó cũng chẳng có gì đáng ân hận. Xét ra ba người đều là những võ tướng có tài, ta ban cho các người một đại ân.

Y hất hàm ra lệnh cho Cấm vệ. Một Cấm vệ vung kiếm lên, dây trói ba người đứt hết; y lại chỉ vào Lý Hằng, Toa Đô, Ô Mã Nhi:

– Ở đây ta có ba tướng. Nếu như ba trong bọn bay thắng được hai trong ba tướng, ta sẽ phóng thích các người về Hoa lâm. Còn như các người bại hai trận, thì các người phải hàng Đại vương Hốt Tất Liệt rồi theo chúng ta khởi binh.

Kim Đại Hòa xua tay:

– Ta đồng ý điều kiện của người. Nhưng ta bị trúng độc.

Lý Hằng móc túi lấy ra ba viên thuốc:

– Đây là thuốc giải, các người uống đi.

Kim Đại Hòa tiếp thuốc trao cho Đi Mi Trinh, A Mít Lỗ Tề, cùng bỏ thuốc vào miệng, rồi vận công cho thuốc mau tan.

A Lý Hải Nha nói nhỏ với Lý Hằng, Toa Đô, Ô Mã Nhi:

– Đây là ba tên võ công cao nhất của Mông Ca. Các người phải dùng hết sức đánh bại chúng, như thế tiếng đồn về Hoa lâm sẽ khiến cho đám võ sĩ của Mông Ca vỡ mật, thì sau này chúng đối trận với mình, mình mới dễ khống chế.

Toa Đô bước ra hỏi:

– Không biết vị nào đấu với tại hạ đây?

A Mít Lỗ Tề đứng dậy:

– Tiếc quá! Người với ta cùng là dũng sĩ Mông cổ, chỉ vì các người theo Hốt Tất Liệt làm phản, mà chúng ta phải hao tốn nguyên khí.

Nói dứt y xuất một quyền đánh thẳng về trước, kình lực mạnh vô vùng. Toa Đô vung tay gạt, rồi cũng trả một đòn. Cả hai người cùng bật tung về sau.

Ý Ninh, Cao Mang, Địa Lô ngơ ngác hỏi:

– Võ công này là võ công gì vậy?

Vũ Uy vương nói nhỏ:

– Cả hai dùng võ công Tây vực. Võ công Tây vực đặt căn bản trên việc dùng sức. Thể chất ai mạnh người đó thắng.

Đến chiêu thú 30, thình lình Toa Đô lùi lại một bước, y bước sang trái, lùi hai bước rồi bước sang phải, tay y ra một chiêu cực kỳ huyền bí. Vũ Uy vương than:

– Tên Toa Đô biến đổi, y bỏ võ công Tây vực, dùng võ công Côn luân của Trung nguyên, vừa rồi y di chuyển từ vị Thiên phong cấu gồm 5 chiêu dương, một chiêu âm; sang Thuần khôn, tất cả sáu chiêu đều âm.

Vương vừa dứt lời thì Toa Đô liên tiếp thay đổi vị thế, trong khi A Mít Lỗ Tề đánh vào quãng không. Sau bẩy mươi chiêu Toa Đô từ Thủy lôi truân biến Khảm vị sang Trấn vị, gồm hai chiêu dương, bốn chiêu âm. A Mít Lỗ Tề tưởng cả sáu chiêu đều âm, y không vận sức. Binh một tiếng A Mít Lỗ Tề loạng choạng lui lại. Toa Đô tiến lên điểm huyệt y, rồi túm ngực ném xuống trước mặt A Lý Hải Nha:

– Người thua rồi, hãy đầu hàng đi để giữ mạng sống.

A Lý Hải Nha nói lớn:

– Trận đầu chúng ta thắng. Bây giờ đấu trận thứ nhì.

Ô Mã Nhi bước ra vẫy tay gọi Đi Mi Trinh:

– Huynh đệ! Huynh đệ là đệ nhất dũng sĩ trong đội Thị vệ của Mông Ca. Mong huynh đệ dạy cho mấy chiêu.

Đi Mi Trinh cười nhạt:

– Xin mời!

Tiếp theo y phóng quyền đến vù một tiếng. Ô Mã Nhi trầm người xuống tránh, rồi mượn đà đẩy vào vai đối thủ. Đi Mi Trinh bị mất đà, thêm lực đối thủ đẩy. Hai lực hợp một làm y ngã lộn đi. Nhưng y dã tung mình lên cao, lộn đi một vòng. Ở trên cao y dáng xuống đầu Ô Mã Nhi hai chưởng. Ô Mã Nhi không tránh, y dùng hai tay phóng ngược lên hai chưởng. Bốn chưởng gặp nhau, phát ra tiếng bùng lớn. Đi Mi Trinh lại tung lên cao. Ở trên cao y đá gió một cái, người bật ra xa loạng choạng như say rượu. Ô Mã Nhi tỏ ra coi thường đối thủ, y khoanh tay đứng mỉm cười:

– Huynh đệ! Qua mấy chiêu như vậy biết sức nhau đủ rồi. Chúng ta không cần đấu nữa.

Đi Mi Trinh thấy rõ ràng công lực đối thủ bỏ xa mình. Có đấu nữa cũng mất mạng vô ích. Vừa rồi đối thủ thắng mình, thế mà y nói rằng võ công ngang nhau, xin hòa. Quả thực võ đạo y cao hơn mình nhiều. Y khâm phục, chắp tay:

– Đa tạ huynh đệ nhẹ tay.

Y tới trước A Lan Đáp Nhi:

– Khâm sứ đại nhân, tiểu tướng đã dùng hết sức mình, nhưng không thể thắng được Ô Mã Nhi! Xin đại nhân xá tội.

