Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Anh hùng Đông A gươm thiêng Hàm Tử - Hồi 56

Anh hùng Đông A gươm thiêng Hàm Tử
Trọn bộ 61 hồi
Hồi 56: Quần Hồng Che Chở Đấng Trừ Quân
4.20
(5 lượt)


Hồi (1-61)

Thúy Hồng làm bộ mở to mắt hỏi Thoát Hoan:

– Thưa vương gia, phải chăng ông này là một tướng của Nguyên?

Thoát Hoan từng đấu khẩu nhiều lần với công chúa An Tư, y không lạ gì miệng lưỡi những cô nữ tướng Đại Việt. Y mỉm cười:

– Người này không phải tướng của cô gia. Y là An Nam quốc vương Trần Ích Tắc đấy!

– Vương gia khéo đùa thì thôi. Tôi nghe Hưng Hiếu vương Quốc Uy nói: Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc là người bác học, đa năng, Tổng trấn Thăng long đã tuẫn quốc rồi. Người này chắc là hồn ma của tên mãi quốc cầu vinh, bội cha, phản anh, thân làm chó săn cho giặc, giả xưng là vương đấy.

Thoát Hoan biết Ích Tắc đang ở thế yếu, muôn nghìn lần không thể đấu khẩu với Thúy Hồng. Y hỏi:

– Không biết công chúa điện hạ giá lâm có việc chi vậy?

– Vương gia ơi, chẳng có gì quan trọng cả. Vợ chồng tôi đánh úp Chi lăng, bắt được một số tù binh, họ xưng là vương phi, là phu nhân của các tướng Nguyên. Chư tướng của hiệu binh Văn bắc đều là Hoa kiều, người Tống. Họ muốn giết hết các phu nhân để trả thù cho hoàng đế Tường Hưng cùng 20 vạn quân dân bị giết ở Nhai sơn. Nhưng tôi là đệ tử bồ tát A Hàm La. Chồng tôi là đệ tử của bồ tát Tuệ Trung. Chúng tôi nghĩ: giết người là chư tướng, chứ vợ họ không làm gì nên tội. Vì vậy chúng tôi đem xe chở tất cả các phu nhân, của cải về đây trao cho vương gia.

Đến đó thị nữ dẫn một số đàn bà vào: vợ của Thoát Hoan là Ngọc Trí, vợ của Lý Hằng là Ngọc Quốc, vợ A Lý Hải Nha, vợ của Lý Quán… hơn 20. Vừa thấy chồng, tất cả òa lên khóc. Vợ A Lý Hải Nha mếu máo:

– Tướng công ơi! Nếu không có công chúa Thúy Hồng che chở thì chúng tôi đã bị băm nát thây rồi.

Thóat Hoan lệnh cho Thị nữ dẫn đám đàn bà rời khỏi điện. Thúy Hồng thấy phía sau chỗ soái vị có bàn thờ, khói hương nghi ngút, nhìn thấy bài vị thờ công chúa An Tư, nàng nháy Ngọc Trí, Ngọc Quốc rồi nói:

– Công chúa An Tư là con cùa Tuyên cao thái phi. Mà phi là sư mẫu của chúng ta. Chúng ta nên lễ công chúa cho phải đạo.

Không coi Thoát Hoan cùng chư tướng Nguyên ra gì, Thúy Hồng sai tỳ nữ ra ngoài mang vào cây nhị, cái trống mảnh, ống tiêu. Thuý Hồng kéo nhị, Ngọc Quốc thổi tiêu, Ngọc Trí đánh trống mảnh. Thúy Hồng hát theo điệu Thập ân:

Đồng tiền bằng bạc,

thích bốn chữ vàng,
Công anh gắn bó với nàng bấy lâu.
Bây giờ hồn nơi đâu?
Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng.
Năm trăm anh hóa cho nàng,
Còn năm trăm nữa giải oan lời thề.
Chim khuyên đậu núi non kề,
Khóc thương, thương khóc, gửi về cõi âm.
Đêm đêm anh ngắm sông Ngân,
Khóc rồi, lại khóc, tủi thân lệ nhòa.
Nếu như hồn ở không xa,
Hồn cho anh biết, anh về thắp hương.
Hồn nghe tiếng khấn tỏ tường,
Thì hồn trở lại lấy vàng mà tiêu.

Thúy Hồng vừa dứt thì Ngọc Trí hát theo điệu hát Xẩm. Giọng hát hai nàng nức nở, ai oán, khiến Thoát Hoan động mối thương tâm, nước mắt dàn dụa. Y hỏi Thúy Hồng:

– Công chúa điện hạ. Cô gia xin gửi lời cảm tạ đến Khâu bắc đình hầu đã mở lòng từ bi, cứu vương phi của tôi và chư tướng.

Thúy Hồng cười:

– Vương gia ơi, năm mươi vạn quân của vương gia như hùm, như hổ kéo sang Đại Việt, hiện đã hao hụt mất 20 vạn. Bây giờ phía Nam, cánh quân của Toa Đô đang lâm đường cùng. Hậu cứ bên Chiêm bị phá tan. Hoan châu, Ái châu, Trường yên bị chiếm. Y bị vây ở Ái châu. Phía Tây, đường từ Vân nam tới Gia lâm bị chốt ở Thảo lâm, Bình lệ nguyên (Bạch hạc), Cụ bản, Phù lỗ. Phía Bắc, các ải ở biên giới khóa chặt. Đường từ Gia lâm đi Kiếp bạc tuy còn. Nhưng đường từ Kiếp bạc đi Chi lăng, đường Chi lăng về Lạng sơn bị chốt. Các đồn trên sông Hồng bị nhổ hết. Vương gia còn hy vọng gì? Vương gia có biết không? Hai tướng trẻ là Hoài Nhân vương, Hoài văn hầu đã đến Chi lăng xin chồng tôi dậy cho thuật ném đá. Hai tướng đe dọa sẽ phục dọc đường chờ vương gia đi qua, để ném đá như chồng tôi đã ném đá giết Mông ca đấy. Cả ba hẹn sẽ ném vương gia với tên gian vương Ích Tắc một trăm tảng đá đấy.

Thúy Hồng rời điện Giảng võ rồi, Thoát Hoan hỏi Ngọc Trí:

– Tình hình Minh Lý Tích Ban chỉ huy thiên phu hộ tống gia thuộc bọn hàng thần ra sao?

