Vay nóng Homecredit

Truyện:Anh hùng Đông A gươm thiêng Hàm Tử - Hồi 13

Anh hùng Đông A gươm thiêng Hàm Tử
Trọn bộ 61 hồi
Hồi 13: Thiên Đường Của A La
4.50
(4 lượt)


Hồi (1-61)

Siêu sale Shopee

Thúy Hồng mừng lắm nàng chắp tay:

– Đa tạ sư phụ.

A Hàm La bảo Thúy Hồng ngồi kiết già trên phiến đá cạnh đó, rồi ông giảng giải yếu chỉ kinh Tượng Đầu Tinh Xá. Ông nói:

– Hôm nay ngoài những thức Thiền công, thầy dạy cho con pháp thứ nhất trong 36 pháp của Mật tông.

Ông dạy nàng thở hít, vận khí, dẫn khí. Khi nàng thở được hai chục thức thì lạ thay, mắt nàng như xụp xuống, rồi trầm vào nhập tĩnh không biết gì. Thế nhưng bên tai, nàng vẫn nghe tiếng ông nói. Ông dạy nàng phương pháp nghe người đối thoại với mình, mà hiểu những gì người đó nói.

Tiếng chim hót líu lo buổi sáng làm Thúy Hồng tỉnh giấc. Mặt trời đang ló dạng, ước đã sang giờ mão. Nàng vẫn ngồi trên phiến đá. Còn A Hàm La thì không thấy đâu. Chân khí trong người lưu thông, sảng khoái không bút nào tả siết, nàng tung mình đứng dậy phóng xuống đồi. Nhưng kỳ lạ không, cái tung mình đưa thân thể nàng lên cao, nhẹ nhàng như bay vậy. Nàng nghĩ thầm:

– Thì ra sư phụ dạy nàng những thức Mật công thượng thừa. Khinh công của mình đến như thế này thì bỏ xa cả thầy Tạ Quốc Ninh rồi.

Mọi người trong trang đã tỉnh giấc, đang ăn điểm tâm.

Dã Tượng hỏi:

– Cô tiên nữ Thúy Hồng ơi! Mọi khi cô thức giấc sớm nhất, sao hôm nay lại dậy muộn vậy?

Nhìn Dã Tượng, Thúy Hồng thấy người anh này ngùn ngụt những tình cảm lo cho mình như lo cho một cô em gái. Không muốn nói dối, nhưng cũng không muốn khai thực, Thúy Hồng mỉm cười chỉ lên đỉnh đồi:

– Trên đỉnh đồi có chỗ đất bằng phẳng, em lên đó ngồi luyện công, chứ có phải ngủ trưa đâu?

Nói dứt, nàng lại thấy rõ Dã Tượng dang nghĩ: l àm sao con bé lại leo lên đỉnh đồi luyện công, mà không luyện ở dưới này. Nàng đáp:

– Em lên đỉnh đồi vì có một lẽ huyền bí dẫn dụ lên.

Cứ thế, sau mỗi câu nàng trả lời thì Dã Tượng lại suy nghĩ về nàng. Nàng lại đọc được ý nghĩ của ông anh. Dã Tượng kinh ngạc:

– Thúy Hồng ơi! Em học được Thông thiên pháp của Mật tông Tây tạng từ bao giờ vậy?

– Mới thôi anh ạ.

Suốt ba ngày ở Chiêu thông, ngày nào Thúy Hồng cũng làm cơm chay cúng dàng cho sư A Hàm La, rồi tối tối nàng lại lên đỉnh đồi luyện Thiền công với nhà sư. Ngày thứ nhì trở đi, mỗi ngày ông dạy nàng 5 pháp Mật tông nữa. Hôm đầu tiên thì sau khi luyện 20 thức thì nàng đã nhập tĩnh sâu sa. Sang ngày thứ nhì thì đến 40 thức nàng mới nhập tĩnh. Tới đêm thứ tư thì nàng luyện tới 100 thức mới nhập tĩnh. Hôm nay, ông không cần nói, chỉ ngồi nhắm mắt dùng thần thức giảng cho nàng. Còn nàng chỉ cần nhìn ông mà hiểu được ông giảng gì, nói gì. Nàng luyện tới sáng chỉ thấy riu riu mà không nhập tĩnh nữa.

Dã Tượng đốc thúc mọi người lên đường.

Thuyền đi đến chiều thì thuyền trưởng báo với Hat San:

– Thưa đạo trưởng chỉ còn hơn giờ nữa thì chúng ta đến địa phận Lục bàn thủy. Từ Lục bàn thủy về nam sông hẹp, nước cạn, thuyền chúng ta lớn quá đi không được. Xin đạo trưởng quyết định.

– Neo thuyền tại bến Lục bàn thủy.

Vừa lúc đó, có tiếng tài công la lớn:

– Đánh nhau. Trên bờ có hai đạo quân đang đánh nhau.

Hát San, bọn Dã Tượng cùng kéo nhau lên sàn thuyền nhìn về phía bờ trái: trên cánh đồng rộng mênh mông, có hai đạo quân y phục giống nhau, dàn ra đối diện đang giao chiến dữ đội.

Địa Lô quan sát rồi nói:

– Một đạo quân mang cờ Khâu bắc, một đạo quân mang cờ Văn sơn. Đạo quân mang cờ Khâu bắc do đại sư Huệ Đăng, Lý Như Lan và Khâu bắc ngũ hổ tướng đứng đầu. Đạo quân mang cờ Văn sơn do Lý Long Vân và một Thiên phu Mông cổ đứng đầu. Đạo Khâu bắc nhờ có đại sư Huệ Đăng, Như Lan, Khâu bắc ngũ hổ, võ công trấn tiền lộ yểm trợ. Còn đạo quân Văn sơn nhờ có Thiên phu kị mã Mông cổ thiện chiến trợ giúp, nên chưa phân thắng bại.

Dã Tượng ra lệnh:

– Địa Lô, Cao Mang, chúng ta mau tiếp ứng cho đạo Khâu bắc.

Ba người nhảy lên bờ xung vào phía hông trận Văn sơn. Cao Mang đứng lên một mỏm đá, dương cung. Giữa lúc đó có nhiều tiếng rú kéo dài rùng rợn, một bách phu kị mã Mông cổ dàn hàng ngang xung vào trận Khâu bắc. Chúng cùng dương cung bắn ra, rồi quay ngựa trở lại. Tên bị Huệ Đăng, Như Lan, Ngũ hổ tướng đứng đầu vung vũ khí gạt rơi xuống đất. Nhưng tên cũng lọt vào trận Khâu bắc khiến hơn chục người bị lật ngược. Lại tiếng hú man rợ, bách phu thứ nhì lao tới.

Cao Mang bắn liên tiếp mười mũi tên chặn lại. Vèo, mũi tên thứ nhất bay đến trúng giữa lưng một bách phu trưởng Mông cổ. Tên xuyên qua tới ngực, tên bách phu trưởng ngã lộn xuống ngựa; Cao Mang bắn liên tiếp mười mũi, mười kị mã Mông cổ chết. Mười kị mã cùng ngựa ngã chặn phía trước. Đợt kị mã Mông cổ thứ nhì bị rối loạn. Sư Huệ Đăng thấy mình có viện binh, thúc quân tiến lên. Hai bên lẫn vào nhau.

Địa Lô nói với Cao Mang:

– Anh với em bắn vào bọn cận vệ tên Long Vân, để anh Dã Tượng xung vào bắt sống y.

Vèo vèo, hai mũi tên bay ra, hai cận vệ Long Vân bị ngã. Đã Tượng đoạt được một cây côn sắt chàng xung vào trận Mông cổ. Gậy vụt xuống, một kị mã gẫy đôi, hai gậy vụt xuống hai kị mã gẫy đôi. Chàng tung mình vọt lên cao, đáp xuống lưng một chiến mã. Cứ như thế, sau năm bước chàng đã tới trước mặt Long Vân. Long Vân thấy Dã Tượng thì hồn phi phách tán. Y vọt ngựa về sau bỏ chạy. Dã Tượng nhảy xuống đất túm đuôi ngựa y, dùng một chiêu Đảo mã cửu lộ thức, giật mạnh. Con ngựa ngã chổng vó lên trời. Long Vân vọt mình lên một chiến mã Mông cổ, phi về phía sau.

Một bóng người xẹt tới như tia chớp, chỉ mấy bước đã chặn trước đầu ngựa Long Vân. Long Vân kinh hoàng giật cương cho ngựa chụp lên đầu người kia. Người kia tung mình lên cao, chân đáp phía sau Long Vân, tay đẩy mạnh. Y ngã xuống ngựa. Dã Tượng túm tóc nhắc y lên như nhắc con gà:

– Mau hô bộ hạ buông vũ khí, bằng không tao xé xác mày làm đôi.

Bấy giờ Dã Tượng mới nhìn lại xem người chặn Long Vân là ai? Chàng kinh ngạc đến ngẩn người ra, vì đó là Thúy Hồng. Địa Lô, Cao Mang đã tới đứng cạnh Dã Tượng. Long Vân kinh hồn hét lớn:

– Ngừng chiến. Lui lại! Buông vũ khí đầu hàng.

Dã Tượng vận khí hô lớn:

– Quân Văn sơn, Khâu bắc nghe dây! Chúng ta là người Việt, không nên tàn sát nhau. Mau lui lại.

Quân Khâu bắc, Văn sơn lùi lại. Thế là Thiên phu Mông cổ phía trước bị quân Khâu bắc chặn, phía sau bị quân Văn sơn cản đường. Nhưng là đội binh thiện thiến, Thiên phu Mông cổ đổi thế trận lao về hông trái.

Dã Tượng, Cao Mang, Địa Lô dương cung bắn theo, viên Thiên phu bị trúng ba mũi tên, nhào xuống ngựa. Không hổ là đội quân thiện chiến nhất gầm trời, một Bách phu trưởng thay Thiên phu chỉ huy. Đội hình Mông cổ lại củng cố, dàn ra uy nghiêm đối diện với trận Khâu bắc.