A Lý Hải Nha nói với A Lan Đáp Nhi:

– Trong ba trận, người của ta thắng hai. Như vậy không cần đấu trận thứ ba nữa.

Y nói với Kim Đại Hòa:

– Kim huynh! Không biết Kim huynh có chịu khuất phục không?

Kim Đại Hòa nghĩ thầm:

– Mình là người Việt, mình là Lý Long Hòa chứ có phải Kim Đại Hòa đâu? Vì hoàn cảnh mình mang tên Cao ly. Mình làm quan với Mông cổ là giả. Ba Khâm sứ này đối với mình chẳng có ân nghĩa gì! Tại sao mình phải phí tấm thân cho họ?

Nghĩ vậy chàng giả vờ thở dài:

– Trong ba anh em tôi, hai người bị bại thì tôi đành chịu thua. Tôi chấp nhận đầu hàng Đại vương Hốt Tất Liệt với hai điều kiện.

– Được huynh đệ cứ nói.

– Tôi là người Cao ly, được Đại hãn trọng dụng. Bây giờ tôi đầu hàng Đại vương. Nhưng sau này nếu có chiến tranh giữa Đại vương với Đại hãn. Tôi quyết không vì Đại vương mà đánh Đại hãn.

A Lý Hải Nha khen:

– Trung quân! Thực đáng khen! Còn điều thứ nhì?

– Tôi được ân sư Kiến Bình vương truyền thụ võ công, đó là võ công Việt. Nếu sau này Đại vương đem quân đánh nước Việt, tôi quyết không dùng võ công Việt đánh nước Việt.

– Thực đáng khen.

Thấy nguy, A Lan Đáp Nhi hỏi Ngột A Đa, Lưu Thái Bình:

– Nhị đệ, tam đệ làm sao bây giờ?

Lưu Thái Bình thở dài:

– Đệ vô dụng mất rồi. Chân tay vô lực không xử dụng võ công được nữa.

Ngột A Đa nghiến răng:

– Chúng ta sơ xuất, không đề phòng, vì bọn Cấm vệ này là người Hán, của Hốt Tất Liệt, do hai tên Ô Mã Nhi, Toa Đô chỉ huy.

Trần Hy Hà, phất tay, đám tùy tùng của mụ cũng rút vũ khí, chia nhau khống chế các con tin. Vũ Cao San, Trần Mạnh Quốc giả khống chế sứ đoàn Đại Việt. Đích thân thái tử Kinh Yên cùng hai cao thủ Tây hạ dí kiếm vào lưng ba Khâm sứ, ba phu nhân và Chân Phương. Thúy Nga, Thanh Nga vì không uống rượu, nên chỉ bị trúng độc do ăn Bát trân ngũ vị, chân tay vô lực chứ không nặng lắm. Biết rằng mình với trượng phu tuy đang ở trong hoàn cảnh nguy hiểm, nhưng hai nàng liếc mắt thấy toàn thể sứ đoàn Đại Việt, Cao ly, Đại lý tỏ ra bình tĩnh; thì hiểu rằng bằng cách nào đó, họ không bị trúng độc.

Trần Hy Hà rút kiếm đứng giữa điện nói lớn:

– Các vị nghe đây! Tôi là công chúa Trần Hy Hà của nước Tây hạ, do chỉ dụ của Thành Cát Tư Hãn tôi kết hôn với Ngột Lương Hợp Thai, con của đệ nhất công thần Mông cổ Thân vương Tốc Bất Đài. Do công lao, chồng tôi được phong tước vương, hàm Thái sư.

Mụ chỉ tay vào ba Khâm sứ, rồi cười nhạt:

– Đại hãn Mông Ca bất tài, vô đức, các thân vương, quý tộc, tướng sĩ không phục. Họ muốn tôn Thân vương Hốt Tất Liệt lên làm Đại hãn. Thấy thế nguy, Đại hãn tống cổ vương ra khỏi lãnh thổ Mông cổ, đẩy vương vào Trung nguyên là nơi rồng nằm hổ phục, mong vương thất bại, rồi sau đó giáng truất tước thân vương. Trượng phu của tôi là người thân của vương cũng bị vạ lây, bị đầy theo vương. Không ngờ khi vào Trung nguyên với tài thao lược, biết chiêu hiền đãi sĩ, khuất thân cầu hiền, vương được sĩ dân quy phục, bình được Kim, Liêu, Bắc Tống, Tây hạ, Đại lý, Tây tạng, Giao chỉ. Công lao ấy thực tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả. Giữa lúc vương chỉ cần dơ tay ra là diệt xong Tống, thì Mông Ca lại ám toán vương.

Mụ chỉ vào ba Khâm sứ:

– Mông Ca ghen ghét, lồng lộn. Y thành lập cái gọi là Câu khảo cục, giết hại không biết bao nhiều văn võ quan quy phục vương. Cái Câu khảo cục nặn ra 142 tội để kết tội vương làm phản, rồi tước binh quyền vương. Chúng tôi khuyên vương: Mông Ca là một hôn quân, bạo chúa. Tại sao vương chịu nhắm mắt tôn thờ y? Tại sao vương không kéo đại binh về Hoa lâm, truất phế Mông Ca, lên ngôi Đại hãn. Nghĩ tình huynh đệ, vương không nỡ xuống tay, vương đem thê nhi về Hoa lâm phục mệnh Mông Ca để tỏ lòng trung. Nhưng Mông Ca vẫn ganh ghét không cho vương giữ bất cứ quyền hành nào.