Ngọc Trí nói:

– Vì trong đoàn hàng thần, gia thuộc hầu hết là hoàng tộc Trần triều. Thượng hoàng của triều Trần, chủ trương nhẹ tay với thân tộc. Nên các tướng Địa Lô, Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh không người nào dám lĩnh nhiệm vụ truy đuổi chúng. Vì lỡ giết chúng e Thượng hoàng không bằng lòng. Cần có một tướng được Thượng hoàng sủng ái, mới dám thẳng tay. Hưng Đạo vương quyết định sai Hoài Nhân vương đem hiệu binh Tứ thần truy sát. Hoài Nhân vương là người trí dũng tuyệt vời, mưu trí không biết đâu mà lường, được Thượng hoàng yêu thương, được hoàng thượng sủng ái, được cả Khâm Từ hoàng hậu nể vì. Ngặt vì vương phi là công chúa Câu-thi Lị-ha-thân Bài-ma-la (Sri Harivarman Nang Tiên) Nang Tiên. Lúc nào vương phi cũng sát cánh bên cạnh vương. Công chúa cực ghét bọn gian thần tặc tử. Đúng ra đoàn hộ tống tới Kinh bắc, vương tung quân, chỉ một trận là diệt tuyệt. Nhưng đêm đầu vương cho một sư reo hò đánh vào khu đóng trại của hàng thần Minh thành hầu Trần Thế Hiệp. Bọn hàng thần cùng gia thuộc thấy kỳ hiệu của Hoài Nhân vương thì như chuột thấy mèo, như gà thấy cáo. Suốt đêm không ai ngủ được. Hiệp bị bắt. Hoài Nhân vương trói y trước mặt gia thuộc, rồi sai nhét cứt chó vào miệng.

Lý Quán hỏi:

– Thưa vương phi, thế Hoài Nhân có giết Trần Thế Hiệp không?

– Không, vương sai giải toàn bộ gia đình về Cố trạch. Ngày ngày đi nhặt phân trâu trên đường.

– Rồi sao?

– Hôm sau đoàn người lên đường, Hoài Nhân vương cho phục binh đánh bắt mấy chục xe đi đoạn hậu. Đây là đám gia thuộc của Minh Trí hầu Trần Cư. Hoài Nhân vương không đánh, không chửi Cư, vương phi Nang Tiên cấm binh tướng không cho bọn này ăn uống. Bọn chúng đói quá, dọc đường phải ăn xin dân chúng. Sau 3 ngày, vương sai giải về ấp Hàm tử của Hoài Văn hầu cho ông cụ Trung Thành vương xử. Trung thành vương bắt vợ chồng, gia thuộc của Cư chăn lợn. Trên ngực đeo tấm bảng có chữ “gian thần tặc tử, bán nước phản dân“. Tuy nhiên mấy đứa trẻ dưới 10 tuổi, vương sai vương phi Tháp Sát Nhi là Thánh mẫu Hồng Liên nuôi dạy.

– Rồi sao?

– Đoàn người tiếp tục đi, thần trí cực kỳ căng thẳng. Buổi trưa đoàn vừa nghỉ ăn cơm, Hoài Nhân vương lại cho một sư phục binh đánh. Nhưng không bắt người. Cả đoàn bỏ của cải, trâu bò, gia súc lại, chạy vắt giò lên cổ. Vừa hoàn hồn thì buổi chiều bị trúng phục binh của Dã Tượng. Đoàn hộ vệ liều chết mới vượt qua khu Chi lăng, ngủ đêm bên sườn núi. Vợ Dã Tượng là người nhân từ không cho bắn giết những người sống sót. Gần sáng lại trúng phục binh của tên Địa Lô. Cả đoàn người mệt nhừ, ngựa không còn sức cố lết trong đêm. Hôm sau đang đi lại bị trúng phục binh của Địa Lô. Địa Lô bắn một mũi tên trúng giữa mặt Chương hiến hầu Trần Quang Kiện. Kiện chết ngồi trên mình ngựa. Lê Tắc cướp được thây, chạy đến gò Ôn khâu mới chôn. Cả đoàn sang đến địa phận châu Tư minh, biết rằng thoát nạn, người người nhìn mặt nhau, nằm lăn ra ngủ.

Ngọc Trí thở dài:

– Các vương, hầu hàng ta thì được phong chức tước lớn. Nhưng họ không chu toàn cho vợ con. Đám gia thuộc của Trần Ích Tắc với ba hầu Trần Quang Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Hoãn trên 3 nghìn người, tới Ung châu chỉ còn không quá 100 người. Chỉ huy cuộc truy đuổi là Hoài Nhân vương. Nên vương ra lệnh cho đội cận vệ chỉ bắn giết gia thuộc hàng tướng, còn lại tha cho vợ, con, cháu của chúng. Nhưng những người sống sót thần trí như những kẻ điên: nói năng không còn mạch lạc, chân tay run rẩy, đi đứng không vững. Ngày đêm kêu gào thảm thiết, nói lảm nhảm. Sau này không còn làm được việc gì nữa!

Thoát Hoan sai người đưa vợ với Ngọc Quốc rời khỏi điện. Ngay chiều hôm đó Thúy Hồng, Trần Đại Như Vân theo đường hầm vào Hoàng thành gặp Ngọc Trí, Ngọc Quốc. Thúy Hồng nói:

– Từ hôm khám phá ra Trần Ích Tắc chính là tên gian vương Tròn, tất cả mọi liên lạc của Đại Việt bằng chim ưng đều ngừng lại. Vì bọn Trần Quang Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Hoãõn, Lê Tắc, đều biết chỉ huy chim ưng. Cho nên triều đình không liên lạc được với các em. Những chim ưng cũ đều bỏ. Hiệu binh Văn bắc phải huấn luyện những toán chim Ưng mới. Ký hiệu sai bảo chim ưng thay đổi hết. Hôm nay chị vào đây để dạy các em kỹ thuật mới chỉ huy chim Ưng.

Kỹ thuật dùng chim ưng chỉ có 20 động tác khác nhau, hai nàng Ngọc vốn thông minh, nên chỉ thoáng một cái đã xong. Như Vân nói:

– Các chị xa quê hương đã mấy năm, bây giờ mới được về Thăng long. Các chị xin với chồng cho về thăm nhà. Khu mật viện đã huấn luyện mấy nữ binh còn rất trẻ. Xinh đẹp. Địa Lô sẽ đem các nữ binh giả làm em, làm cháu họ của các chị. Khi gặp song thân các chị vờ xin song thân cho mấy cô bé này làm tỳ nữõ rồi mang theo để sai bảo.

Ngọc Trí cười:

– Phải cẩn thận, lỡ ra các cô ấy xinh đẹp, bọn tướng Mông cổ lại xin chúng tôi gả cho chúng thì nguy to.

– Không sao! Các cô ấy cũng được đào tạo thuật bắt nai, thuật chỉ huy huy chim ưng như các chị. Các cô ấy cũng biết nói tiếng Hán, tiếng Mông cổ. Nhưng không biết múa hát như các chị. Bản lĩnh võ công khá cao.

Tại thành Thăng long, Thoát Hoan hỏi Lưu Thế Anh:

– Thế tình hình các đồn trên sông Hồng ra sao?

– Suốt một giải sông Hồng, thần cho lập 15 đồn để khống chế đường thủy. Vì có sơ đồ phòng thủ các đồn, chỉ một đêm, Hưng Hiếu vương Quốc Uy đem hiệu binh Tả thánh dực, tràn ngập hết. Thế là đường thủy từ biển theo sông Hồng, bị chặn. Chỉ còn căn cứ A lỗ. Man Việt đã đánh ba lần đều thất bại.

Thoát Hoan ban chỉ:

– Đồn A lỗ là cuống họng của ta ra biển, là con sông huyết mạch của Giao chỉ. Vậy tướng quân khẩn ra giữ đồn này.