Ba tiếng trống, một tiếng chiêng, trận Khâu bắc mởû ra, rồi tiếng tù và tu tu rúc lên. Hai đội trâu, mỗi đội 40 con dàn hàng ngang từ từ tiến ra. Một nữ tướng đứng trên lưng trâu, tay cầm khiên mây chống tên, tay cầm cờ chỉ huy. Dã Tượng nhận ra đó là Ngưu tướng vùng Kinh Bắc, Hĩm Còi. Trên lưng tất cả trâu, đều có một người cỡi. Kị binh Mông cổ dương cung bắn. Mục đồng đưa khiên mây ra hứng. Tên găm vào khiên mây. Phút chốc ngựa, trâu lẫn vào nhau. Mục đồng từ lưng trâu lăn xuống đất dùng đoản đao chặt chân ngựa. Trận Mông cổ bị vỡ, trước sau tử trận chỉ còn năm bách phu. Một tiếng hú kéo dài. Thiên phu Mông cổ bỏ chạy về phía chân núi.

Nhưng từ chân núi một đội kị mã dàn ra phía trước. Đó là đội kị mã Long biên được phái theo hộ vệ sứ đoàn. Hai bên phải, trái hai đội Ngưu binh. Trống thúc nhịp nhàng. Thế là Thiên phu Mông cổ bị bao vây vào giữa.

Thúy Hồng, Dã Tượng, Địa Lô, Cao Mang theo đội Ngưu binh lao vào trận tuyến. Phía Khâu bắc Huệ Đăng, Như Lan, Khâu bắc ngũ hổ tướng cũng xung vào trận. Cuộc chiến kéo dài hơn nửa giờ, phía Mông cổ chỉ còn hơn hai trăm kị mã.

Dã Tượng cầm tù và rúc lên. Ngưu binh từ từ lui lại. Địa Lô hô lớn bằng tiếng Mông cổ:

– Mau đầu hàng bằng không sẽ chết hết.

Đám tàn binh Mông cổ buông vũ khí đầu hàng.

Hai đạo quân Văn sơn, Khâu bắc đang chém giết nhau, bây giờ được tập trung lại.

Đại sư Huệ Đăng nhìn Thúy Hồng từ đầu đến chân như muốn hỏi điều gì. Tất cả mọi người cùng hướng mắt nhìn nàng. Thúy Hồng hỏi:

– Không biết đại sư có gì dạy bảo đệ tử không?

– Không dám! Bần tăng với cô nương chia tay không lâu mà dường như dung quang cô nương thay đổi hẳn. Này nhé: thần thái rực rỡ, da tươi hồng, mắt chiếu ra tia sáng long lanh, trông xa như một Quan Thế Âm vậy. Một điều kỳ lạ là mới đây khinh công của cô nương bình thường thôi, mà nay siêu việt như vậy, e bỏ xa bần tăng.

Thắc mắc của sư Huệ Quang cũng là thắc mắc của đám Dã Tượng. Dã Tượng hỏi đại sư Huệ Đăng:

– Đại sư! Sự thể ra sao, mà lại có cuộc chém giết này?

Như Lan thuật.

– Sau khi rời Bồ lăng, đại sư Huệ Đăng muốn dùng Lý Long Vân để bình định hai châu Khâu bắc, Văn sơn. Nên vẫn giữ thể diện cho y, không trói y, vẫn cho y làm châu trưởng. Cả đoàn đi trong 7 ngày thì về đến Khâu bắc. Như Lan sai tập họp thủ hạ Long Vân lại, bắt y tuyên bố Ngũ sự như đã quyết định tại Bồ lăng.

Dân chúng reo hò mừng rỡ. Nhờ được tự do, đêm Long Vân trộm ngựa trốn về Văn sơn. Y tập họp quân sĩ lại, chuẩn bị kéo đi chiếm lại Khâu bắc. Y gửi người đến cầu cứu với Thiên phu Mông cổ đóng tại Chiêu dương. Hai bên hợp nhau tái chiếm Khâu bắc.

Đại sư Huệ Đăng, Như Lan, Ngũ hổ tướng Khâu bắc đem quân chống lại. Trận chiến suốt một ngày, phần thắng nghiêng về phía Long Vân thì Dã Tượng, rồi Ngưu binh xuất hiện.

Dã Tượng gặp lại Ngưu binh thì mừng chi siết kể. Chàng hỏi:

– Hai năm qua anh đi vắng, ở nhà có gì xẩy ra không?

Một thiếu nữ da ngăm đen, mắt sáng như sao, cổ đeo tù và, lưng đeo kiếm, ngực nở căng, dáng người thanh nhã hành lễ quân cách:

– Đô thống Lê Linh Anh, vệ trưởng vệ Ngưu binh thống thuộc đạo Tinh cương, tham kiến Trần thống lĩnh.

Dã Tượng đưa mắt hỏi Cao Mang:

– Là? Là ai vậy.

Cao Mang bật cười:

– Khi anh lên đường thì em thay anh thống lĩnh Ngưu binh. Ngưu binh được phân chia cho mỗi hiệu binh một vệ. Hĩm Còi chỉ huy vệ của hiệu binh Tinh cương. Triều đình thấy các tướng trâu đều có hàm cả mà cứ dùng tên Cu, Hĩm, Trâu, Cái nghe không thuận, mới đặt cho mỗi đứa một tên. Còn họ thì giữ nguyên. Hĩm Còi có tên là Lê Linh Anh. Hĩm Cao có tên Vũ Linh Hương. Hĩm Lùn có tên Trần Linh Trang. Hĩm Rỗ có tên Phạm Linh Phong. Hĩm Hô có tên Hoàng Linh Thạch.

Dã Tượng nắm lấy tay Linh Anh:

– Ôi mới có hai năm mà em tôi lớn lên, xinh đẹp thế này đây. Thì em cứ gọi anh là Dã Tượng, anh vẫn gọi em là Hĩm Còi nghe hay hơn.

Có tiếng nói thanh thoát bên cạnh:

– Anh Dã Tượng ơi! Anh thử nhìn lại cô em Linh Anh một tý nào? Về hàm cô đã là Đô thống. Về nhan sắc, cô là thiếu nữ xinh đẹp, thân thể nở nang. Thế mà anh cứ gọi là Hĩm Còi nghe không thuận tý nào cả.

Thúy Hồng đã đến từ hồi nào. Nàng cỡi trên lưng một chiến mã cướp được của Mông cổ. Nghe Thúy Thúy Hồng trách, Dã Tượng vội bỏ tay Hĩm Còi ra, vì bây giờ nàng không còn còi nữa, mà là một thiếu nữ dậy thì như hoa mới nở khoe sắc.

Bất giác chàng so sánh Hĩm Còi với Thúy Hồng: cả hai đang tuổi dậy thì, cùng tươi như hoa ban mai. Nhưng Thúy Hồng có vẻ đẹp ủy mị, còn Hĩm Còi thì đẹp hồng hào, tươi thắm.

Ba anh em Dã Tượng trở lại con thuyền lưỡi liềm, thì thuyền đã không còn đậu ở bên sông nữa. Địa Lô than:

– Trong khi chúng ta mải tiếp cứu đạo quân Khâu bắc thì bọn Hat San đã bỏ trốn. Phải sai chim ưng báo cho Thủy quân Tống ở Chiêu thông chặn bắt cho ta mới được.

Thúy Hồng than:

– Nguy qua! Y phục, vàng bạc, cũng như sắc lệnh, thư tín của chúng ta đều ở trên thuyền. Bọn Hat San sẽ nộp cho Mông cổ.

Lê Linh Anh an ủi Thúy Hồng:

– Chị đừng lo! Từ khi phái đoàn rời con thuyền thuê của người Thục di chuyển sang con thuyền lưỡi liềm, thì Đại đởm thập tam kiệt được lệnh Vũ Uy vương âm thầm theo dõi trong bóng tối, đề phòng rất cẩn thận rồi.

Linh Anh hỏi Thúy Hồng:

– Em nghe nói chị là một ca nhi nức danh Kinh bắc. Không biết chị học võ với ai mà khinh công đến trình độ em chưa từng thấy qua. Lúc chị xung sát, em thấy chị chỉ xử dụng những chiêu số rất tầm thường của phái Sài sơn, nhưng nhờ công lực thâm hậu, nên khi kiếm của chị chạm vào vũ khí bọn Mông cổ, thì vũ khí của chúng bị văng ra xa.

Thúy Hồng đã học được 24 pháp của Mật tông. Nàng vận khí nhìn mọi người, thấy trong tâm họ đều thắc mắc. Cao Mang thì:

“Con bé xinh đẹp này chỉ mới học được mấy cái múa. Nhưng nội công thì thâm hậu vô cùng”.  

Địa Lô thì nghĩ:

“ Con bé này học đâu được Thiền công giống Thiền công Tây tạng”.   

Nàng trả lời:

– Đúng như anh Cao Mang nghĩ, em chỉ mới học được mấy đòn căn bản và ba bài quyền của phái Sài sơn. Còn anh Địa Lô đoán em học Thiền công giống Thiền công Tây tạng quả không sai. Đó là Mật công chính tông của Tây tạng.

Địa Lô, Cao Mang giật mình, vì Thúy Hồng đọc được ý nghĩ mình.

Cao Mang nói với Dã Tượng, Địa Lô:

– Anh cả, chú năm. Em thấy từ khi đến Chiêu thông tới giờ Thúy Hường có những thay đổi rất lạ lùng, rất mau. Trước hết là phong thái, trước kia thì phong thái của một ca nhi, đằm thắm, dịu dàng, toát ra nét thanh tao của một giai nhân. Bây giờ thì gương mặt phong quang rạng rỡ, mắt chiếu ra tia sáng ngời, tóc óng mượt, da mịn màng, dáng đi nhẹ nhàng như lướt trên đất. Nhìn chung thì Thúy Hồng mất hết những nét thế tục của một ca nhi, một hoa khôi, mà tư thái hơi giống một Quán thế âm Bồ tát.

Cả đoàn kéo về tiếp thu Văn sơn. Khi đoàn người đổ đèo vào thung lũng Văn sơn thì Thúy Hồng chỉ về phía trước reo lên:

– Dã Tượng, anh coi kìa!

Nhìn theo tay Thúy Hồng, Dã Tượng thấy xa xa cờ Đại Việt la liệt trên các cây cao. Dã Tượng hỏi đại sư Huệ Đăng:

– Phải chăng đại sư đã kinh lý Văn sơn?

– Không, bần tăng chưa chiếm được Văn sơn.