Mụ chỉ vào A Lý Hải Nha:

– Khi Đại vương lên đường về Hoa lâm, đã ủy cho Thừa tướng hành Trung thư tỉnh A Lý Hải Nha cùng Tuyên phủ ty thay người, thống lĩnh chư sự. Bây giờ tôi xin nhường lời cho Thừa tướng.

A Lý Hải Nha đứng lên, mặt y lạnh lùng, bước ra giữa điện nói lớn:

– Đại vương Hốt Tất Liệt chinh phục Tống, và các nước Đông phương thành lập một nước mới, tổ chức triều chính, ban hành luật lệ, định rõ quan chức. Nước này quốc hiệu là Nguyên, căn cứ vào kinh Dịch: Càn tai đại Nguyên. Dưới trướng của người, quy tụ không biết bao nhiêu siêu nhân tài trí.

Y ngừng lại một lát rồi tiếp:

– Mông Ca hôn ám, không nhìn ra em mình là một người có chí nuốt sao Ngưu sao Đẩu, y chỉ biết ghen tài, chỉ nghĩ đến bầy mưu hại em. Trước sự hôn ám ngu đần của Mông Ca, chúng tôi quyết định:

Một là: tách Trung nguyên, Cao ly, Đại lý, Tây tạng, An Nam, Kim, Liêu ra khỏi Mông Cổ, thành lập một đại quốc phương Đông lấy quốc hiệu là Đại Nguyên. Hiện tất cả văn võ quan tại Trung thổ đều do vương đào tạo, bổ nhiệm. Giờ này họ đã cùng chúng tôi kéo cờ theo vương. Hôm nay chúng tôi tuyên cáo cùng quý vị.

Hai là: tôn đại vương Hốt Tất Liệt lên làm hoàng đế. Hoàng đế chứ không phải Đại hãn.

Ba là: bỏ những luật lệ cũ của Mông Cổ, dùng Hán pháp cai trị dân.

Bốn là: xử tử bọn Câu khảo cục, để an lòng dân, minh oan cho các đại thần bị sát hại.

Tạ Quốc Ninh hỏi A Lý Hải Nha:

– Tôi là mệnh quan của triều đình ĐạiViệt, theo sứ đoàn sang làm con tin theo lệnh chỉ của đại vương Hốt Tất Liệt. Khi tới Đại lý thì Thái sư Ngột Lương Hợp Thai ban cho tôi chức Viên ngoại lang, dùng để thông dịch. Gần đây do yêu cầu của quốc vương Đại lý, thái sư cử tôi dậy thái tử Đại lý, rồi lại sai tôi tháp tùng thái tử tới đây. Cuộc tranh chấp giữa Đại hãn Mông Ca, với đại vương Hốt Tất Liệt là truyện của Mông Cổ. Tại sao tôi lại bị hạ độc, rồi bị kiềm chế?

Lý Cán Đại cũng lớn tiếng:

– Tôi lĩnh chức Đề học nghệ văn quan, Kim tử quang lộc đại phu của Cao ly. Chúa tôi theo lệnh chỉ của đại vương Hốt Tất Liệt, gửi thái tử cùng thái tử phi sang làm con tin. Có thể nói chúng tôi là người của đại vương. Tại sao chúng tôi cũng bị hạ độc rồi bị kiềm chế?

A Lý Hải Nha cười dòn:

– Các người tới điện này theo lệnh của bọn Câu khảo cục, thì có nghĩa là các người theo Mông Ca. Bây giờ các người cần tỏ ra dứt khoát với Mông Ca, trung thành với đại vương. Bằng không thì tính mạng khó toàn.

Thái tử Kim quốc hỏi:

– Xin Thừa tướng cho chúng tôi biết rõ hơn!

– Trước hết các người phải viết thư thống mạ Mông Ca, nói rõ kể từ nay các người chỉ quy phục đại vương. Thư này viết ngay tại đây, chúng ta sẽ gửi về Hoa lâm cho Mông Ca. Thứ nhì, các người gửi thư về cho phụ vương các người, phải đem một đạo quân sang đây đặt dưới quyền của đại vương.

Y hô lớn:

– Bay đâu!

Từ ngoài, viên Lễ bộ thượng thư cùng ba thư sinh mang bút mực vào, để trước mặt các con tin. Y nói nhỏ nhẹ:

– Mời các thái tử, thế tử viết thư thống mạ Mông Ca trước.

Lưu Thái Bình cười nhạt:

– Vô ích! Hiện các đạo quân ở Trung nguyên đều theo Đại hãn. Các người mà cất quân làm phản, thì chư tướng cầm quân sẽ bao vây Yên kinh, băm vằm các người ra, chu di tam tộc các người.

Lý Hằng nói với A Lý Hải Nha:

– Thừa tướng! Y nói đúng! Hiện chư tướng cầm quân chỉ tuân chỉ Đại hãn Mông Ca, Đại vương Hốt Tất Liệt. Chúng ta không có Binh phù của Đại vương, cũng như Đại hãn. Bọn Câu khảo cục vào Trung nguyên có mang binh phù của Đại hãn. Cần phải khống chế bọn này, lấy binh phù thì mới khởi binh được.

A Lý Hải Nha hất hàm ra lệnh cho Kinh Yên. Kinh Yên vẫy tay ra hiệu cho cao thủ Tây hạ đang khống chế ba Khâm sứ, ba phu nhân và Chân Phương lùi lại. Chỉ còn mình y. Y cười nhạt:

– Thừa tướng, nhị vị Tham tri chính sự! Các vị mau lấy ấn tín, cùng binh phù ra trao cho chúng tôi.