A Lý Hải Nha than:

– Ta đánh các chiến lũy Khâu ôn, Khâu cấp, Đại trợ, Khả lan vi, Chi lăng, Kiếp bạc, Tam lộ dễ dàng là nhờ An Nam quốc vương Trần Ích Tắc cung cấp sơ đồ phòng thủ của Man Việt. Bây giờ không biết bằng cách nào Hưng Đạo vương có sơ đồ phòng thủ các đồn của ta, trao cho Địa Lô với Quốc Uy, vì thế các đồn của ta bị mất dễ dàng.

Lý Hằng nói với Thoát Hoan:

– Vương gia! Trước đây, những lần kế hoạch, mật khẩu của ta bị lộ, vương gia nghe lời Trần Ích Tắc tố rằng vương phi Ngọc Trí với vợ tôi là Ngọc Quốc đã làm Tế tác cho An Nam. Vì vậy khi chiếm được Chi lăng, vương gia ban chỉ cho tướng sĩ để vợ con lại. Bây giờ vương phi với vợ tôi đều ở Chi lăng mà nảy ra cái việc có gian tế trộm kế hoạch, thì rõ ràng cái việc sao chép các sơ đồ đồn trú của ta, do người khác! Không do vương phi, không do vợ tôi!

A Lý Hải Nha tán đồng ý kiến Lý Hằng:

– Vương gia ơi! Con chim sắp chết, tiếng kêu bi thương. Con người ta sắp chết lời nói chắc lành. Lời công chúa An Tư trước lúc băng, khuyên vương gia không nên tin cái tên bội anh, phản cha Trần Ích Tắc, mà nghi ngờ người đầu gối tay ấp của mình.

Nghe A Lý Hải Nha nhục mạ, Ích Tắc xám mặt, nhưng vì xét phận mình là hàng thần lơ láo, y đành cúi mặt nuốt bồ hòn.

Lý Quán ngao ngán:

– Bây giờ phía Bắc ta bị chặn đường. Phía nam bị cắt. Ta lâm vào thế lửng lơ ở giữa. Ta chỉ có cách đánh cảm tử, khai thông đường từ Lạng sơn về đây, rồi gửi biểu vể triều xin viện binh.

Lý Hằng xua tay:

– Quân số của ta tuy hao hụt, nhưng vẫn còn dư sức đàn áp chúng. Ta không cần viện thêm. Chỉ cần 5 vạn binh, ta dư sức đuổi theo cha con Nhật Huyên. Còn viện binh, thì triều đình không còn quân mà viện cho ta.Vì phía Bắc, chính quốc Mông cổ đã bị Hoài Đô chiếm. Hoàng thượng phải phái Thái tử Chân Kim chinh tiễu. Còn Kinh hồ, Lưỡng quảng thì Cần vương Tống đang đánh phá các nơi. Có tin Trấn tây vương tức Vũ Uy vương Đại Việt, bỏ Hoa Thích Tử Mô về suất lĩnh lực lượng Cần vương Tống ở Kinh nam.

Trần Ích Tắc bị Lý Hằng xỉ mạ, vì là thứ hàng thần lơ láo, y cắn răng ngồi im. Bây giờ y mới phát biểu:

– Chúng ta còn đến 30 vạn binh. Ta cần viện là viện lương thảo. Tiểu vương đã ban chỉ cho các vùng ta chiếm phải nộp lương cho quân Thiên triều. Suốt tháng qua không có lương tiếp tế. Tiểu vương đã cung đốn đầy đủ, có thiếu đâu? Hiện kho dự trữ đủ lương dùng ít ra trong 10 ngày. Vấn đề lương không đáng lo. Ta cần triển khai quân về vùng Thiên trường bắt cho được cha con Nhật Huyên. Bọn Nhật Huyên bị bắt thì quân An Nam như rắn mất đầu, ta không sợ Hưng Đạo vương và 2 tên ôn con Hoài Nhân, Hoài Văn nữa. Ta bình An Nam không khó.

Lời góp ý của Trần Ích Tắc khiến bọn Thoát Hoan như mở mắt ra. A Lý Hải Nha ra lệnh:

– An Nam quốc vương hứa cung cấp lương thực thì ta yên tâm. Bây giờ ta cần làm bằng này việc. Thứ nhất la truy bắt cha con Nhật Huyên. Thứ nhì là tái chiếm các nhóm căn cứ chính. Nhóm căn cứ thứ nhất là Kiếp bạc, với Đông triều. Nhóm căn cứ thứ nhì là Chi lăng, Khâu ôn, Khâu cấp, Đại trợ, Khả lan vi. Nhóm căn cứ thứ ba là Thảo lâm, Bình lệ nguyên (Bạch hạc), Phù lỗã, Cụ bản. Nhóm căn cứ thứ tư là Tam lộ, các đồn dọc sông hồng.

Đúng lúc đó Hưng Đạo vương hội họp chư tướng tại Thiên trường. Chủ tọa là Thượng hoàng (Thánh tông). Lão tướng Trung Thành vương đã 90 tuổi, được mời ngồi bên cạnh Thương hoàng với Hưng Đạo vương.Vì cuộc họp tối mật trong lúc chiến tranh, nên mọi lễ nghi đều giản tiện. Mở đầu Thượng hoàng hỏi:

– Hưng Vũ vương hiện phụ trách Khu mật viện, vương hãy trình bầy tình hình địch.

Hưng Vũ vương Quốc Nghiễn (Hiện) chỉ Nguyễn Địa Lô:

– Trung lang tướng là Phó quản Khu mật viện trình bầy tổng quát.

Địa Lô đứng dậy:

– Hiện chúng ta đang ở vào tháng tư, khí hậu oi bức, mưa lớn, nước lụt khắp nơi. Quân Nguyên phần lớn gốc Mông cổ, sống ở Thảo nguyên, khô cằn lạnh lẽo. Bây giờ gặp khí hậu nóng bức, doanh trại ngập lụt, muỗi đốt, đỉa bám, lại thiếu ăn thì sức lực giảm phân nửa. Về lương thực cho cánh quân phía nam của Giảo Kỳ, Toa Đô thì đường tiếp tế từ các căn cứ đồn điền trên đất Chiêm đã bị Cao Mang phá nát. Cánh quân này sống bằng cách cướp bóc các làng. Nhưng các làng dấu hoặc đốt hết lương. Cánh quân Vân nam, bị chặn tiếp tế ở Bình lệ nguyên, Phù lỗ, Cụ bản; cánh quân chính từ bắc xuống bị chặn ở Chi lăng, Kiếp bạc. Lương thực trông vào Chiêu Quốc vương tiếm xưng hoàng đế ban chỉ thúc dân các vùng bị giặc chiếm nộp. Nhưng dân nộp không làm bao.

Hưng Vũ vương tiếp lời Địa Lô:

– Thần đã âm thầm ban chỉ cho các Đại tư: không nộp lương cho giặc, thì giặc tàn phá làng. Chi bằng cứ nộp, nhưng nộp lấy lệ. Khi có lệnh, thì trộn thuốc độc vào lương nộp cho giặc để chúng bị bệnh.

Thượng hoàng hỏi:

– Thuốc này có mùi vị e giặc biết thì hỏng hết.