Khâu bắc ngũ hổ tướng chia nhau, Lý Đại, Lý Anh, Lý Hùng theo Dã Tượng tiếp thu Văn sơn. Còn Lý Hào, Lý Kiệt đem quân Khâu bắc trở về nơi đồn trú.

Đoàn người sắp tới châu Văn sơn thì thấy binh sĩ hiệu Tinh cương đóng thành hai ba khu khác nhau. Vương phi Vũ Uy cùng bốn nàng Thanh Nga, Thúy Nga, Thúy Trang, Hồng Nga đều mặc võ phục, cỡi ngựa.

Thanh Nga thấy Dã Tượng, thì không tự chủ được, nàng thúc ngựa tới cạnh chàng. Nàng định lên tiếng, nói ra nỗi nhớ nhung sau thời gian dài xa cách, nhưng trước mặt nhiều người, nàng gọi:

– Anh! Anh! Em…

Dã Tượng đâu phải là gỗ, chàng nhìn Thanh Nga với tất cả thương yêu:

– Cô em tiên nữ. Em mặc võ phục đẹp quá!

Vương phi hỏi:

– Cháu, sao tới chậm vậy?

Dã Tượng kinh ngạc hỏi:

– Thì ra chú thím.

Dã Tượng mừng rỡ: khi cháu thấy quân Văn sơn, Khâu bắc dàn ra đánh nhau. Quân Khâu bắc có Ngưu binh yểm trợ, cháu chỉ đoán rằng Khu mật viện Bắc cương gửi Ngưu binh sang trợ chiến thôi. Nào ngờ…

Vương phi mỉm cười:

– Chú thím đang trên đường đi Côn minh, thì nhận được tin tức của cháu, nên quay trở về. Trên đường đi chú điều đạo Tinh cương, Đại đởm thập tam kiệt tại Bắc cương lên đóng sát biên giới đề phòng biến cố. Khi chú biết tên Lý Long Vân trốn về Văn sơn đem quân tái chiếm Khâu bắc, chú điều đội kị mã Long biên với Ngưu binh chặn đường rút lui của Mông cổ. Còn hiệu Tinh cương tiến vào giải phóng Văn sơn.

Vương phi thấy ba trong Thiên trường ngũ ưng thì mừng lắm:

– Ba cháu vào mau, vương gia đang chờ các cháu.

Tuy chỉ làm chúa hai châu Văn sơn, Khâu bắc, nhưng tổ tiên bọn họ Thân trải qua năm đời cai trị, nên tài vật súc tích. Họ xây dựng cung điện nguy nga giống như Hoàng thành Thăng long: cung Long thụy, Long an, điện Giảng võ, Khu mật viện.

Vương phi Ý Ninh chỉ Khu mật viện:

– Vũ Uy vương đang chờ các vị trong đó.

Vũ Uy vương đứng dậy chắp tay chào đại sư Huệ Đăng:

– A di đà Phật. Đệ tử Trần Nhật Huy xin ra mắt đại sư.

– Không dám! Bần tăng từ vạn dặm xa xôi, đã từng được nghe danh tiếng của đại vương như sấm động bên tai. Hôm nay được bái kiến thực vinh hạnh vô cùng.

Vương hướng Như Lan:

– Quận chúa! Hai chục vạn dân hai châu Văn sơn, Khâu bắc được thấy ánh sáng mặt trời một phần lớn do công lao của quận chúa. Quận chúa là hiện thân của công chúa Bình Dương, Kim Thành, Trường Ninh, Thiên Ninh, Đoan Nghi.

– Đa tạ vương gia quá khen. Hằng ngày phụï vương luôn nhắc nhở chúng tôi rằng tuy sống cách biệt với đất nước, tuy thành danh nơi quê người, nhưng không bao giờ được quên mình là giòng giống Tiên Rồng.

Dã Tượng trình bầy tất cả những diễn biến tứ khi tuân chỉ Vũ Uy vương lên đường đi sứ: nào là gặp Tô Lịch thất tiên bị tên Trịnh Ngọc tuân lệnh Ngột Lương Hợp Thai giải đi cống cho Hốt Tất Liệt. Nào là gặp Hoa sơn ngũ hiệp giải cứu Thất tiên. Nào là cuộc họp với Vương Kiên: Đại Việt sẽ trao hơn nghìn cao thủ Trung nguyên về với Tống, để họ chống Mông cổ bảo vệ quê hương. Nào là Đại Việt huấn luyện, trang bị Hoa kiều thành một hiệu binh, tương lai sẽ trở về nước chiến đấu. Nào là đại sư Huệ Đăng, quận chúa Lý Như Lan chiêu mộ Khâu bắc ngũ hổ bỏ Lý Long Vân về với triều đình. Nào là kiềm chế Lý Long Vân. Nào là gặp Mộ Hợp Mễ An Hat San. Cuối cùng là giải phóng dân chúng hai châu Khâu bắc và Văn sơn.

Vũ Uy vương mỉm cười:

– Thế bọn Hat San với Tô Lịch thất tiên đâu?

Dã Tượng lột mũ chịu tội:

– Cháu sơ ý, thành ra y trốn mất.

Vương ban chỉ:

– Chúng ta ra sân.

Sân Khu mật viện khá lớn. Trước sân trái, Long Vân cùng cả triều đình của y bị trói ngồi cúi gầm mặt xuống. Bên phải bọn Hát San cùng Tô Lịch thất tiên cũng bị trói.

Dã Tượng kinh ngạc:

– Ai đã bắt bọn này?

Vũ Uy vương chỉ Đại đởm Thập tam kiệt:

– Còn ai vào đấy nữa?

Thúy Hồng thấy trong đám người bị trói có cả sư A Hàm La, nàng đến trước Vũ Uy vương, vương phi quỳ gối rập đầu binh binh tay chỉ vào sư:

– Vương gia! Vị này là một đại hòa thượng người Tây tạng. Tây tạng bị Mông cổ chiếm, ngài có hạnh nguyện sang phương Đông hoằng dương đạo pháp, nên đi nhờ thuyền của bọn Hat San. Ngài là sư phụ của Thúy Hồng. Vương gia không nên hành tội ngài.

Vũ Uy vương phi đỡ Thúy Hồng dậy. Còn vương thân cởi trói cho sư, tay chắp:

– A Di đà Phật. Chúng tôi đều là Phật tử. Duyên may đại sư giá lâm Đại Việt. Chúng tôi kính thỉnh đại sư về Thăng long thuyết pháp.

Đại sư Huệ Đăng đến trước sư A Hàm La hành lễ. Vương đưa mắt cho Thúy Hồng mời sư vào điện Kinh dương, cử người phục thị.

Vương hỏi Đại đởm thượng tướng quân Nguyễn Thiên Sanh:

– Tướng quân bắt bọn này như thế nào?

Nguyễn Thiên Sanh cáo với vương:

“ Khi Dã Tượng, Địa Lô, Cao Mang, Thúy Hồng lên khỏi con thuyền. Nàng Thanh Hoa gọi Hát San hạ lệnh: 
– Chúng nó đi hết rồi. Đạo sư mau cho thuyền nhổ neo trở lại Kim sa giang, chúng ta đi Độ khẩu gấp. Chúng quay trở lại có đuổi theo chúng ta cũng không kịp. 
Hat San hô thủy thủ dương buồm, người người ngồi vào mái chèo, chèo khẩn cấp. Thuyền đi nhanh vùn vụt. Được khoảng 10 dặm thì thấy một đoàn kị mã 13 người phi ngược chiều từ phía thượng lưu. Phía hạ lưu, một đoàn trâu đang lồng đuổi theo, trên lưng mỗi trâu là một thiếu nữ, lưng đeo đoản đao.   
Đoàn 13 kị mã đều dương cung, buông tên. Các dây buồm bị đứt hết. Thuyền quay ngang. Mũi ủi vào bờ.  
Nữ tướng trâu hỏi người chỉ huy 13 kị mã: 
– Anh Sanh! Anh hay thực.  
Mười ba kị mã bỏ ngựa nhảy xuống thuyền. Bọn thủy thủ chưa kịp phản ứng thì đã bị kiềm chế.  
Hat San hỏi: 
– Các người là kị binh nào? Kị binh Tống, hay Mông cổ? 
Người cầm đầu kị mã quát: 
– Mộ Hợp Mễ An Hat San. Người từng ở Đại Việt, chắc người có nghe danh Đại đởm thập tam kiệt chứ? 
Hat San tỉnh ngộ: 
– Thì ra tướng quân là Nguyễn Thiên Sanh đấy! 
– Đúng vậy. 
– Tướng quân ơi! Xin tướng quân tha cho bọn tôi. Tôi sẽ tạ tướng quân một ngàn lượng vàng. 
Tên Trịnh Long thấy Nguyễn Thiên Sanh mải nói, y rút dao đâm vào lưng Sanh. Nhưng Sanh mặc áo giáp, dao đâm trúng lưng kêu lên một tiếng chát. Sanh giật mình tung vào ngực y một cước. Tên Trịnh Long bay ra xa, quằn quại mấy cái rồi nằm im. Tên Trịnh Ngọc chạy lại đỡ con dậy, thì chỉ còn thấy mắt tên Trịnh Long trợn ngược. Ngực bị trấn động. Mụ Mỹ Liên tu lên khóc: 
– Oái con ơi! Con chết thảm thế này đây. 
Thiên Sanh thấy tên Long mắt mở thao láo thì cười: 
– Nó chưa chết đâu. 
Mụ rút kiếm lao tới tấn công Thiên Sanh trả thù cho con. Nhưng mụ bị các dũng sĩ Đại đởm bao vây, chỉ ba hiệp mụ bi bắt sống. 
Thiên Sanh ra lệnh khám thuyền, trói Hat San cùng thuyền phu lại, dẫn giải lên bờ. Một dũng sĩ Đại đởm hỏi: 
– Anh Sanh, trong thuyền còn 7 cô gái, các cô xưng là vương phi, là đại phu nhân Đại Việt. Bọn em không dám lùa các cô ra. Xin anh phát lạc. 
– Lùa lên bờ như bọn thuyền phu. 
Ngay từ tuổi 15, nổi tiếng tài sắc nhất Thăng long, Tô Lịch thất tiên luôn nhận được người đời chiều chuộng, trân trọng. Mấy năm sau, các nàng tổ chức tuyển phu, chỉ một sáng một chiều, trở thành vương phi, đại phu nhân, luôn được người xung quanh kính trọng, hầu hạ. Ngay cả lúc bị Mông cổ bắt, cũng vẫn được nâng niu. 
Đây là lần đầu tiên các nàng bị đối xử bằng vũ lực. Vốn hách dịch đã quen, các nàng uất ức khóc rấm rức. Hồng Hoa hỏi Nguyễn Thiên Sanh: 
– Người có phải là Đại đởm thượng tướng quân không?   
– Đúng vậy. 
– Tướng quân có phải là người dưới quyền của Vũ kị thượng tướng quân không? 
– Đúng vậy. 
– Tướng quân có biết tôi là phu nhân của Vũ kị thượng tướng quân Lý Tùng Bách không? 
– Biết! Biết từ mấy năm trước rồi. 
– Tôi hỏi tướng quân: tôi phạm tội gì mà tướng quân lùa tôi như lùa vịt thế này? 
Nói rồi Hồng Hoa chỉ từng người trong Thất tiên giới thiệu với Thiên Sanh. Thiên Sanh đưa mắt hỏi Lê Linh Anh: 
– Hĩm Còi! Anh là đàn ông thô lỗ. Em giải quyết vụ này dùm anh. 
Linh Anh mỉm cười: 
– Để đấy cho em. 
Nàng hất hàm chỉ Hồng Hoa ra lệnh: 
– Đúng ra thì chúng ta chỉ lùa các người như lùa vịt thôi. Nhưng mụ này hách dịch quá, ta phải áp dụng quân luật. Trói mụ lại. 
Nữ Ngưu binh trói Hồng Hoa. 
Hồng Hoa hỏi: 
– Ta phạm tội gì mà bọn mục đồng các người trói ta? 
– Tội nằm ngửa, dâng trôn cho quốc tặc. 
Linh Anh chỉ Hoàng Hoa, Thanh Hoa hỏi: 
– Hai mụ này là ai? 
Hai nàng Hoàng, Thanh Hoa tưởng Linh Anh cũng dễ bắt nạt như Thiên Sanh, nàng hách dịch: 
– Là phu nhân của Vũ sơn hầu Tạ Quốc Ninh và Tham tri bộ Lễ Chu Bác Lãm. 
Linh Anh ra lệnh. 
– Trói. 
Hai nữ Ngưu binh túm lấy Hoàng, Thanh Hoa, bẻ quặt tay ra sau trói lại. Tiếp tục, Linh Anh ra lệnh trói tất cả Thất tiên.   
Thanh Hoa nổi giận: 
– Bọn mục đồng thô lỗ kia. So với phu quân của chúng ta, bọn mi chỉ là tiểu tốt, nhỏ như con kiến, chưa đáng giặt váy cho bọn ta. Thế mà bọn bay dám trói ta ư? Được chúng ta sẽ nói với phu quân chúng ta chặt những cái đầu rẻ như củ chuối của các người, ném xuống sông cho cá rỉa. 
Linh Anh điểm mặt mặt các tiên: 
– Các mụ tự thị làm chủ tấm nhan sắc nghiêng nước ư? Các mụ tự thị cầm ca nhất Đại Việt ư? Những cái đó chỉ có giá trị với đàn ông đa tình. Còn đối với bọn mục đồng như chúng ta, chúng ta biết các mụ là bọn chuyên nằm ngửa, bán trôn cho thiên hạ mà thôi. Bây giờ chúng ta đang đuổi giặc, bắt được các mụ đang chạy trốn với giặc, chúng ta không chặt đầu là may rồi. 
Vẫn chưa hả giận, Linh Anh tiếp 
– Các mụ tự thị là phu nhân của thân vương, đại tướng quân, hầu tước, rồi lên mặt hách dịch với bọn mục đồng này ư? Ta hỏi các người câu này nhé: các người có biết rằng tướng ngoài mặt trận được toàn quyền xử tử tội nhân không? Các người có biết ta là Ngưu tướng không? 
Thanh Hoa vẫn không chịu thua: 
– Bọn mục đồng hôi thối kia! Các người có gan thì giết chúng ta đi. 
Linh Anh rút con dao đeo ngang hông: 
– Được, đễ quá! Con Hĩm Còi này không giết các mụ đâu. Nó chỉ rạch trên mặt mỗi mụ hình con chó đang chổng mông ỉa, rồi bôi vôi lên cho thành sẹo. Bấy giờ các mụ sẽ ba phần giống người, bẩy phần giống quỷ. Sau đó nó đưa các mụ về Thăng long, dẫn đi khắp phố phường rao: ai coi Tô Lịch bẩy chó ỉa ra xem này. Dân chúng sẽ chỉ chỏ: Ôi trên đời sao lại có bẩy mụ chó ỉa thế kia. Liệu phu quân các người có còn sủng ái các mụ nữa không? 
Nói rồi Linh Anh sẽ đưa con dao quét qua má Thanh Hoa. Thanh Hoa rú lên kinh hoàng. Trong nhất thời bẩy nàng Tô Lịch tự nhủ: 
– Mình có đẹp là đẹp với bọn đàn ông. Chứ đối với bọn mục đồng này thì chúng chỉ biết xua trâu đánh giặc. Nhan sắc, cầm ca vô dụng với chúng. Thôi đành nín nhịn cho qua”.  

Bạch Hoa hỏi vương phi Ý Ninh:

– Tôi là vương phi của Nhân Huệ vương. Vương là nghĩa tử của Thượng hoàng, thì là em của vương gia. Chúng ta là chị em dâu. Tôi tuy là phận em, nhưng tôi lớn tuổi hơn vương phi. Thế mà vương phi để bọn đầu trâu mặt ngựa Nguyền Thiên Sanh làm nhục em dâu thế này đây! Luật lệ, quy củ của giòng họ Đông a là như thế sao?

Vương phi Ý Ninh biết rằng bẩy nàng Tô Lịch đã trải qua thời gian dài ở Quán văn. Cả bẩy từng tiếp xúc với đủ mọi loại người từ vương tôn, danh sĩ đến bọn du thủ du thực rồi mới lên ngôi phu nhân, vương phi. Dĩ chí các nàng cam tâm làm thê thiếp cho bọn tướng Mông cổ, thì mình khó mà đấu khẩu với họ. Phi nói nhỏ nhẹ:

– Em ơi! Chúng ta là chị em dâu, đó là tình nhà. Còn đây là chiến trường. Trên chiến trường thì quân luật phải được thi hành. Vũ Uy vương tuy là chúa tướng, nhưng không thể vì tình riêng mà dẵm lên phép nước. Em bị bắt khi cùng trốn chạy với giặc, thì thuộc thẩm quyền của Đại đởm thượng tướng quân Nguyễn Thiên Sanh và Đô thống Ngưu binh Lê Linh Anh. Chị vô thẩm quyền.

Khi vương phi Ý Ninh đối đáp với Bạch Hoa, thì Linh Anh đứng sau phi. Nàng cầm con dao nhỏ đưa qua, đưa lại trên má mình, miệng mỉm cười, ngụ ý: ta sẽ rạch mặt mấy mụ. Bẩy nàng tiên uất khí lên tận đỉnh đầu, nhưng tự biết hoàn cảnh không thể đem lý ra trong lúc này.

Vũ Uy vương truyền Thanh Nga, Thúy Trang cởi trói cho bẩy nàng Tô Lịch:

– Các vị là vương phi, là đại phu nhân. Các vị cần làm gương cho tướng sĩ, cho trăm họ. Bây giờ các vị phải chịu một cuộc thẩm vấn về những gì đã làm trong thời gian qua. Đô thống Lý Thúy Hồng và Lê Linh Anh sẽ chấp cung các vị.

Nghe Vũ Uy vương nói, Tô Lịch thất tiên tự biết sắc đẹp, ca hát vô ích trong trường hợp này. Bẩy nàng ngoan ngoãn theo Thúy Hồng, Linh Anh.

Vũ Uy vương nói với Hat San:

– Đạo sư! Tội trạng của đạo sư chưa rõ ràng. Xin đạo sư hãy trả lời với Đô thống Cao Mang và Công chúa Lý Như Lan. Dù sao cũng còn quốc pháp. Đạo sư đừng lo sợ bị oan uổng.

Vương nói với Lý Long Vân và triều đình của y:

– Tội ác tổ tiên bẩy đời của họ Thân quá rõ ràng. Mấy hôm trước chính Thái tử đã công bố việc hai châu sát nhập vào cương thổ Đại Viêt. Triều đình ban chỉ ân xá cho Thái tử và 7 đời tổ tiên. Thế mà Thái tử còn trốn về Văn sơn điều quân làm phản. Quân hai châu chết có đến hơn trăm. Cô gia giao các người cho quận chúa Lý Như Lan với Tướng quân Dã Tượng chấp cung. Tội trạng nặng nhẹ thế nào đã có luật pháp định.

Sau hơn một tháng, các cuộc thẩm cung hoàn tất. Vũ Uy vương gửi tấu chương về Thăng long, xin chỉ dụ của triều đình. Phải hai tháng sau, các bản án mới được Thượng hoàng duyệt. Sứ giả là Thượng thư Tả thừa Lê Phụ Trần, mang chiếu tưởng thưởng cho tướng sĩ, cùng bản án các tội phạm.

Lễ nghi tất.

Sứ giả đọc chiếu chỉ của Thiệu long hoàng đế.

Trước hết triều đình ban chỉ phủ tuất gia đình những người tử trận trong cuộc nội chiến Khâu bắc, Văn sơn.