Lưu Thái Bình lạnh lùng:

– Người thân là Thái tử Tây hạ, tại sao lại tham dự vào cuộc phản loạn này? Chúng ta tới đây không mang theo những thứ mà người đòi.

– Dĩ nhiên ta biết, khi ta tới đây, ta dã cho lục tất cả văn phòng của các người, mà không tìm thấy. Ta cũng đã khảo bọn chưởng ấn, chúng khai rằng các người cất đâu chúng không biết.

Kinh Yên dí kiếm vào lưng Lưu Thái Bình:

– Nếu người không chịu khai ra thì ta nhả kình lực.

– Mi giết ta đi! Ta quyết không phản Đại hãn.

– Người có chịu khai không? Ta hô ba tiếng mà người không khai thì ta nhả kình lực!

Tại bàn của phái đoàn Đại Việt, Vương phi Ý Ninh nói với vương bằng tiếng Việt:

– Mình phải can thiệp đi thôi. Để chậm e một trong ba Khâm sứ bị hại.

– Hai thế lực Mông cổ đang tranh quyền nhau, nhưng chưa chém giết nhau thực sự. Mục đích của ta là gây cho chúng có nội chiến. Đây là dịp may để bọn Hán pháp và bọn Mông cổ chính tông tàn hại nhau, thì hy vọng có nội chiến. Ta hãy tạm đứng ngoài cuộc.

Vương dùng Lăng không truyền ngữ rót vào tai Vũ Cao San, Trần Mạnh Quốc:

– Vũ Uy vương đây! Lát nữa có cuộc giao chiến giữa bọn Hy Hà và bọn Khâm sứ. Các anh định sao?

– Xin vương ban chỉ!

– Các anh vẫn cứ đứng sau chúng tôi, giả như khống chế chúng tôi, để khỏi xuất thủ.

– Tuân chỉ vương gia.

Vương bảo Địa Lô:

– Cháu âm thầm bắn thuốc giải cho Thúy Nga, Thanh Nga.

Địa Lô than:

– Từ đây đến chỗ của ba người xa quá, công lực cháu chỉ đủ bắn thuốc giải thôi, không đủ sức dùng Lăng không truyền ngữ nói với họ. Chú dặn họ, khi chân tay cử động được thì không nên phản công vội.

– Được.

Vương phi Ý Ninh để ý thấy Trần Mạnh Quốc, Vũ Cao San cứ ngây người ra hết nhìn vào Hoàng Liên, lại nhìn Thúy Nga, Thanh Nga, miệng nuốt nước bọt ừng ực. Phi hỏi sẽ hai người:

– Các em thấy Hoàng Hoa, Thanh Nga, Thúy Nga thế nào?

– Là ba tiên nữ giáng trần.

– Đây không phải là ba người đẹp nhất Đại Việt đâu. Trong nước còn hằng nghìn, hằng vạn thiếu nữ đẹp hơn ba người này.

– Nếu phi còn cô nào, phi gả cho chúng em đi.

– Đợi truyện ở đây xong, về nước chị sẽ tuyển hai cô cho các em, rồi gửi sang.

– Phi cưới vợ cho chúng em, thì phi là mẹ chúng em rồi. Chúng em chưa có công gì mà phi đã ban thưởng.

– Thì sau này các em lập công với Đại Việt cũng chưa muộn mà.

– Đa tạ phi.

Trong khi Ý Ninh đối đáp với Vũ Cao San, Trần Mạnh Quốc thì A Lý Hải Nha đang tìm cách khống chế khâm sứ.

A Lý Hải Nha thấy Kinh Yên không uy hiếp được Lưu Thái Bình, y ra lệnh:

– Tên này cứng đầu lắm! Giết nó vô ích. Hãy áp chế con vợ nó.

Kinh Yên chĩa kiếm vào cổ vợ Lưu Thái Bình là Từ Bích:

– Này! Ngài Tham tri chính sự hành Trung thư lệnh. Nếu ngài không chịu đưa binh phù, ấn tín ra thì vị phu nhân đẹp như hoa nở này sẽ biến thành thây ma tức thời.

Từ Bích run bần bật, bà nói với chồng:

– Tướng công! Anh em Đại hãn tranh dành quyền với nhau là truyện của hoàng tộc Mông cổ. Tướng công nên đứng ngoài. Tướng công hãy nộp những gì bọn này muốn để mình được yên thân.

Lưu Thái Bình cương quyết:

– Tên hèn Yên Kinh kia! Mi cứ giết phu nhân của ta đi. Đại hãn sẽ đem quân san bằng Tây hạ của người, giết tuyệt già trẻ, lớn bé.

Yên Kinh cười:

– Lưu Thái Bình nghe cho rõ: một.

– Ta không đưa.

– Hai!

– Vô ích ta không đưa.

– Ba!

– Vô ích, ta không đưa!

Yên Kinh hất tay, ánh kiếm lóe lên, đầu Từ Bích bắn ra xa hơn trượng, rơi xuống nền điện, cổ phun máu lên cao.

Cả điện, dù phe Đại hãn hay phe Hốt Tất Liệt đều rú lên kinh hoảng.

A Lý Hải Nha ra lệnh cho Yên Kinh:

– Hãy khảo con vợ thằng Ngột A Đa.

Yên Kinh dí kiếm vào cổ Thanh Nga:

– Phu nhân! Ngoài nhan sắc diễm lệ, tài biến chế món ăn ra, tôi nghe phu nhân là một đệ nhất danh ca Đại Việt. Tôi không nỡ xuống tay với phu nhân. Vậy phu nhân khuyên trượng phu nên trao binh phù, ấn tín ra đi.