Cống chúa Nang Tiên tâu:

– Trung lang tướng Địa Lô pha hương liệu vào thuốc, khi nấu cơm, hương liệu bốc mùi giống cơm tám. Thuốc này không giết chết ngươi, nhưng làm cho người ăn bị bải hoải chân tay, đi tiêu chảy. Hồi Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu trợ giúp thần đánh Mông cổ ở Chiêm đã dùng. Kết quả tuyệt hảo.

Hưng Đạo vương ban lệnh:

– Từ khi quân Nguyên nhập biên, chư tướng được lệnh chỉ đánh một hai trận rồi rút lui, ẩn trong dân để dưỡng sức. Bây giờ giặc vào sâu trong nước, phân tán khắp nơi, bị bệnh thời khí, bị bệnh do muỗi, do đỉa, chúng đói khát mệt mỏi lắm rồi.

Vương nói thực chậm:

– Ta cần đánh như sét nổ, đuổi chúng ra khỏi nước.

Chư tướng hân hoan không bút nào tả siết.

Trung Thành vương nhắc lại:

– Tiết chế ban lệnh đuổi chúng ra khỏi nước, chứ không tiêu diệt. Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang, tử trận hơn 10 vạn, chết bệnh hơn 10 vạn, còn 30 vạn. Ta không thể, không nên tiêu diệt 30 vạn quân này. Vì tiêu diệt 30 vạn giặc, ta cũng phải hao hụt 10 vạn là điều, không nên. Thói quen của Mông cổ là khi bị bại, họ sẽ dốc quân nghiêng nước trả thù. Những binh tướng bại trận sẽ ưu tiên được xử dụng. Bọn bại binh, bại tướng bị đuổi khỏi nước ta, khi trở lại thì chúng như con chim trúng tên, thấy cây cong thì sợ. Ta đánh dễ hơn. Nếu ta diệt hết, thì Nguyên sẽ đem những tướng, những binh, những quân khác sang, từ thể chất đến thần chí đều khỏe, ta khó mà thắng được.

Các tướng vỗ tay hoan hô lão tướng 90 tuổi kinh nghiệm nhiều không biết đâu mà lường.

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư tiếp lời Trung Thành vương:

– Tôi nhắc lại lời Tiết Chế: đuổi chúng chứ không phải diệt chúng. Tuy vậy ta cần giết mấy tên đại tướng của chúng, để những tên còn lại, hoặc những tên mới sang kinh sợ. Tôi đề nghị không nên giết Thoát Hoan, A Lý Hải Nha, Ô Mã Nhi, Giảo Kỳ, Đường Ngột Đải. Nhưng phải làm cho bọn chúng bở vía. Bọn còn lại, giết được tên nào hay tên ấy. Hôm trước Hoài Văn hầu đại náo lễ tấn phong Trần Ích Tắc không giết Thoát Hoan mà làm cho y kinh hoảngï. Cho đến hôm nay chân tay y còn run run, đêm ngủ nói mê, nói sảng.

– Sao vương biết.

Trần Đại Như Vân tâu:

– Thần với anh Toản, anh chị Hoài Nhân thường âm thầm đột nhập Hoàng thành. Chính mắt chúng thần thấy khi ăn, Thoát Hoan cầm đũa tay run run. Cung nữ phải đập đập tay vào vai, y mới gắp được thức ăn. Hôm qua gặp chú Khánh Dư, thần cáo với chú.

Suốt thời thơ ấu Như Vân ở Mông cổ, rồi Đại lý, vì vậy nàng không đủ ngôn từ cung đình. Nàng nói bằng ngôn từ bình dân, giọng lơ lớ. Thượng hoàng gật đầu tỏ ý thông cảm.

Hưng Đạo vương ban lệnh:

– Muốn làm cho Thoát Hoan kinh hoảng thì cần 6 tướng Dã Tượng, Địa Lô, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Kiện, Nguyễn Thiên Sanh xuất thủ. Khi y rút chạy, ta phục binh dọc đường, dùng tên, dùng máy bắn đá truy sát ngày đêm. Còn giết bọn Ô Mã Nhi, Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán thì phi Hưng Ninh vương với Hoài Văn hầu ra khó ai đủ bản lĩnh thắng chúng.

Hưng Nhượng vương bàn:

– Toàn thể võ quan triều Nguyên, có 5 võ tướng mà tài dùng binh như thần, võ công tuyệt đỉnh là Ô Mã Nhi, Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán, Đường Ngột Đải. Ô Mã tiếng Mông cổ nghĩa là đệ nhất dũng sĩ. Y từng đối chiêu với Dã Tượng. Xin anh cho biết về y!

– Lần đầu tiên tôi đối chưởng với y tại điện Quang minh. Chưởng của y bao gồm âm, dương, phong, lôi, thủy, hỏa thêm công lực cao thâm khôn lường. Tôi đã vận đủ mười thành công lực mà ngực muốn nổ tung ra. Lần thứ nhì tại trận Tứ xuyên. Sau 10 chiêu tôi bị bại, may nhờ vương phi Ý Ninh dùng Mê linh kiếm pháp mới trị được y. Bây giờ sau gần 20 năm, không biết võ công y ra sao.

Hưng Nhượng vương tiếp

– Nghe nói võ công 2 tên Ô Mã Nhi, Toa Đô ngang nhau. Còn 3 tên Lý Hằng, Đường Ngột Đải, Lý Quán thấp hơn một chút.

Vương nhìn Tuệ Trung bồ tát, thấy ông bác lắc đầu, vương tiếp:

– Nhưng Hưng Ninh vương là một bồ tát, đuổi giặc thì vương làm, còn giết thì khó mà vương chịu xuống tay. Chúng ta có bằng này người: Quốc Toản, Quốc Tảng, Thủy Tiên, Thúy Hồng đủ bản lĩnh trị Lý Hằng, Lý Quán, Đường Ngột Đải. Tên cần giết là Toa Đô. Vậy nên mở đường cho Toa Đô ra bắc, sai Quốc Toản giết y.

Hưng Đạo vương nói với Hưng Nhượng vương:

– Con cố xếp đặt kế hoạch để Quốc Toản giết Toa Đô. Còn Địa Lô xếp đặt để Hưng Nhượng vương, Thúy Hồng, Thủy Tiên giết Hằng, Quán, Đải.

Địa Lô tâu:

– Địa vị của Đường Ngột Đải tối quan trọng. Y là nhân vật thứ nhì của đạo binh đánh vào Hoan, Ái. Vợ của y là Lý Ngọc Cách, tước phong công chúa của Đại việt; Cách được chồng sủng ái cùng cực. Nàng có tham dự vào quân cơ, cung cấp tin tức cho Khu mật viện đầy đủ. Không nên giết y. Để y sống, y ở đâu thì tin tức của Thát đát ta biết hết.

Thượng hoàng ban chỉ:

– Trung lang tướng thực không hổ danh Tiểu Khổng Minh. Vậy ta cần tránh giết những tướng có vợ Việt. Đó là Thoát Hoan, Đường Ngột Đải, Lý Hằng. Tuyệt đối tránh giết các công chúa của ta.

Hưng Đạo vương tiếp:

– Chúng ta chia quân ra nhiều cánh gây kinh hoàng cho chúng; rồi đuổi chúng khỏi Thăng long.