Truyền khu đất giữa Bắc cương với Văn sơn nằm trong vùng tam biên Đại Việt, Đại lý, Tống trước thuộc Đại lý dân chúng hỗn hợp gốc tộc Thái, Việt, Hán, được thành lập một châu mới tên Chiêu dương. Châu Chiêu dương, Khâu bắc, Văn sơn sát nhập vào cương thổ Bắc cương, thành Trấn Văn Bắc thuộc lãnh địa trấn nhậm của Vũ Uy vương,  
Truyền lập đền thờ vua Hùng, vua An Dương, vua Trưng, Tám vua triều Lý tại mỗi châu. 
Truyền ân xá cho tất cả những người từng nghe lời dụ dỗ, lừa dối của phỉ đồ họ Thân trốn khỏi Đại Việt. Những người này muốn ở lại hay về cố hương tùy ý. Tài sản tại cố hương trước bị tịch thu, nay được trả về. Truyền ân xá cho những người phạm thường tội dưới thời họ Thân dù thành án hay chưa. 
Truyền tha thuế cho ba châu trong vòng một năm. Truyền phá rừng khai năm con lộ lớn từ Bắc cương sang ba châu mới. Hàng hóa, gia súc, nông phẩm, kim khí giữa Bắc cương với ba châu tự do mua bán. Truyền Bộ lễ, bộ Binh khẩn thành lập học chế văn võ cho ba châu. 
Quân đội tại ba châu được tổ chức thành một Hiệu, mang tên hiệu Văn bắc. Đặt trực thuộc tòa Tổng trấn Bắc cương. Hiệu Văn bắc gồm: ba Quân mang tên Khâu bắc, Văn sơn, Chiêu dương (mỗi Quân có ba Vệ bộ binh, một vệ kị binh, 1 vệ ngưu binh, 1 vệ Thần nỏ, 1 lượng Đại đởm). Binh bộ Đại Việt sẽ huấn luyện trang bị cho Hiệu Văn bắc. 
Mỗi châu tùy địa lý, sắc dân sẽ chia ra làm làng, xã, tổng. Tổng trấn Bắc cương Vũ Uy vương sẽ bổ nhiệm mỗi châu một châu trưởng. Bổ nhiệm một Tuyên vũ sứ cho Trấn Văn Bắc. Các quan lại cũ tùy theo tài năng, vẫn được trọng dụng. 
Bất cứ hoàng thân, tướng sĩ, văn võ quan lại nào phân biệt đối xử với dân chúng trong ba châu đều bị cách chức, phạt trượng từ 10 đến 100. Phạt tiền từ một quan đến 100 lượng vàng. 

Căn cứ vào chỉ dụ của triều đình, Vũ Uy vương cùng vương phi cân nhắc, bàn đi tính lại với Dã Tượng, Địa Lô rồi bổ nhiệm cho Hà Bổng, người đã có công đầu cùng vương phá Mông cổ mấy năm trước vào chức Tuyên vũ sứ trấn Văn Bắc kiêm châu trưởng châu Văn sơn. Hà Đặc, em Hà Bổng vào chức châu trưởng Khâu Bắc. Người em thứ nhì của Hà Bổng là Hà Chương làm châu trưởng châu Chiêu dương.

Sau đó sứ giả tuyên chiếu thăng thưởng cho những người có công:

Vũ Uy vương

Chức tước cũ là:

Thái tử thiếu bảo,

Đồng bình chương sự,
Phụ quốc thượng tướng quân,
Tước Vũ Uy vương, trao cho trấn ngự Bắc cương.

Nay đổi thành:

Thái tử thái bảo,

Đồng bình chương sự,
Võ hiển đại học sĩ,
Bắc cương Tiết độ sứ,
Trấn Bắc đại tướng quân,
Tước Vũ Uy vương.
Trấn ngự Bắc cương.
Sát nhập Chiêu dương, Khâu bắc, Văn sơn vào Bắc cương.

Vương phi Ý Ninh, được gia phong: Thạc hòa, Minh đức, Trang duệ, Vũ thắng công chúa.

Đại đởm thượng tướng quân Nguyễn Thiên Sanh thăng lên Đại tướng quân.

Tước An xuyên bá thăng lên An xuyên hầu.

Các Đại đởm dũng sĩ thăng lên cấp Vệ úy.

Trần Quốc Kinh (Dã Tượng) mới được thăng hàm Tả thiên ngưu vệ thượng tướng quân. Nay giữ nguyên. Ban cho tước Khâu bắc bá, hưởng lộc châu này.

Nguyễn Địa Lô, được thăng lên Văn bác thượng tướng quân, tước Văn sơn Nam. Aên lộc châu Văn sơn.

Cao Mang, được thăng lên Chiêu võ thượng tướng quân, tước Chiêu dương Nam. Aên lộc châu Chiêu dương.

Lý Như Lan, được phong Quang minh, Trang liệt, Hồng anh công chúa.

Lê Linh Anh (Hĩm Còi) được thăng lên giữ chức Phó thống lĩnh Ngưu binh, tước Nghi tàm quận chúa.

Lý Thúy Hồng, thăng hàm Đô thống, tước Trang văn, Hồng hạnh Dương xá Quận chúa. Cha mẹ có công nuôi dạy con thành người của Xã tắc, được ban cho 15 mẫu ruộng nhất đẳng điền. Hàm Tam tư.

Đại sư Huệ Đăng được phong:

Thông huyền, Đại hạnh Quốc Sư,

Kính thỉnh đi khắp nơi hoằng dương đạo pháp Đức Thế Tôn.

Sau phần thăng thưởng tới phần xử phạt.

“ Xử tội Lý Long Vân và chân tay ác độc của y gồm 18 tên: Thân Long Vân cùng toàn gia bị xử trảm. Tài sản xung vào công khố. Chân tay, bộ hạ y chỉ bị xử trảm. Còn gia thuộc được ân xá. Tài sản vẫn được giữ nguyên. Án thi hành ngay trong ngày”.  

Về vụ xử bọn Hat San, Thất tiên, triều đình lấy lý rằng hai vụ án này có quá nhiều uẩn khúc, vì vậy ủy cho Tòa Tổng trấn Bắc cương cử thành phần xét xử tại chỗ. Bản án sẽ tấu về triều sau khi thi hành.

Trước hết xử vụ Hat San. Vũ Uy vương nại lý do Hat San là một đạo sư nên cử:

Chánh thẩm: Đại sư Huệ Đăng.

Hai Phụ thẩm: Vương phi Ý Ninh đại diện tòa Tổng trấn Bắc cương. Một trong Ngũ hổ tướng Khâu bắc Lý Đại, coi như đại diện cho dân chúng Khâu bắc, Văn sơn, Chiêu dương.

Công tố: Tả thiên ngưu vệ thượng tướng quân, Khâu bắc bá, Trần Quốc Kinh (Dã Tượng)

Chấp cung: Chiêu võ thượng tướng quân Cao Mang, tước Chiêu dương Nam. Quang minh, Trang liệt, Hồng anh công chúa Lý Như Lan.

Cuộc sử sẽ diễn ra công khai, dân chúng được vào xem.

Chấp cung, công chúa Lý Như Lan trình bầy:

“ Trên con thuyền lưỡi liềm có tất cả 51 người. Thì một là đại sư A Hàm La chỉ là người tỵ nạn, đáp thuyền từ Tây tạng sang Đông phương hoằng dương đạo đức Thế tôn. Xin tòa chuẩn cho hạnh nguyện của Đại sư. Còn 50 người thì trong đó có Hat San với ba người nữa là đạo sĩ Hồi giáo làm Tế tác cho Mông cổ. Còn lại 17 người đều là nhân viên Tế tác. Mười chín phu gốc người Tây tạng, Đại lý, Hán là người làm công, vô tội”.

Sau khi thẩm vấn các chính phạm, tất cả đều khai giống nhau:

“Mộ Hợp Mễ An Hat San gốc người Hồ ở Tây vực. Con trai thứ ba của đạo sĩ tổng giáo phận miền nam Hồi quốc. Đi tu từ nhỏ. Năm 14 theo luật Hồi giáo được kế tục cha làm Tổng sư giáo phận. Cưới 5 vợ. Năm 20 tuổi tổ chức 10 thương đoàn buôn bán khắp vùng Tây vực, tới Chiêm thành, Chân lạp, Đại Việt, Trung nguyên, Đại lý, Tây tạng. Cơ sở tại Thăng long rất lớn, có tới 50 người phục vụ. Là một thương gia ngoan, nộp thuế đầy đủ. Chưa từng phạm tội. Khi thân vương Mông cổ Tốc Bất Đài tuân chỉ Thành Cát Tư Hãn đánh chiếm Hồi quốc, lập thành một nước trong Kim trướng. Tốc Bất Đài thấy phạm vi giao thương của Hat San quá lớn, thì để cho tồn tại với ba điều kiện:   
– Một là biến cơ sở tại chính quốc thành một tổ chức Tế tác của Mông cổ.  
– Hai là tất cả các thương đoàn đều phải nhận một hay hai người của Tế tác.  
– Ba là mỗi cơ sở ngoại quốc, đều phải thu dụng ít nhất một hay hai người của Tế tác. Dù thương đoàn, dù cơ sở ở đâu cũng phải thu lượm tin tức về vua chúa, tổ chức đồn trú quân đội, đời sống dân chúng, gửi về chính quốc cho Mông cổ. 
Vì vậy cơ sở tại Thăng long thu dụng tới ba đạo sư và mười bẩy nhân viên Tế tác Mông cổ. Muốn có tin tức, Hat San bỏ tiền ra nay đãi tiệc, mai tặng quà cho các thân vương, hoàng tộc, tướng sĩ, quan lại. Vì vậy Hat San được tiếng là người hiền lành, hào phóng nhất Đại Việt. 
Từ niên hiệu Thiên ứng chính bình thứ 6 (1237), sau khi nhà vua tuyển ca nhi Mai Đông Hoa vào cung, khắp nước rộ lên phong trào mở Quán văn. Các kĩ viện là nơi bán dâm, đều nhận được lệnh Phủ thừa Thăng long phải đóng cửa. Kĩ nữ bán dâm bị cấm tuyệt. Các Quán văn trở thành nơi ngâm thơ, bình phú, luận văn. Thân vương, văn quan, võ tướng, phú gia đều tụ về đây hưởng cái thú thanh nhã. Những cô gái ca hát không phải là gái bán dâm, mà là những ca nhi ngâm thơ, bình phú, đọc sách. Hay những tiểu thư khuê các mượn Quán văn tuyển phu. 
Hat San thấy muốn có tin tức quan trọng phải thâm nhập vào các Quán văn. Y bỏ tiền ra đến nghe hát thường trực. Mỗi khi cùng bạn hữu ăn xong, y đều kiếm cớ thưởng tiền cho tiểu bảo, đầu bếp thực hậu. Ca nhi nào y cũng trân trọng tặng tiền, vàng, bạc. Các ca nhi xinh đẹp, bằng mọi giá, mọi cách y mua thân thể cho được. Khi các cô tay đã nhúng chàm, y mới dạy cách sưu tầm tin tức từ những thân vương, đại thần võ tướng. Mỗi khi nhận được tin quan trọng, y thưởng cho các cô những món tiền lớn. Tại Quán văn Tô Lịch, y phải mất cả nghìn vàng mới mua chuộc được Tô Lịch thất tiên. Cả bẩy cô đều thất thân với y bằng những nén vàng, chuỗi ngọc. 
Hồi Tô Lịch thất tiên treo bảng tuyển phu, không những y không cản mà còn khuyến khích. Khi các cô trở thành vương phi, phu nhân; y mới đe dọa: phải tiếp tục cung cấp tin tức cho y, nếu không cái án bán dâm lộ ra, không bị voi dầy ngựa xé thì cũng mất địa vị vương phi, phu nhân. Còn như tiếp tục, thì còn được thưởng vàng, bạc, châu báu. 
Thế là y ra vào vương phủ, dinh thự dưới cái vỏ ngoài thương gia dâng tặng vải vóc, lụa là, thực vật thời trân. Tin tức gì của triều đình y cũng biết. Y âm thầm chuyển cho Mông cổ. 
Khi Thất tiên được Hoa sơn ngũ hiệp cứu ra đưa đi Bồ lăng là lúc y đang từ Kinh châu vào Thục. Con trai, con dâu, cháu nội y báo cho biết sự tình: nếu không cứu được Thất tiên thì cả ba sẽ bị chém đầu, các cơ sở thương mại của y tại Trung quốc sẽ không thể hoạt động được nữa. Vì vậy y phải dùng con thuyền lưỡi liềm theo sát con thuyền của Dã Tượng. Khiếp sợ trước võ công, mưu trí của Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô, y ra lệnh cho Hồng Hoa đánh thuốc độc hai người, và thuyền phu. Chỉ chừa lại Lý Thúy Hường vì là người có nhan sắc diễm lệ, cầm ca tuyệt đỉnh. Nhưng không hiểu sao, Hồng Hoa đã bỏ thuốc độc vào nước uống cũng như thực phẩm mà không ai chết”. 