Thanh Nga nổi máu ương ngạnh, nàng nói tiếng Hoa bằng giọng Yên kinh:

– Này Thái tử! Nước Tây hạ của Thái tử cũng như nước Việt của tôi, đều bị Mông cổ áp chế. Sao Thái tử không lo đuổi ngoại xâm, mà lại tham dự vào việc ủng Hốt Tất Liệt, phế Đại hãn Mông Ca này làm gì?

A Lý Hải Nha quát:

– Nếu chồng mi không nộp binh phù, ấn tín thì đầu mi sẽ rơi như đầu con Từ Bích.

Thình lình có tiếng vi vu nho nhỏ, rồi một vật gì chạm vào đầu; Thanh Nga, Thúy Nga cảm thấy có mùi thơm thơm như hoa sen, rồi chân tay hết tê dại. Biết người của Đại Việt tung thuốc giải. Thanh Nga nói với Ngột A Đa bằng tiếng Hoa thực lớn:

– Tướng công đừng khiếp nhược. Nhất định không trao binh phù cho bọn loạn thần tặc tử này.

Từ A Lý Hải Nha, Lý Hằng, Hy Hà cho đến Kinh Yên đều kinh ngạc, vì đứng trước cái chết mà Thanh Nga vẫn không sợ. Mụ Hy Hà nhỏ nhẹ với Thanh Nga:

– Phu nhân! Tôi nghe nói phu nhân với con dâu tôi là Hồng Nga cùng học với nhau. Cả hai được An Nam quốc vương phong tước quận chúa, rồi gả sang Mông cổ. Tôi sủng ái Hồng Nga cực kỳ. Vậy phu nhân khuyên trượng phu đầu hàng Đại vương, thì cái tước Công vẫn giữ nguyên, cái hàm Tham tri chính sự chỉ có thăng chứ không mất.

Kinh Yên nhìn Thanh Nga với tất cả say đắm:

– Cô mẫu! Để cháu khảo tên Ngột A Đa. Nếu y không khai thì cháu giết y. Còn cô nương này… cô nương này xin cô mẫu gả cho cháu.

Nói rồi y vuốt má Thanh Nga. Có tiếng Vũ Uy vương dùng lăng không truyền ngữ rót vào tai nàng:

– Chuẩn bị phản công. Cứ giữ chính khí, thình lình ra tay giết y.

Yên Kinh hô:

– Một.

Thanh Nga quát:

– Tên hèn kia, bản phu nhân là gái Việt, bản phu nhân không sợ mi đâu!

– Hai! À nàng vẫn không chịu khuất phục! Thôi ta không giết nàng đâu! Ta giết thằng chồng này đây.

Nói dứt y vung kiếm hướng Ngột A Đa.

Thanh Nga dùng một thế cầm nã thủ, chụp thanh trủy thủ trên bàn vung lên, bàn tay phải của Kinh Yên bị tiện đứt. Nàng bắt lấy kiếm của y, còn cánh tay y rơi xuống. Thanh Nga quay kiếm một vòng, ánh thép lóe sáng, kiếm xuyên thủng ngực của y. Y ngã ngửa xuống điện. Cả điện cùng rú lên.

Bọn A Lý Hải Nha thấy Thanh Nga xử dụng võ công thì kinh ngạc, cùng nhìn nhau tự hỏi:

– Bọn Khâm sứ bị trúng độc tê liệt hết, mà sao thiếu phụ này dường như không hề hấn gì vậy cà?

Thanh Nga chỉ mới học võ từ ngày theo sứ đoàn, suốt hai năm qua nàng khổ luyện ngày đêm, công lực thuộc vào hàng thượng thừa. Song so với Kinh Yên, y là một đại cao thủ, nếu giao đấu đường đường chính chính, nàng không phải là đối thủ của y. Nhưng một là y khinh thường, hai là trong khi y chủ quan, còn Thanh Nga xuất thủ đột ngột mà thành công.

Ba cao thủ Tây hạ cùng vung đao tấn công Thanh Nga trả thù cho chúa. Nàng tung mình nhảy ra giữa điện. Ở trên cao nàng lộn một vòng, y phục bay phất phới đẹp không bút nào tả siết. Người người suýt xoa:

– Gái Việt có khác. Đẹp thực, mà cũng đáng sợ thực.

Bị ba cao thủ Tây hạ bao vây, nhưng một là Thanh Nga can đảm, hai là ỷ có sứ đoàn Đại Việt. Nàng bình tĩnh trả đòn. Đây là lần đầu tiên Thanh Nga xử dụng kiếm, nên chiêu thức không linh hoạt. Qua mười hiệp nàng phải lùi dần tới trước sứ đoàn Cao ly. Choang một tiếng, kiếm của nàng bị bay vọt lên cao. Cả ba cao thủ cùng xả đao định chẻ nàng làm mấy mảnh. Tất cả mọi người đều nhắm mắt lại không dám nhìn một giai nhân chết thảm.

Đúng lúc đó có bóng tím thấp thoáng, ba tiếng loảng xoảng phát ra, ba thanh đao của võ sĩ Tây hạ bị vọt khỏi tay, tiếp theo ba tiếng binh, binh, binh. Ba võ sĩ bật tung lên cao, rơi xuống điện nằm thẳng cẳng máu trong miệng ri rỉ chảy ra mép.

Nói thì chậm, nhưng diễn biến cực nhanh. Bây giờ người ta mới biết Thái tử phi Như Lan của Cao ly đã cứu Thanh Nga. Nàng hỏi Thanh Nga bằng giọng tha thiết:

– Em! Em có sao không?

– Cảm ơn chị, em không sao!

Một lần nữa đám A Lý Hải Nha mặt nhìn mặt tự hỏi: tại sao con nhỏ này cũng ăn canh Ngũ vị bát trân mà lại không bị trúng độc?