Vương hạ lệnh:

– Chiến dịch này trải từ Nghệ an tới Bắc cương. Ta chia thành nhiều chiến trường, nên rất phức tạp. Chiến trường biến đổi khó lường. Cần một tướng theo dõi, cứu ứng những nơi thất bại, truy đuổi cho chúng kinh hoảng, khi mặt trận của chúng bị vỡ. Vậy thống lĩnh Thiên tử binh Hưng Nhượng vương lĩnh nhiệm vụ này. Bây giờ tới các mặt trận.

Vương chỉ Cao Mang:

– Cánh thứ nhất: hiệu Thiên cương trước kia do Chương Hiến hầu Trần Kiện thống lĩnh, bây giờ trao cho Chiêu võ thượng tướng quân, Chiêu dương hầu Cao Mang kiêm luôn. Hầu thống lĩnh hiệu Củng thần, Thiên cương chặn không cho Toa Đô đem quân lui về Chiêm. Thế bắt buộc y phải đem quân ra bắc. Khi y rút ra bắc thì phục binh dọc đường gây kinh hoàng cho binh tướng của y.

Cao Mang rời trướng.

Vương đứng dậy cung tay nói với Thượng hoàng:

– Cánh quân thứ nhì do, Khâm từ hoàng hậu xử dụng hiệu binh Thiên thánh, phò Thượng hoàng, Hoàng thượng, đánh Trường yên.

Khâm Từ hoàng hậu khiếu nại:

– Trấn tại Trường yên là thân vương Giảo Kỳ với Đường Ngột Đải, họ có 2 vạn bộ, 1 vạn kị. Trong khi hiệu binh Thiên thánh vừa bị đánh xơ xác ở Tam lộ mới bổ xung, chúa tướng Trần Bình Trọng bị giết, e không địch lại bọn Giảo Kỳ.

Hưng Vũ vương trấn an em gái:

– Hậu yên tâm, tại Trường yên có hiệu Tứ thiên của Trần Tú Hoãn. Khi Hoãn hàng giặc thì Khu mật viện đã sai mật sứ ban chỉ cho các tướng cứ giả theo giặc, chờ thời cơ đánh lại chúng. Khi Thượng hoàng vào Trường yên, hiệu binh này sẽ quay gươm trợ giúp hậu.

Thấy con gái vẫn chưa yên tâm, Hưng Đạo vương hỏi:

– Vậy hậu cần thêm bao nhiêu quân?

– Xin cho con thêm một trong hai hiệu Hàm tử của Hoài Văn hầu hay hiệu Tứ thần của Hoài Nhân vương.

– Vậy Hoài Văn hầu đem hiệu Hàm tử đặt dưới quyền Khâm Từ hoàng hậu phò Thượng hoàng, Hoàng thượng đánh Trường yên.

Hưng Đạo vương dặn Hoài Văn hầu:

– Cháu nhớ, chỉ đánh như sét nổ khiến chúng phiêu hồn, bạt vía chạy về Thăng long, làm cho đại quân của Thoát Hoan tại Thăng long, Tây kết, Chương dương vỡ mật mà thôi. Không nên giết Giảo Kỳ, Đường Ngột Đải.

Phu nhân Thúy Hồng của Dã Tượng là bản sư của Trần Quốc Toản, công chúa dặn đệ tử:

– Em phải tối cẩn thận, vì trong đám gia thuộc của đạo binh này có người của ta.

Hoài Văn hầu mỉm cười:

– Con nhớ, đó là giai nhân Lý Ngọc Cách, vợ của Đường Ngột Đải. Trên xe của Đường Ngột Đải thì kéo cờ đỏ. Xe của Ngọc Cách thì cờ xanh. Con sẽ ra lệnh cho cung thủ không bắn vào xe có cờ xanh. Con xin ghi nhớ lời sư phụ.

Thúy Hồng nhắc lại:

– Không phải chỉ kéo cờ xanh, mà phất cờ xanh. Ký hiệu phất cờ xanh như sau:

“1 lần chĩa về trước,

1 lần phất lên,
1 lần phất xuống,
1 lần phất phải,
1 lần phất trái,
3 lần quay tròn.”

Còn như phất không đúng thì là kẻ thù, đã giết, tra khảo các nàng, rồi giả xưng. Phải giết chết.

Hoài Văn phu nhân là Như Vân hỏi:

– A Di Đà Phật! Thưa cô! Trường hợp Đường Ngột Đải sợ quá, bỏ vợ chạy thoát thân thì sao?

– Em trao Ngọc Cách cho Khâm Từ hoàng hậu. Tước của Ngọc Cách đã được triều đình phong cho là Công chúa. Phải dùng lễ kính công chúa để đãi nàng. Hoặc em sai người hộ tống Ngọc Cách về Thăng long với Thoát Hoan.

Hưng Đạo vương tiếp:

– Sau khi chiếm Trường yên, Hoài Văn hầu dẫn quân trở về cùng Trung Thành vương đánh Tây kết.

Vương tiếp:

– Bây giờ đánh đồn A lỗ. Hưng Trí vương Quốc Hiện, đem hiệu binh Tiền thánh dực, với hạm đội Bạch đằng đánh đồn A lỗ. Đồn này nằm trên ngã ba sông Hồng với sông Luộc. Quân trú phòng gồm một vạn phu, do tướng tài là Lưu Thế Anh trấn thủ.

Hưng Trí vương khiếu nại:

– Đồn A Lỗ hai mặt quay ra sông, rất kiên cố. Quân trú phóng tới một vạn, trong khi thần nhi cũng chỉ có 1 vạn, e không thắng nổi.

Đề đốc Võ Văn Sáu cam kết:

– Vương gia yên tâm, hạm đội Bạch đằng của thần tuy là thủy quân, nhưng khi lên bộ cũng có khả năng như bộ binh. Vả đồn A lỗ, hai mặt quay ra sông. Thần xin lĩnh nhiệm vụ đánh 2 mặt này.

Mọi người nhìn Sáu, dáng người thanh nhã như một văn gia hơn là một đề đốc làm chúa vùng lãnh hải từ cửa Thần phù tới cửa biển Thư mi liên.

Trung Thành vương cười lớn:

– Vương đừng lo, Tiết chế đã chuẩn bị sẵn rồi. Hai ngày trước khi công đồn, chúng ta sẽ cung cấp gạo trộn thuốc độc cho binh sĩ của chúng. Chúng bị té re, nằm mệt lử thì đánh gì? Tên gian Chương hiến hầu Trần Quang Kiện đã cung cấp cho chúng 50 chiến thuyền. Khi ta tấn công dữ đội ắt chúng xuống thuyền bỏ chạy. Bấy giờ hạm đội Bạch đằng sẽ tung chiến thuyền chặn ở đầu sông. Bọn binh lính của Lưu Thế Anh là kỵ binh, bộ binh thì làm sao chịu nổi hạm đội Bạch đằng? Aáy là chưa kể đội Ngạc binh phục sẵn trên bờ sẽ lâm chiến, đục thuyền thì chúng bị làm mồi nuôi cá hết.

Ỷ là con yêu của Thượng hoàng, Hoài Nhân vương xen vào tâu:

– Con đã chiến đấu với đề đốc Võ Văn Sáu tại Chiêm. Thực là một tướng tài trí phi thường. Nhưng tài trí phi thường không bằng cái quyết tâm của đề đốc. Nếu con có quyền, con đã thăng Võ lên đô đốc rồi.