Công tố Khâu Bắc bá Dã Tượng đứng lên chỉ vào mặt các chính phạm:

– Thưa quý tòa, những người này đều phạm tội đại hình. Cầm đầu là bốn giáo sĩ Hồi giáo. Tín đồ Hồi giáo tin rằng thế giới chúng ta sống do một vị Thượng đế quyền năng tối cao cai trị, họ gọi là A La. Kinh Cổ lăng của Hồi giáo rất huyền diệu, dạy con người sống theo đạo đức, không thua gì Phật giáo, Khổng giáo. Nhưng bọn giáo sĩ lợi dụng tín đồ tuân phục, bắt họ làm những điều ác độc. Cái ác độc nhất là bắt bắt giáo chúng làm Tế tác cho Mông cổ. Các đạo sư này đi khắp nơi, đội lốt đi rao giảng đạo, để rồi khi bị bắt lại hô hào giáo chúng chịu chết dưới danh nghĩa tử đạo.

Hôm nay, những người này thành tội phạm của Đại Việt. Phạm nhân được phân ra:

 

Chính phạm:

– Mộ Hợp Mễ An Hat San (Mohamed Al Hassan) 55 tuổi, trưởng giáo Hồi giáo, đại thương gia. Trưởng Tế tác Mông cổ Đại Việt.
– Mộ Hợp Mễ An Ac Linh (Mohamed Al Arlinh), 45 tuổi, phó trưởng giáo Hồi giáo, phó trưởng Tế tác Mông cổ Đại Việt.
– Cổ Mễ Linh (Komeini), 41 tuổi, đạo sĩ Hồi giáo, trưởng Tế tác Mông cổ vùng Thăng long.
– Sa Đa Hac San (Sadat Hassan), 37 tuổi, đạo sĩ Hồi giáo, trưởng Tế tác Mông cổ vùng Đại lý.

 

17 người Hồi Tế tác.

– Trịnh Ngọc 35 tuổi, vô nghệ.
– Ngu Mỹ Liên, kĩ nữ, vợ Trịnh Ngọc.
– Con Trịnh Ngọc là Trịnh Long 17 tuổi, vô nghệ.

Tất cả can phạm 10 tội quy định trong bộ Hình thư. Trong đó 3 tội thuộc loại Thập ác phải chịu án lăng trì. 5 tội phải chém ngang lưng, 2 tội bị chặt tay. Riêng Mỹ Liên bị cho voi dầy.

Tòng phạm:

19 phu người Tây tạng, Đại lý, Hán. Chỉ vì nghèo khó mà phải tha phương cầu thực. Xin được ân xá cho về cố lý.

Đại sư Huệ Đăng lấy ý kiến của hai phụ thẩm rồi tuyên án:

“ Xét bản cung từ thì 19 phu người Tây tạng, Đại lý, Hán, vì miếng cơm manh áo mà làm công cho Hat San nghĩ cũng đáng thương. Tất cả đều vô tội. Tòa truyền ân xá. Tuyên vũ sứ Khâu bắc trích vàng ngọc trên con thuyền lưỡi liềm cho mỗi người một trăm lượng bạc làm tiền lộ phí về nguyên quán. Còn như ai muốn ở lại Đại Việt, cũng được ban cho làm người Việt”. 

19 phu hướng về Thăng long lạy tạ hoàng ân. Thanh Nga dẫn cả 19 người ra ngoài.

Sư Huệ Đăng tuyên án:

“ Tòa y đề nghị của công tố, tất cả chánh phạm đều bị xử lăng trì. Tuy nhiên Đại Việt hoàng đế mới lên ngôi, cho cải tội danh thành trảm. Duy Mỹ Liên cho voi dầy. Bản án thi hành ngay ngày mai”. 

Nghe tuyên án, Cổ Mễ Linh nhìn tất cả tử tội rồi nói lớn bằng tiếng Hồi. Địa Lô dịch lại:

– Chúng tao là con cháu A La, chúng tao phải theo Mông cổ chỉ vì muốn đi truyền giáo. Chúng mày cứ giết chúng tao đi, chúng tao sẽ được lên Thiên đàng.

Thị vệ quát:

– Trước tòa, các người không được nói lời vô lễ.

Vương phi Ý Ninh xua tay cho Thị vệ:

– Trước tòa, các can phạm được tự do phát bểu ý kiến. Nhược bằng can phạm vô lễ, tòa sẽ căn cứ vào hành vi vô lễ mà xử trị. Không nên ngăn cấm người ta nói. 

Cổ Mễ Linh quay lại nói với đám người Hồi:

– Các con ơi! Các con thực là may mắn được tử đạo. Các con sẽ được lên Thiên đàng. Nào chúng ta hãy đọc kinh cầu xin A La chứng giám cho.

Nói dứt y xướng lên trước, tất cả đám người Hồi đọc theo. Trên cao từ Hat San cho tới các can phạm Hồi, mặt người nào cũng hớn hở, tươi tỉnh tỏ ra sảng khoái vô cùng. Không một người nào kinh sợ.

Tên Trịnh Ngọc tu lên khóc:

– Cha ơi con không muốn chết.

Cổ Mễ Linh nạt:

– Thằng hèn mạt kia! Mi từ chối lên Thiên đàng sao?

Vương phi Ý Ninh hỏi:

– Có ai chống án không?

Gã Trịnh Ngọc với vợ dơ tay xin chống án.

Chiều hôm ấy Vũ Uy vương họp tất cả mọi người, bàn phương cách đối phó với bọn Hồi. Vương nói:

– Đám người Hồi này thực là những trang nam nhi can đảm. Họ lại có đức tin vào A La của họ. Họ sẵn sàng chịu chết,  cũng như chúng ta thà chết chứ không đầu hàng giặc. Chúng ta phải làm gì?

Địa Lô xuất ra trong bọc một tập sách:

– Trong khi khám xét con thuyền lưỡi liềm, thần lượm được tập sách này. Đây là kinh Cổ lăng (Coran) dịch sang Hán văn dùng để giảng đạo cho người Hán. Suốt mấy hôm nay thần đọc rất kỹ, thấy đạo lý của Hồi giáo rất cao siêu, có nhiều điều giống Phật giáo, Khổng giáo. Sách dạy giáo chúng tuân theo đạo đức của A La. Đạo đức không thua gì Phật, Khổng nữa. Tiếc rằng đám giáo sĩ này đi theo Mông cổ, rồi nhân danh A La bắt đệ tử đi vào đường tà.

Vương phi Ý Ninh đề nghị:

– Cháu cố tìm ra cách nào khuất phục đám này, hơn là giết họ. Ta phải chứng tỏ cho họ rằng quốc giáo Đại Việt là Phật giáo. Nhưng chủ đạo của tộc Việt là: tất cả tôn giáo có truyền thống đạo đức đều được truyền bá. Nguyên thủy chúng ta lấy tôn thờ anh hùng dân tộc, thờ kính tổ tiên, ông bà làm chủ đạo. Sau này Phật giáo truyền vào, chúng ta mở rộng cửa đón đạo vàng của đức Thế tôn. Bây giờ chúng ta cũng sẵn sàng đón rước anh linh đức A La và chư thánh Hồi giáo. Nhưng dù tăng, dù ni, dù đạo sĩ đều phải tôn trọng luật nước. Kẻ nào phạm pháp đều bị xử tội.

– Cháu tìm ra rồi, nhưng hơi bá đạo một chút.

– Cháu thử nói xem!

– Người theo đạo Hồi có đức tin mãnh liệt vô cùng. Khi họ được tử vì đạo thì linh hồn sẽ được lên Thiên đàng với đấng A La, thoát khỏi vòng sinh tử, sống lâu bằng trời đất. Họ sẽ được A La thưởng cho 72 mỹ nữ hầu hạ. A La của họ giống như Ngọc Hoàng thượng đế của ta. Nhưng nếu khi chết mà thân thể của họ bị dính máu heo (lợn) thì không được lên Thiên đàng nữa.

Vương phi Ý Ninh bật cười:

– Thím hiểu rồi. Vậy ta ủy việc này cho Đại đởm đại tướng quân An xuyên hầu Nguyễn Thiên Sanh thi hành bản án. Mục đích khuất phục họ hơn là phải giết họ, ta giữ họ lại, dùng họ làm lợi cho ta.