Như Lan vung tay ra chiêu Cầm long trảo, thanh kiếm của Yên Kinh bật lên, nàng bắt lấy trao lại cho Thanh Nga

Trong điện náo loạn cả lên. Đám võ sĩ Tây hạ la hét bao vây lấy Như Lan, Thanh Nga. Mụ Hy Hà quát lên:

– Lùi lại.

Mụ cầm kiếm đến trước mặt Như Lan:

– Mi là ai?

– Tôi là công chúa Lý Như Lan của Đại Việt, là Thái tử phi của Cao ly.

– À! Tại sao mi lại can thiệp vào vụ này?

Như Lan chỉ vào Thanh Nga:

– Công chúa! Vợ chồng tôi đến Yên kinh làm con tin là do chỉ dụ của Đại vương Hốt Tất Liệt. Công chúa là người của Đại vương. Tôi không thể không nên cản trở công chúa. Nhưng thấy cô em tôi sắp bị giết, tôi phải ra tay, thế thôi.

Mụ Hy Hà chỉ ra bốn cửa điện:

– Mi buông kiếm đầu hàng, bằng không ta hô lên một tiếng, Cấm vệ sẽ băm vằm người ra như băm chả.

Tính Như Lan vốn nhu nhã, nhưng nàng được phụ vương luôn nhắc nhở rằng họ Lý nhà nàng từng có công chúa Bình Dương, Kim Thành, Trường Ninh trấn ngự biên cương khiến các biên thần Tống phải sợ. Bây giờ mụ Hy Hà buông lời đe dọa, tính cương cường nổi dậy, nàng cười nhạt:

– Vương phi! Chúng ta đều là người luyện võ tại sao vương phi lại đưa ra lời đe dọa như vậy? Tôi là người của Đại vương Hốt Tất Liệt, không lẽ tôi phải đầu hàng vương phi? Xin vương phi cho biết. Còn vương phi đe dọa thì tôi không sợ đâu.

– Ta muốn mi phải tuân lệnh ta.

– Điều đó hãy đợi khi mặt trời mọc đằng Tây.

Mụ Hy Hà biết gặp phải thứ có bản lĩnh, mụ định buông lời đe dọa nữa thì Như Lan cười nhạt:

– Vương phi xuất thân là Công chúa Tây hạ, kiếm thuật thần thông được gả cho thế tử Ngột Lương Hợp Thai; tôi là Công chúa Đại Việt, được gả cho Thái tử Cao ly. Về tuổi tác vương phi lớn hơn cả cha tôi. Không lẽ công chúa dùng số đông áp đảo tôi! Tôi rất mong được Công chúa dạy bảo cho mấy chiêu!

– Vậy thì được. Nếu như trong mười chiêu mà ta không thắng được mi thì ta tha cho mi với chồng mi. Còn như trong 10 chiêu mà mi bại, thì mi phải khuyên chồng mi đầu hàng ta. Mi xuất chiêu đi.

Như Lan vung tay, Thanh Nga bị hất tung lên cao, rồi rơi xuống sau lưng Ngột A Đa nhẹ nhàng như chính nàng nhảy tới vậy. Nàng cầm kiếm cùng Thúy Nga bảo vệ khâm sứ.

Mụ Hy Hà khen:

– Công lực khá lắm. Người xuất chiêu trước đi.

Như Lan nói:

– Công chúa dùng kiếm pháp Thiên sơn, tôi dùng kiếm pháp Đông A. Nào, xin mời.

Nàng xòe tay trái ra như lễ Phật, tay phải nàng khoanh một vòng. Đó là chiêu hành lễ. Mụ Hy Hà khen:

– Đúng là phong thái đệ tử danh môn.

Mụ vòng kiếm một vòng đáp lễ rồi tấn công.

Thanh Nga đếm:

– Một chiêu.

Như Lan lùi lại, xỉa kiếm vào hông đối thủ. Mụ Hy Hà không coi nàng vào đâu, mụ lách tay định kẹp cứng kiếm của Như Lan. Nhưng kiếm Như Lan bật đến véo một cái sang trái, suýt nữa tay mụ bị tiện đứt.

Thanh Nga đếm:

– Hai chiêu.

Kinh hoảng mụ vung kiếm quay thành những vòng tròn lớn nhỏ. Như Lan bình tĩnh trả đòn. Vương phi Ý Ninh than:

– Kiếm pháp Thiên sơn thực tuyệt diệu. Công lực mụ Hy Hà lại cao. Trong vòng trăm chiêu nữa ắt Như Lan bị bại. Em phải giúp Như Lan mới được.

Phi nói tiếng Việt:

– Như Lan, kiếm pháp Thiên sơn rất khó đối phó, trừ khi dùng Mê linh kiếm pháp của mình. Với kiếm pháp Đông a, em chỉ có thể xỉa vào giữa các vòng tròn, rồi quẳng kiếm dùng Cương la thập bát thức.

Như Lan đang luống cuống vì kiếm thuật Hy Hà cứ quay thành những vòng tròn lớn nhỏ, liên miên bất tuyệt. Nghe vương phi Ý Ninh nhắc, nàng phóng kiếm vào giữa vòng tròn kiếm trận của Hy Hà. Choảng một tiếng, kiếm của mụ bay khỏi tay, trong khi kiếm của Như Lan cũng vuột lên cao. Như Lan móc tay tung cái túi đeo ở bên hông lên, một màng lưới tỏa ra chụp lên người Hy Hà. Hy Hà kinh hoảng tung người lên cao bắt kiếm của mình. Thoáng một cái hai người đã chiết 30 chiêu.