Hồi mấy năm trước vì Thượng hoàng nghe lời xàm tấu, ngài từng khắt khe với người con út này. Mấy năm qua tài trí của vương với hiệu binh Tứ thần làm quân Việt kính yêu. Kẻ thù kinh hãi. Bây giờ vương ngỏ lời khen một đề đốc, ngài ban chỉ:

– Đề đốc Võ Văn Sáu đứng dậy nghe chỉ!

Võ Văn Sáu đứng dậy. Thượng hoàng nói thực chậm:

– Chiếu đề nghị của Hoài Nhân vương. Kể từ ngày hôm nay, trẫm thăng đề đốc Võ Văn Sáu lên hàm đô đốc, tước Hoàng sa bá.

Tất cả mọi người vỗ tay mừng cho Sáu. Võ Văn Sáu chắp tay tạ Thượng hoàng.

Hưng Đạo vương nói với Trung Thành vương:

– Tại Tây kết giặc trú đóng tới 2 vạn bộ, 3 vạn kị, do Bôn Kha Đa chỉ huy, với các vạn phu gốc Mông cổ. Đây là những đạo binh thiện chiến nhất, gốc là binh tướng Bắc Liêu. Xin Trung Thành vương đánh căn cứ này. Tôi đặt ba hiệu binh Tứ thần của Hoài Nhân vương, Hàm tử của Hoài Văn hầu, Tả thánh dực của Hưng Hiếu vương Quốc Uy; dưới quyền thống lĩnh của vương. Vương nhớ khi đánh thì không đánh mặt đông, để chúng tháo chạy về Thăng long. Vương phá được căn cứ này thì các đạo binh Nguyên quanh Thăng long coi như tan nát hết.

Thượng hoàng hỏi:

– Tại Tây kết giặc có tới 5 vạn binh thiện chiến, Trung Thành vương chỉ có ba hiệu binh thì e khó đương nổi.

Địa Lô tâu:

– Giặc đã mất tinh thần, chỉ cần hai hiệu binh Tứ thần, Hàm tử xuất hiện, kéo hiệu kỳ lên là chúng bỏ chạy rồi. Thần đã chuẩn bị may cho 2 hiệu binh này thực nhiều cờ. Trong quân Nguyên, đồn đại về 2 hiệu binh Tứ thần, Hàm tử như những thiên binh. Chúng thấy kỳ hiệu Tứ thần, Hàm tử là bỏ chạy. Vả Ích Tắc cung cấp lương có thuốc độc cho chúng, thì chúng bị tiêu chảy, nằm liệt thì ta bắt chúng như bắt ốc.

Hưng Đạo vương gọi:

– Mời Đại đởm, đại tướng quân, Minh tâm, dũng lược, duệ mưu công thần,Nam phương, thần vũ Quốc công nhận lệnh:

Nguyễn Thiên Sanh đứng dậy: người người cùng nhìn lão tướng tóc đã bạc, nhưng dáng dấp vẫn còn mạnh khỏe.

– Quốc công mang các chiến sĩ Đại đởm, bí mật nhập Thăng long, gây kinh hoàng cho giặc, cũng như lấy tin tức.

Vương đứng dậy ban lệnh chỉ:

– Hôm nay là ngày 17 tháng 4, tất cả đều khai chiến vào giờ tý ngày 20. Trận Tây kết khai chiến vào ngày 24.

Hưng Đạo vương trịnh trọng:

– Bây giờ tới lực lượng tái chiếm Thăng long. Sau khi phá giặc ở Trường yên; Thượng hoàng, Hoàng đế trả hiệu binh Hàm tử về cho Trung thành vương. Thượng hoàng đem hiệu binh Tứ thiên trấn Trường yên để hiệu binh Thiên thánh trở lại trấn Tam lộ. Trung thành vương đánh Tây kết, rồi đánh cửa tây Thăng long với hiệu binh Hàm tử, Tả thánh dực.

Hưng Đạo vương nói với Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật:

– Chiêu Văn vương đem hiệu binh Thiệu Hưng của quốc công Triệu Hòa. Hiệu Văn Thiên Tường của quốc công Triệu Nhất, Triệu Trung đánh cửa đông Thăng long. Trước kia hiệu binh Trung thánh dực, do Văn chiêu hầu Trần Lộng, nay đặt trực thuộc Chiêu Văn vương. Vương được tăng viện hiệu binh Tứ thần của Hoài Nhân vương, đánh cửa đông Thăng long. Để ngỏ cửa bắc cho chúng rút chạy.

Hưng Đạo vương đứng dậy hướng Chiêu Minh vương Quang Khải:

– Nguyên tập trung quân ở Tây kết, với Chương dương. Tại Chương dương chúng đồn trú tới 4 vạn bộ, 2 vạn kị, doanh trại nối liền với Thăng long. Bọn này do Lý Hằng, Lý Quán chỉ huy. Binh tướng nửa gốc Thảo nguyên, nửa gốc Hán. Vì vậy đánh Chương dương phi Thái úy Chiêu Minh vương không ai đương nổi. Không biết vương sẽ dùng hiệu binh nào?

Chiêu Minh vương đứng dậy:

– Thăng long có nhiều sông ngòi. Tôi sẽ dùng ba hạm đội Thần phù của đô đốc Phạm Cự Địa. Hạm đội Thăng long, của đô đốc Nguyễn Chế Nghĩa, hạm đội Bạch đằng của đô đốc Võ Văn Sáu. Vì tại đây Nguyên có tới 2 vạn kỵ binh, tôi dùng hiệu Ngưu binh Hoa lư của Ngưu vệ thượng tướng quân, Trâu Đen Lý Long Đại, vợ là Cái Hồng Vũ Trang Hồng; kỵ binh của Chiêu Hòa vương Quốc Uất.

Vương hướng Võ Văn Sáu, Yết Kiêu:

– Trên sông Hồng chúng bắc tới 2 cái cầu phao song song cách nhau 5 dặm. Đô đốc Võ từng chiến đấu dưới quyền Thiên kình đại tướng quân Yết Kiêu. Thầy trò hợp tính, hợp mưu như tay phải với tay trái. Vậy hạm đội Bạch đằng được đặt trực thuộc Yết Kiêu để chặn đánh giặc ở cầu phao. Truy đuổi chúng dọc các nhánh sông nhỏ quanh Thăng long.

Vương đưa mắt nhìn chư tướng:

– Về bộ binh tôi sẽ dùng 4 hiệu. Nếu có thể thêm 2 hiệu Hàm tử, Tứ thần của Quốc Toản, Quốc Kiện. Không cần dùng nhiều binh, vì chúng sẽ bị tiêu chảy, không còn sức lực.

Vương hỏi Quốc Toản, Quốc Kiện:

– Liệu sau khi dự trận Trường yên, Tây kết. Hai cháu còn sức đánh vào Thăng long không?