Vũ Uy vương từng chỉ huy Đại đởm đại tướng quân An xuyên hầu Nguyễn Thiên Sanh một thời gian lâu. Vương biết hầu can đảm có dư, tài năng ít ai bằng. Nhưng hầu ít mưu kế. Nên vương cho mời hầu với Địa Lô vào trướng, nói rõ chủ ý của vương: muốn khuất phục bọn Hồi, để biến họ từ người của Mông cổ thành người của mình. Quả nhiên vị tướng này rất thích thú với nhiệm vụ của mình, nhưng mưu kế thì ông không có. Địa Lô thì mưu kế có thừa. Thế là hai người bàn bạc suốt đêm.

Hôm sau, giờ mão, Nguyễn Thiên Sanh vào nhà giam nói với tất cả 21 tử tội Hồi:

– Các người sắp bị chém đầu. Tôi được chỉ định làm giám trảm. Các người được thong thả ra pháp trường, không bị trói.

Đám Hồi thản nhiên:

– Tướng quân cứ chém. Chúng tôi không sợ chết đâu.

– Mỗi ngày tôi xử tử một người. Tôi rất khâm phục lòng can đảm của các người. Bây giờ tôi để các người được tự do ra ngoài tắm rửa, cầu nguyện. Đến giờ Mùi (13-15 giờ ngày nay) các người cùng rút thăm. Ai trúng sẽ được tử đạo ngày hôm nay.

Đám người Hồ vui vẻ kéo nhau ra suối tắm rửa. Buổi trưa họ được ăn một bữa cơm thịnh soạn có thịt cừu, thịt gà. Đến giờ mùi, An xuyên hầu Nguyễn Thiên Sanh sai Đại đởm thập tam kiệt điệu tất cả 21 người ra một bãi đất gần khu nghĩa địa. Có một cái hố đã đào sẵn rất sâu.

Đạo sĩ Cổ Mễ Linh tuy trẻ tuổi, nhưng là người có địa vị cao nhất. Y đứng lên tảng đá giảng đạo. Nội dung y khích lệ giáo chúng rằng sắp được tử đạo.

« Sau khi bị hành hình, linh hồn sẽ lên thẳng Thiên đàng. Thiên đàng là nơi có trăm vạn hoa thơm cỏ lạ, hằng triệu muông thú xinh đẹp. Con người sống tại Thiên đàng không bao giờ bệnh tật. Tại Thiên đàng, con gái sẽ trẻ mãi không già và xinh đẹp vô cùng. Ai tử đạo đều trở thành thánh, được A La thưởng cho 72 cô gái Hu-mi đẹp như hoa nở »  

Giảng xong y hô giáo chúng quỳ xuống làm lễ. Lễ mấy trăm lần rồi y đứng dậy nói với Nguyễn Thiên Sanh:

– Tướng quân muốn chém ai trước xin ra tay.

Thiên Sanh gọi Thúy Trang:

– Em cho họ rút thăm.

Thúy Trang bưng ra cái hộp, nàng nói, Địa Lô dịch sang tiếng Hồi:

– Các vị con cháu của A La nghe đây: trong hộp có 21 cái thăm. Chỉ một cái vẽ hình giáo chủ Mộ Hợp Mễ. Còn lại là 20 thăm trắng. Ai rút trúng thăm có hình giáo chủ sẽ thụ hình ngày hôm nay. Ai trúng thăm trắng chờ ngày mai rút tiếp.

Nói xong nàng đưa rổ cho từng người rút. Sau khi người cuối cùng rút, nàng hô lớn:

– Mở thăm.

Một viên Tế tác tên Mộ Hợp Mễ An Sa Phi (Mohamed Al Safy) reo lớn:

– Tôi được lên Thiên đàng hôm nay.

Y đưa thăm có vẽ hình thánh Mộ Hợp Mễ cung cung kính kính ngang đầu. Mặt y hiện ra vẻ hớn hở tươi cười. Thiên Sanh điểm huyệt y, rồi để trước hố. Địa Lô đọc bản án bằng tiếng Việt lẫn tiếng Hồi. Mộ Hợp Mễ An Sa Phi reo mừng:

– A La! Con sắp được bệ kiến ngài.

Nhưng đao phủ chưa xuống tay. Có hai Đại đởm dắt một con lợn ỉn ra. Con lợn đen thui, béo đến đi không nổi. Đám tử tội mở to mắt nhìn, họ tự hỏi: bọn Đại đởm sắp làm gì đây? Tại sao lại đem con vật dơ bẩn ra làm gì? Con lợn bị đẩy đến trước cái hố.

Thiên Sanh hô lớn:

– Chém.

Môt Đại đởm vung đao lên, đầu con lợn ỉn đứt ngọt, rơi xuống, máu từ cổ lợn phun khắp hố. Một người khác vung chân đá, thân con lợn ỉn văng xuống theo. Lại Đại đởm khác múa đao đưa một nhát, đầu Mộ Hợp Mễ An Sa Phi đứt lìa rơi xuống hố đầy máu heo (lợn). Đao phủ có chân đá một cái, thân hình y cũng rơi xuống. Có bốn Đại đởm xúc đất lấp lại.

Biến cố đột ngột, Đại đởm hành sự quá mau, khiến đám Hồi không kịp lên tiếng. Bây giờ chúng mới hò hét phản đối.

Nguyễn Thiên Sanh hú lên ba tiếng:

– Các người đừng vội la hét. Hãy đợi một lát rồi la hét cũng chưa muộn.

Lại hai Đại đởm dắt ra hai con lợn ỉn thực lớn. Hầu chỉ hai con lợn nói:

– Ngày mai tôi sẽ cho mổ bụng hai con lợn này ra, lấy bộ lòng băm nhỏ, trộn với huyết. Người nào rút thăm có hình tiên tri Mộ Hợp Mễ, thì bị chặt làm hai, tẩm cơ thể bằng huyết lợn, lòng băm; sau đó nhét xác vào bụng lợn, rồi đem chôn sống.

Hầu hú lên một tiếng, hai Đại đởm dắt ra hai con hổ. Hầu chỉ vào hổ nói:

– Ngày kia ai rút thăm được thọ hình, thì xác sẽ bị băm nát ra với một con lợn, rồi đem hai ông kễnh này xơi.

Đám tử tội Hồi mặt nhìn mặt kinh hãi, nói không lên lời.

Địa Lô nói lớn:

– Này các tử tội nghe đây! Nếu các người chịu khuất phục, thì sẽ được ân xá. Bằng không các người sẽ bị Đại đởm đại tướng quân xử tội cùng với lợn thì đừng hy vọng gì lên Thiên đàng.

Đại đởm thập tam kiệt lùa đám tử tội vào ngôi nhà giam như cũ. Địa Lô núp ở ngoài, ghé mắt nhìn vào trong. Đám người Hồi ngồi thành hàng ngay ngắn. Bốn giáo sĩ ngồi đối diện với 16 giáo chúng. Đạo sĩ Cổ Mễ Linh thở dài hỏi Hat San:

– Cái tên sứt môi là ai? Tại sao y lại hành sự lạ lùng như vậy?

An Hat San lắc đầu:

– Đó là tên tướng can đảm hung dữ vô cùng. Từ tướng tới quân Mông cổ nghe danh y đều kinh hãi.

Một giáo chúng nói:

– Đạo sư ơi! Làm sao bây giờ? Chúng con sẵn sàng tử đạo. Nhưng tử đạo mà bị chôn với heo thì linh hồn đời đời kiếp kiếp bị sa Địa ngục. Chúng con tử đạo hóa ra vô ích.
Hat San đề nghị:

– Hay chúng ta gặp Vũ Uy vương, xin đới tội lập công. Tội gì chúng ta phải trung thành với Mông cổ, để chết rồi bị chôn với heo?

Cổ Mễ Linh nhìn đám giáo chúng:

– Các người hãy yên tâm. Sáng mai ta sẽ giải quyết vụ này. Các người sẽ không bị chôn với heo đâu mà sợ.

Đến đó một Đại đởm vào nói:

– Kính mời bốn vị đạo sư sang nghỉ tại phòng khác.

Bốn đạo sư bị giam riêng. Trong phòng giam có bốn cái giường cho bốn đạo sĩ. Một cái bàn lớn, có bốn cái ghế.

Suốt ngày hôm đó đám đạo sĩ không được cho ăn, cũng không được cho uống. Cả ngày hôm sau, họ cũng không được ăn uống gì. Cả bốn người đói quá, chân tay run lẩy bẩy. Buổi chiều Nguyễn Thiên Sanh tới. Hầu hỏi:

– Các đạo sư! Thế nào? Sức khỏe có tốt không?

Hat San nói với Nguyễn Thiên Sanh:

– Chúng tôi đói quá rồi, xin tướng quân cho chúng tôi ăn.

– Yên tâm.

Hầu chỉ ghế:

– Mời các đạo sư ngồi, tôi mời các vị xơi một bữa cơm. Ngày mai không chừng các vị rút thăm trúng, sẽ bị chém đầu chôn với heo.

Đầu bếp bưng món ăn vào. Địa Lô giới thiệu:

– Trong mâm này có bốn món ăn tuyệt ngon của Đại Việt đãi các vị trước khi lên Thiên đàng. Đĩa thứ nhất là đầu heo luộc, chấm với mắm tôm chanh. Đĩa thứ nhì là chả quế, dĩ nhiên bằng thịt heo. Đĩa thứ ba là thịt heo kho Tầu với trứng vịt. Bát thứ tư là canh lòng heo nấu miến. Mời quý vị xơi.

Đám đạo sư hét lên:

– Cho tôi ăn cái gì cũng được. Chúng tôi không ăn thịt heo.

– Thịt heo là món ăn trân quý của người Việt. Chúng tôi trọng các vị, mới mời ăn, sao các vị chê?

Nói rồi hầu cầm đũa gắp một miến thịt kho tầu ăn ngon lành.

– Ngon lắm mời các vị xơi đi.

Nói rồi hầu cùng mọi người ra khỏi phòng. Cửa khóa lại.

Hôm sau khi mặt trời đã lên cao, Thập tam Đại đởm đến nhà tù lùa 19 tử tội Hồi hột ra nghĩa địa. Địa Lô thấy trong phòng giam bốn đạo sĩ, ba đĩa thịt luộc, chả quế, thịt kho Tầu, cũng như bát miến đều hết sạch.