Thanh Nga đếm:

– Ba mươi chín chiêu rồi!

Như Lan biết rõ đối thủ đã gần sáu mươi tuổi công lực cao thâm, mình cần thắng gấp. Vì vậy nàng tấn công bằng chiêu Cương la trấn thiên. Chân từ Tốn vị bước sang Thủy hỏa ký tế, rồi từ Thủy hỏa ký tế bước sang Trác sơn hàm, nàng tung ra chiêu Cương phong địa trấn.

Thanh Nga đếm:

– Bốn mươi lăm chiêu!

Lần đầu tiên đối đầu với một võ công tinh diệu, sát thủ cực kỳ khủng khiếp, mụ Hy Hà cứ phải tránh né, vọt lên cao. Đến chiêu thứ sáu mươi, mụ tung người ra xa hỏi:

– Công chúa! Ta nghe phái Đông A bên Đại Việt có một pho võ công trấn môn tên Cương la thập bát thức. Mấy chiêu vừa rồi có phải võ công ấy không?

Qua mấy chiêu thấy Hy Hà đã bớt kiêu căng, tỏ ra khách khí, gọi mình là Công chúa. Như Lan nghĩ:

– Mình thân là Công chúa Đại Việt, cần tỏ ra phong thái cao quý.

Nàng đáp:

– Đúng như công chúa đoán.

– Công chúa vừa xưng là Lý Như Lan, sao lại sử dụng võ công phái Đông A?

– Phụ vương tôi là đệ tử út của tổ Trần Tự Hấp phái Đông A và Tuyên Minh thái hoàng thái hậu Đại Việt, thì tôi xử dụng võ công Đông A là sự thường.

– À thì ra thế! Xin mời Công chúa ban cho mấy chiêu nữa.

Như Lan vung tay lên, chân từ Càn vị chuyển sang Thủy thiên nhu, tung lưới lên. Thủy thiên nhu gồm Thủy khảm, một chiêu hư, một chiêu thực, rồi trở lại Càn vị với ba chiêu thực. Hy Hà đảo kiếm lên cao. Nhưng hai viên chì từ lưới chạm vào huyệt Khúc trì, Kiên ngung trái, cánh tay bị tê rần.

Không hổ là đệ nhất kiếm thuật phái Thiên sơn, dù Như Lan đã đánh đến chiêu thứ 150 mà mụ vẫn tránh được.

Thanh Nga la lớn:

– Một trăm năm mươi chiêu rồi, vương phi chịu thua đi thôi.

Thanh Nga đếm mặc Thanh Nga đếm, mặt mụ Hy Hà vẫn lầm lỳ, tấn công tới tấp. Thấy Như Lan bắt đầu luống cuống, vương phi Ý Ninh búng tay bắn một viên Ma tý hoàn trúng vào huyệt Kiên ngung phải của mụ. Kiên ngung là huyệt nằm trên khớp xương vai. Cánh tay phải của mụ hoàn toàn tê liệt. Người mụ gần như mất hết kình lực. Giữa lúc đó Như Lan quay lưới một vòng tung chiêu La tróc ngạc ngư (lưới bắt cá sấu), mụ đã bị chụp tròn vào trong lưới như con cá. Như Lan điểm huyệt mụ. Nàng vận công vào tay phải rồi úp lên đầu mụ:

– Công chúa! Nếu tôi nhả kình lực thì đầu công chúa sẽ thủng năm lỗ. Công chúa định sao đây?

Hy Hà quật cường:

– Ta không phục, vì tự nhiên tay phải ta bị tê, chân khí bị tuyệt. Nhưng thôi! Công chúa, ta chịu thua người.

Mụ thở dài:

– Công chúa! Ta thua người không phải vì công lực ta thấp, mà vì tài trí tổ tiên ta không bằng tài trí của tổ tiên Công chúa. Thiên la thập bát thức kỳ diệu hơn Thiên sơn kiếm pháp.

Như Lan nhắc mụ để trước Hoàng Liên:

– Công chúa! Luật trời đất có vay, có trả. Hẳn Công chúa nhận ra người này chứ?

Hoàng Liên rút kiếm chỉ vào mặt Hy Hà:

– Hôm ở Phù phong, nể lời Vũ Uy vương ta đã tha cho người. Còn cái sự hôm nay, người định sao đây?

Thấy Hoàng Liên rút kiếm bằng động tác thần tốc mụ kinh hãi tự hỏi: rõ ràng mình đã cắt hết gân chân tay con điếm non này mà sao nó lại không bị tê liệt?

Mụ vẫn cương cường:

– Con điếm kia! Con hồ ly kia, mi giết ta đi. Tiếc thay Hy Hà này một đời ngang dọc, mà mất mạng vì một con gái lầu xanh kể cũng tiếc.

Hoàng Liên chỉ kiếm vào mắt Hy Hà:

– Người Việt có câu nói: Giáo Tầu đâm Chệt. Hay gậy ông lại đập lưng ông. Người Hoa có câu: Dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi ư bỉ thân (lấy đạo của người mà trị người). Hôm xưa người cắt gân chân, tay lại đâm thủng hai mắt ta. Hôm nay ta cũng trả lại như vậy.