Quốc Kiện tuy tước là vương, tước của Quốc Toản là hầu. Nhưng vương là đệ tử của Quốc Toản, nên vương đưa mắt hỏi sư phụ. Quốc Toản trầm tư, nói với Chiêu Minh vương:

– Thưa chú! Trận Tây kết sau trận Trường yên 5 ngày. Sức lực binh tướng Hàm tử đã phục hồi.Vậy trận Chương dương sau trận Tây kết mấy ngày?

– Tùy theo tình hình.

– Thưa chú như vậy chúng cháu xin chú cho dự trận giải phóng Thăng long.

Thượng hoàng ban chỉ:

– Chú Quang Khải phải coi chừng hai cháu Quốc Toản, Quốc Kiện. Khi tái chiếm Thăng long thì chỉ nên đuổi giặc tới bờ sông Hồng, để cho quân Nguyên chạy sang Gia lâm bằng cầu phao. Không nên vượt cầu phao đuổi chúng. Vì cầu phao sẽ do Ngạc binh của Yết Kiêu phá. Hơn nữa thủy quân của đô đốc Võ Văn Sáu sẽ dàn dọc sông bắt bọn bộ binh bỏ chạy.

Từ lúc khai hội đến giờ, Hưng Ninh vương không nói gì, bây giờ vị bồ tát mới nói lớn:

– Dã tâm đánh mình là Hốt Tất Liệt. Ra lệnh chém giết tàn ác là mấy viên tướng. Còn lính Nguyên phải lăn mình vào chỗ chết là bất đắc dĩ. Khi ta phá tan hàng ngũ, trận địa của chúng, chúng tháo chạy thì hô lớn: quẳng vũ khí sẽ toàn mạng. Binh lính sẽ quẳng vũ khí, hàng ngũ chúng sẽ tan. Khi chúng quẳng vũ khí, tuyệt đối không chém giết. Vậy chư tướng về dậy binh tướng thống thuộc câu quẳng vũ khí sẽ toàn mạng bằng tiếng Mông cổ, tiếng Hán.

Không thấy Hưng Đạo vương sai mình, quốc công Tạ Quốc Ninh khiếu nại:

– Vương gia! Thần tuy già nhưng công lực hãy còn. Vương gia cho thần tham dự trận giặc này với.

Vừa nói, công vừa chỉ vào thanh kiếm của phu nhân.

Hưng Đạo vương nháy Tạ công. Khi cuộc họp giải tán, công theo vương vào phía sau trướng với Địa Lô. Vương nói nhỏ:

– Quốc công lĩnh nhiệm vụ rất quan trọng. Tin của Hoài Văn hầu cho biết 5 ngày nữa, Thoát Hoan sẽ làm lễ tế thần sông, thần núi rồi cho dựng cột đồng. Vợ của Thoát Hoan là Ngọc Trí, vợ của Lý Hằng là Ngọc Quốc sẽ ra bờ hồ Tây dự lễ dựng tháp đồng. Hai cô này sẽ điều khiển các ca nhi, nhạc công tấu nhạc, làm lễ cúng thần. Công giả làm một thầy bói, xem Tử vi cho hai cô. Công sẽ làm như thế, như thế…

– Vụ này rất quan trọng, có lẽ thần sẽ đường đường chính chính mời vương phi của Tháp Sáp Nhi là Thánh mẫu Hồng Liên, vương phi của A Lan Đáp Nhi là Thúy Nga vào Hoàng thành gặp Ngọc Trí, Ngọc Quốc, xin sung vào đoàn ca hát này. Không cần giả làm thầy bói.

Địa Lô dặn công:

– Thầy phải cẩn thận, vì Thoát Hoan, Lý Hằng đều biết mặt cô Hoàng với Thúy Nga, Hồng Liên.

– Thầy hiểu.

Trong thành Thăng long, buổi sáng, cuối tháng tư năm Aát dậu (6-5 đến 4-6 năm 1285). Tên nho sĩ được Thoát Hoan sai soạn bài minh khắc trên ống đồng đã soạn xong. Tên này là một nho sĩ Tống hàng Nguyên hồi Nguyên đánh Nhai sơn. Ông ta trao bản văn cho A Lý Hải Nha. A Lý Hải Nha đọc:

“ Phàm phi thường sự,

Tất hữu phi thường nhân.
Nhược hữu nan sự, vô nhân bất khả thi,
Tắc hữu kỳ nhân khả đạt.
Như hữu gian thần tặc tử,
Ắt hữu thánh nhân trấn áp.

An Nam trước đây là quận Giao chỉ. Thời Tây Hán, nhân Vương Mãng làm truyện nghịch thiên bạo địa, vua Quang Vũ khởi binh trung hưng lập ra nhà Đông Hán. Man dân Giao chỉ nhân Trung nguyên rối loạn, đã tôn Trưng Trắc lên làm vua. Theo luật trời đặt ra nam tại ngoại, nữ tại nội. Có đâu đàn bà lên làm vua làm tướng? Gà mái gáy là đềm gở. Vì vậy vua Quang Vũ sai Phục ba tướng quân, Tân tức hầu Mã Viện; Phiêu kỵ đại tướng quân, Phù lạc hầu Lưu Long; Lâu thuyền tướng quân Nam an hầu Đoàn Chí đem quân chinh tiễu, chém Trưng Nhị ở Mê linh, bắt Trưng Trắc ở Cẩm khê. Đó là phi thường sự, Mã Viện là phi thường nhân. 
Phục ba tướng quân đúc đồng trụ, ghi đại công, đánh dấu chỉ ra rằng Giao chỉ là đất của Thiên quốc. 
Trải qua gần nghìn năm, man dân Giao chỉ luôn nổi loạn, nào Triệu Aåu, nào Lý Bôn, nào Đinh Bộ Lĩnh, nào Ngô Quyền hùng cứ nam phương, ý muốn hướng về Bắc tề vị nhi lập với Thiên quốc. Nam hán sai Thái tử Hoàng Thao đem quân sang chinh phạt, bị Ngô Quyền phá trên sông Bạch đằng, bắt Hoàng Thao chặt đầu. Ôi nhục cho Thiên quốc biết bao? Đó là một nan sự, một thời, nhân bất khả thi. 
Khi Tống triều dựng nghiệp tại Trung nguyên, thì tại An Nam, Lê Hoàn thông dâm với vợ Đinh Bộ Lĩnh, cướp ngôi ấu quân, Tống Thái tông sai bọn Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Trung, Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân sang chinh tiễu. Bị thất bại ở Chi lăng, Bạch đằng. Tống triều đành ngậm đắng nuốt cay. Đó là hai nan sự, nhân bất khả thi. 
Trải bốn đời, đến đời Tống Thần tông, dùng Tân pháp của Vương An Thạch; nhân binh hùng tướng mạnh, quốc sản dồi dào, sai Quách Quỳ, Triệu Tiết, đem quân nghiêng nước sang đánh An Nam. Bị đại bại ở Như nguyệt, Kháo túc. Tống triều đành nuốt hận làm ngơ.Đó là ba nan sự, nhân bất khả thi. 
Gần đây cha con họ Trần hùng cứ Nam phương, ỷ binh hùng tướng mạnh, không chịu tuân phục 6 điều từ thời đức Thái tổ, Hiến Tông hoàng đế sai Thái sư Ngột Lương Hợp Thai sang dạy bảo. Cha con họ Trần dám đem quân chống trả. Ngột Lương Hợp Thai bị bại ở Đông bộ đầu, Cụ bản, Phù lỗ, Bình lệ nguyên. Đó là bốn đại nan sự, nhân bất khả thi. 
Chí Nguyên hoàng đế thống nhất Trung thổ, Nhật Huyên sai sứ sang tạ tội, khấu đầu trước sân rồng, niên niên tu cống. Thiên triều mở lượng trời biển cho họ Trần được tồn tại. Tưởng Thiên triều nhu nhược, cha con Nhật Huyên tuân theo 5 điều, chỉ có việc vào chầu, nại lý do bệnh hoạn không đi ngựa được, cử chú là Trần Di Ái thay. Đức Chí Nguyên bèn phong cho Di Ái làm An Nam quốc vương, thay Nhật Huyên bệnh hoạn. Sai Sài Thung đem quân đưa về. Cha con Nhật Huyên giết chú, chống binh trời. Đó là năm đại nan sự, nhân bất khả thi. 
Chí Nguyên thiên tử truyền cho ta cùng A Lý Hải Nha, Bôn Kha Đa, Đường Ngột Đải, Giảo Kỳ, Toa Đô, Ô Mã Nhi đem đại quân chinh phạt kẻ nghịch thần, tặc tử. Ta đã phá binh hùng tướng mạnh của cha con Nhật Huyên ở Khâu cấp, Nội bàng, Chi lăng, Trường yên, Hoan châu, Ái châu, đuổi cha con Nhật Huyên khỏi Thăng long, như đuổi chuột. Ta nhân đó đúc tháp đồng, ghi võ công vào đây, cho muôn đời biết. 
Đó là hữu gian thần tặc tử, 
Trời sinh ra ta là siêu phàm nhân trấn áp. 
Niên hiệu Chí Nguyên thứ 23, tháng 4, mùa hạ, ngày 23.