Hat San nói:

– Đại tướng quân! Đại tướng quân cho chúng tôi yết kiến Vũ Uy vương. Chúng tôi chịu khuất phục, chúng tôi xin làm tai mắt cho Đại Việt.

– Yết kiến gì? Khi tòa đã tuyên án thì không thể có cái vụ xử lại. Toà nhân danh Đại Việt hoàng đế thì Vũ Uy vương không thể và không có quyền phá án. Mau ra nghĩa địa, chôn vào bụng heo!

Cổ Mễ Linh hô:

– Các con cháu A La cùng ngồi xuống. Chúng ta ôm lấy nhau, thì không ai có thể kéo chúng ta ra hố chôn với heo.

Nguyễn Thiên Sanh cười nhạt:

– À, bọn bay thi gan với ta hẳn? Bọn đầu trộm đuôi cướp đứng đầu Đại Việt ta còn trị được huống hồ chúng bay. Ta mà thua chúng bay thì ta sẽ chui qua háng tụi bay. Đem ra cho ta một con lợn ỉn.

Một con lợn ỉn được dẫn ra. Hầu chỉ con lợn nói lớn. Địa Lô dịch lại:

– Các dũng sĩ Hồi nghe đây! Các người là con yêu của A La. Các ngươi tôn thờ A La từ nhỏ. Nếu sau này các ngươi chết sẽ được lên Thiên đàng. Nhưng các người mê muội nghe theo mấy tên đạo sĩ hôi thối, bỏ quê hương ra đi để làm Tế tác cho Mông cổ. Mấy tên đạo sĩ này phục thị cho Mông cổ để được buôn bán, làm giầu, nuôi cho thân béo mập, mỗi đứa có tới 5 con vợ. Trong khi các người chỉ được nuôi đủ ăn. Bây giờ phải tội chết thì các người bị chôn với heo, đời đời kiếp kiếp ở địa ngục. Có đúng thế không?

Đầu bếp lại bưng ra một mâm để trước mặt đám tử tội. Hát San nhận thấy trong mâm có đủ bốn món ăn như hôm qua. Y đưa mắt nhìn ba đạo sĩ đồng bọn như ngụ ý nói: không xong rồi.

Địa Lô chỉ mâm thịt hỏi bốn đạo sĩ:

– Hôm qua chúng tôi đã đãi bốn vị một mâm như thế này có phải thế không? Bốn vị đã ăn thịt heo, không những ăn mà còn ăn nhiều. Vậy các vị nghĩ sao?

Một giáo chúng hỏi:

– Các đạo sư ăn thịt heo ư? Nếu vậy thì các vị không còn tư cách làm thầy chúng tôi nữa.

Đạo sư Sa Đa Hut San cãi:

– Nói láo, chúng ta không hề ăn thịt heo bao giờ!

Thiên Sanh nổi cơn điên, nắm áo nhắc Hut San lên:

– Được, tao sẽ mổ bụng mày ra cho mọi người xem. Nếu trong bụng mày không có thịt heo, thì tao sẽ tự mổ bụng tao. Còn như trong bụng mày có thịt heo, thì tao chôn mày với heo.

Quả nhiên Sa Đa Hut San lắp bắp:

– Có! Có.

– Có gì?

– Đêm qua, quả bốn chúng tôi có ăn những món thịt heo như trong các mâm kia.

Đám tử tội la hét:

– Các người không thể xưng là đạo sư nữa! Người hèn hạ. Các người đánh lừa chúng ta.

Đến đó Vũ Uy vương xuất hiện. Vương nói với Nguyễn Thiên Sanh:

– An xuyên hầu. Xin hãy ngừng tay. Đạo sư Sa Đat Hut San đã hối hận. Hãy để cho cô gia giải quyết vụ này.

Vương cung kính mời tất cả các tử tội Hồi hột vào Khu mật viện Văn sơn.

Khi bọn Hồi hột đi rồi, Địa Lô nhìn Đại đởm thập tam kiệt cùng cười rú lên:

– Thành công!

Thiên Sanh nắm tay Địa Lô:

– Chú em! Hồi đầu chú em bảo sao anh làm vậy. Không ngờ kết quả lại đẹp thế.

Trong đại sảnh Khu mật viện Văn sơn, Vũ Uy vương, vương phi, Dã Tượng, Cao Mang, Địa Lô ngồi chủ vị tiếp bốn đạo sư Hồi giáo cùng 16 giáo chúng. Các đạo sư đều đã ở Đại Việt lâu năm, nên không cần thông dịch.

Vũ Uy vương mở đầu:

– Các vị đạo sư. Cô gia mời các vị vào đây là mời những người con của A La, là mời những đệ tử của thánh Mộ Hợp Mễ. Đại Việt kính trọng đấng A La, hâm mộ đạo đức của thánh Mộ Hợp Mễ. Vì vậy ngay khi các vị tới truyền giáo, triều đình để quý vị được tư do.

Đứng trước án tử hình, bị chôn với heo, bốn đạo sư kinh hoàng như như sét đánh ngang đầu. Bây giờ được Vũ Uy vương tiếp đãi bằng lời lẽ ôn nhu, ngọt ngào. Cả bốn cùng nhìn nhau với vẻ hân hoan, tự hỏi: bọn Việt định làm trò gì đây?

Hat San chắp tay:

– Đa tạ Hoàng đế, đa tạ vương gia.

– Cô gia hiểu, đất nước các vị bị Mông cổ chiếm đóng, rồi áp chế các vị phải làm Tế tác cho họ. Vì mạng sống của gia đình, của mình, vì sự tồn tại của cơ sở thương mại, mà các vị phải bỏ cái địa vị đạo sư cao quý, làm gian tế cho họ. Việc bị lộ, các vị bị tòa án kết tội tử hình. Thực đáng tiếc. Các vị định sao?

Sa Đa Hút San:

– Chúng tôi mười phần chết, mà được vương gia đối xử thế này, thì vương gia dạy chúng tôi phải làm bất cứ điều gì để chuộc tội, chúng tôi cũng làm.

Văn sơn Nam Địa Lô đem ra tấm bản đồ:

– Đây là Đại Việt. Từ Đại Việt sang Hồi quốc phải đi qua Đại lý, Tứ xuyên. Dường như đã lâu, các vị chưa về quê hương. Các vị cũng không biết rõ tình hình Mông cổ thì phải.

Nam trình bầy tình hình phân hóa của Mông cổ chia làm ba bốn khu. Vùng Hồi quốc hiện thuộc Kim trướng, ở về phương tây, gần như biệt lập với chính quốc của Mông Ca. Còn chính quốc thì Mông Ca với Hốt Tất Liệt đang giằng co, chưa biết thắng bại về ai.

Vũ Uy vương kết luận:

– Các vị làm Tế tác cho Mông cổ là Mông cổ Kim trướng. Các vị cứ tiếp tục. Chúng tôi sẽ giúp các vị lấy tin tức của Mông cổ Hốt Tất Liệt giúp quý vị. Chúng tôi giúp các vị qua lại, buôn bán trong vùng Tây tạng, Địa lý, Trung nguyên. Các vị sẽ thu lượm tin tức của Hốt Tất Liệt cho chúng tôi. Khi các vị làm việc cho Đại Việt, các vị được Đại Việt bảo vệ tính mạng, tài sản. Án tử hình của các vị hủy bỏ kể từ lúc này.

Cả bốn đạo sư Hồi hột cùng thụp xuống tạ ơn Vũ Uy vương.

Ngay chiều hôm sau, vương phi tổ chức một buổi họp gồm tất cả văn võ bá quan, để nghe đạo sư Sa Đat Hut San giảng về nguồn gốc Hồi giáo, kinh Cổ lăng, đạo đức ý nghĩa của tháng chay Ra ma đăng. Bẩy nàng Tô Lịch cũng được mời tham dự. Các nàng vò đầu bứt trán cũng không hiểu tại sao đám người Hồi đang từ tử tội, lại biến thành khách quý, được tôn trọng.

Sau buổi thuyết giảng, nhóm Hồi hột được cho nhà ở, được cấp lương thực, được tự do đi lại trong khu vực Văn sơn.

Hơn tháng sau, tòa xử Tô Lịch thất tiên.

Chánh thẩm: Vương phi Ý Ninh. Tước phong Thạc hòa, Minh đức, Trang duệ, Vũ thắng công chúa.

Phụ thẩm: Lý Như Lan tước phong Quang minh, Trang liệt, Hồng anh công chúa, và đô thống Lê Linh Anh tước phong Nghi tàm quận chúa.

Chấp cung: Trang văn, Hồng hạnh, Dương xá quận chúa Lý Thúy Hồng.

Công tố: Văn bác thượng tướng quân, Văn sơn Nam Nguyễn Địa Lô.

Tòa vừa tuyên bố khai mạc, thì Bạch Hoa lên tiếng hỏi vương phi Ý Ninh:

– Theo luật Đại Việt khi xử một người có chức quyền, thì chánh thẩm phải là người có hàm cao hơn phạm nhân một bậc. Trong Thất tiên, thì tôi là vương phi, ba người là vợ hầu tước, hai người là vợ của Chưởng môn, phó Chưởng môn một võ phái. Chánh thẩm Ý Ninh chỉ ngang hàng với tôi, vì tôi là vương phi Nhân Huệ vương. Ý Ninh không thể ngồi xử tôi. Tôi không chấp nhận phiên tòa này.

Quận chúa Lý Thúy Hồng trả lời:

– Này bị cáo. Bị cáo chỉ là một thứ thiếp của Nhân Huệ vương. Bị cáo chưa được triều đình phong cho hàm phẩm gì, sao có thể so sánh với vương phi Ý Ninh. Vương phi từng xung tên đụt pháo, lăn mình vào giữa trận tiền, rồi được phong hàm Hồng đức, Vũ thắng, Trang duệ công chúa. Mới đây lập đại công, được thăng lên Thạc hòa, Minh đức, Trang duệ, Vũ thắng công chúa. Như vậy hàm phẩm của chánh thẩm cao hơn bị cáo nhiều.

Bạch Hoa vẫn cãi cố:

– Dù Ý Ninh được phong hàm, phẩm gì chăng nữa cũng vẫn là chị em dâu với tôi. Hơn nữa năm nay Ý Ninh mới 21 tuổi, còn tôi đã 24 tuổi.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-61)


<