Tuy gặp hung hiểm, nhưng không hổ là nữ tướng Mông Cổ, mụ Hy Hà vẫn cương cường. Mụ nói với Vũ Uy vương:

– Vương gia! Hôm trước tại Phù phong, vương gia ban chỉ rằng con điếm này không được giết người thất thế, đợi sau này y thị đủ công lực sẽ đường đường chính chính dùng võ công trả thù. Thế mà nay tôi bị điểm huyệt…

Vũ Uy vương nghĩ thầm:

– Con mụ này võ công đã cao, tài trí vô song, là một mối lo cho Trung nguyên, cho Đại Việt. Ta cứ để Hoàng Liên giết mụ đi cho tuyệt hậu hoạn. Vương lắc đầu:

– Vương phi! Hôm trước tại Phù phong, Tạ phu nhân là người của sứ đoàn Đại Việt, thì cô gia có thể can thiệp giúp vương phi. Hôm nay Tạ phu nhân là người của Đại lý, thì cô gia không có thẩm quyền.

Nghe Vũ Uy vương nói, Hoàng Liên hiểu rằng vương ra lệnh cho mình giết con mụ này. Khoan thai bước ra giữa điện, nàng cười ha hả nói bằng tiếng Mông Cổ:

– Kính thưa chư vị Khâm sứ đại nhân! Kính thưa Thừa tướng A Lý Hải Nha! Kính thưa chư vị Thượng thư của Tuyên phủ ty! Tôi là vợ của Vũ sơn hầu Tạ Quốc Ninh, phó Quản khu mật viện Đại Việt. Hai năm trước đây Thái sư Ngột Lương Hợp Thai đem quân vào tàn phá nước tôi, sai quân bắt tôi đem về Côn minh ép tôi làm Thứ phi. Thế rồi công chúa Hy Hà xuất hiện nhục mạ tôi bằng những lời đầu đường xó chợ sau đó cắt gân chân tay tôi, chọc hỏng hai mắt tôi, rồi tống tôi ra khỏi Côn minh. May mắn tôi được sư phụ của chồng tôi là một đại danh y đã nối gân lại cho tôi.

Nàng ngừng lại, trong điện có hằng nghìn người cùng suýt xoa: một người đẹp sắc nước hương trời thế kia mà bị cắt gân chân tay, hủy hai con ngươi thì thực đáng tiếc.

Hoàng Liên tiếp:

– Thế rồi tôi đi theo chồng trong sứ đoàn Đại Việt. Công chúa Hy Hà cùng Liêm Hy Hiến, Cao Bằng Tiêu, Lưu Hắc Mã mạo danh Đại vương Hốt Tất Liệt đón đường giết Khâm sứ Lưu Thái Bình. Cả ba bị thất bại, bị bắt. Đáng lẽ tôi giết Hy Hà để trả thù. Tuy nhiên Vũ Uy vương phi là sư tỷ của tôi. Người can rằng tôi cố luyện võ, sau này dùng bản lĩnh chân thực để trả thù. Tôi đã tuân chỉ Vũ Uy vương phi tha cho Hy Hà một lần. Hôm nay đây tôi xin các vị bàng quan xem tôi trả thù.

A Lý Hải Nha là người thân tín số một của Hốt Tất Liệt, tuy nhiên mụ Trần Hy Hà ỷ mình là nữ tướng cầm quân, thường ngang ngược với y. Vì vậy bao phen y cũng muốn khử mụ đi mà không có dịp, bây giờ là dịp bằng vàng để y thực hiện. Y nói lớn:

– Các vị tướng quân! Chư Cấm quân, chư Thị vệ. Trong hai vị này, một vị là nguyên phi, một vị là thứ phi của Thái sư. Chồng chung ghen với nhau là thường tình. Chúng ta không có quyền, không nên can thiệp vào. Tôi xin đứng làm trọng tài.

Hoàng Liên hướng A Lý Hải Nha xá một xá:

– Đa tạ Thừa tướng.

Nàng lại hướng vào Như Lan:

– Công chúa Như Lan! Thái tử phi Cao ly. Chị cảm ơn em đã có nhã ý muốn trả thù cho chị. Hôm nay chị muốn dùng bản lĩnh chân thực trả thù cho mình. Em giải huyệt cho mụ, để mụ khỏi ân hận.

Như Lan chưa kịp giải huyệt cho mụ Hy Hà, thì có tiếng quát:

– Buông kiếm đầu hàng, bằng không thì ta ra lệnh buông tên.

Mười cao thủ Tây hạ dương cung chĩa vào Như Lan và phái đoàn Cao ly.

Thình lình năm bóng xanh, năm bóng đỏ từ sau sứ đoàn Đại Việt vọt lên không, rồi những tiếng loảng xoảng của vũ khí chạm nhau, mười cao thủ Tây hạ bị đánh bay cung tên, mười người đều bị kiếm dí vào cổ. Cả điện mở to mắt ra nhìn, đó là 10 đệ tử Mê linh kiếm trận trong phái đoàn Đại Việt.

Như Lan giải huyệt cho mụ Hy Hà. Mụ Hy Hà hỏi Vũ Uy vương:

– Vừa rồi Thừa tướng A Lý Hải Nha đã đồng ý để tôi với con điếm Hoàng Liên giải quyết ân oán với nhau. Tại sao sứ đoàn Đại Việt lại can thiệp vào?

Vương phi Ý Ninh dùng âm thanh ngọt ngào trả lời:

– Hoàng Liên là đệ tử của phái Mê linh. Chính phía Tây hạ dùng cung tên áp chế Hoàng Liên trước, nên các sư muội, sư đệ trong kiếm trận Mê linh mới phải can thiệp, cứu sư tỷ Hoàng Liên của họ.

Mụ Hy Hà đã biết lợi hại Mê linh kiếm trận, mụ nói với đám cao thủ Tây hạ:

– Các người lui thôi, dù nói cách nào ta cũng bị Thái tử phi Cao ly đả bại rồi.

Vương phi Ý Ninh vẫy tay ra lệnh cho đám Mê linh kiếm trận:

– Các em lui.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-61)


<