Trấn Nam vương Thoát Hoan,
Lĩnh đại nguyên soái, chinh An Nam.

Thoát Hoan đọc đi, đọc lại đến hơn chục lần, rồi đồng ý dịch sang các chữ Tây tạng, chữ Nãi man, chữ Hoa thích tử mô, chữ Nga la tư, chữ Ý lợi thì, chữ Đức lan tây, chữ Pháp lan tây. Truyền khắc vào ống đồng.

Thoát Hoan đem bản văn về cung khoe với Ngọc Trí. Ngọc Trí xin cho nàng với các phu nhân ra xem dựng cột đồng. Nàng đề nghị Thoát Hoan sai bọn chân tay Việt gian của Trần Ich Tắc, Trần Tú Hoãn mời 10 vị tăng ở chùa Chiêu thiền (nay là chùa Láng), 10 thầy cúng rồi sắm tam sinh, hoa quả, làm đài tế thần Nam nhạc, tế Hà bá.

Hôm ấy, buổi sáng, cuối tháng tư. Lý Hằng chuẩn bị xe cộ, Thị vệ hộ tống Ngọc Trí, Ngọc Quốc, cùng hơn 30 phu nhân các tướng ra dự lễ thần, xem dựng cột đồng. Chỗ dựng cột đồng nằm bên hồ Tây.

Thoát Hoan dự định đi trước với chư tướng, rồi các phu nhân đi sau.

Vừa lúc đó Thị vệ báo:

– Có vương phi Tháp Sát Nhi, và vương phi A Lan Đáp Nhi cầu kiến.

Thoát Hoan còn đang bỡ ngỡ thì Ngọc Trí đã trả lời:

– Mời vào.

A Lý Hải Nha, Lý Hằng, Lý Quán từng là tướng dưới quyền chỉ huy của Tháp Sát Nhi, khi ông còn là thân vương tại mặt trận Tương dương, Phàn thành. Mỗi khi về hội quân, 3 người được Hồng Liên tiếp đãi ân cần, cho ăn uống. Đến nay họ còn nhớ. Lý Hằng hỏi Thoát Hoan:

– Thưa vương gia, mình tiếp hai vị này bằng nghi lễ vương phi hay hoàng hậu?

A Lý Hải Nha đáp:

– Tiếp bằng nghi lễ vương phi.

Lễ nghi tất.

Thoát Hoan hỏi Hồng Liên:

– Không biết vương phi tới đây có điều gì dạy bảo không?

Tạ Quốc Ninh dùng lăng không chuyển ngữ rót vào tai Hồng Liên. Hồng Liên nói theo Quốc Ninh:

– Vương gia ơi! Tôi được tin bọn chân tay của Trần Ich Tắc, Trần Văn Lộng, Trần Tú Hoãn đã xin đái tội lập công để được triều đình Đại Việt ân xá.

– Chúng lập công bằng cách nào?

– Khi dân chúng nộp lương, chúng trộn thuốc độc vào cho quan quân ăn. Thuốc độc sẽ làm tiêu chảy, chân tay bải hoải.

A Lý Hải Nha nhăn mặt:

– Hiện chưa có đội quân nào bị trúng độc cả. Tin của vương phi liệu có đúng không?

– Tôi nghe vậy thì tôi báo cho Thái tử biết vậy. Còn sự thực phải chờ!

Hồng Liên lại tiếp:

– Vương gia! Trong các hoàng tử của hoàng đế Chí Nguyên thì vương gia là người tài trí bậc nhất, công lao bậc nhất, được sủng ái nhất. Trong triều ngoài trấn đều hướng về vương gia. Chí Nguyên hoàng đế muốn truyền ngôi cho vương gia, mới sai vương gia nam chinh để có chiến công. Vương gia lại đang nắm binh quyền nghiêng nước. Tôi được tin long thể hoàng thượng bất an. Thế mà vương gia còn luẩn quẩn ở đây thì người kế vị hoàng thượng sẽ là một hoàng tử khác hiện đang ở Yên kinh, chứ không phải vương gia.

Quốc Ninh đánh đúng vào mối lo ngày đêm của Thoát Hoan. Y hoang mang cực điểm, nhưng y vẫn nói cứng:

– Phận làm tôi, làm con phải tuân chỉ của đấng quân phụ. Còn ngôi vua thì phụ hoàng truyền cho ai, người ấy được.

Quốc Ninh biết Thoát Hoan đã trúng đòn. Công đánh thêm một chiêu, rót vào tai Thúy Nga. Thúy Nga tiếp lời Hồng Liên:

– Thái tử quả là một con hiếu, một tôi trung. Người kế vị phụ hoàng sẽ cảm thấy thua vương gia về tài, về trí, về công lao. Thưa thái tử. Tước của thái tử là vương, thái tử cầm quân nghiêng nước chinh tiễu nơi xa. Nếu thắng thì tân quân vẫn cho thái tử tước vương. Với công lao cao như núi, chư tướng đều xuất ra ở cửa quý phủ; e sẽ bị những cái lưỡi rắn độc dèm pha. Người Trung nguyên có câu: cứ vào bếp là thấy 7 gia vị là tiêu, hành, tỏi, ớt, muối, mắm, dấm. Người ta sẽ thêm gia vị hại vương gia. Bấy giờ thì công vương gia chẳng được hưởng, mà họa sát thân e khó tránh. Còn như vương gia thất trận thì liệu cái tước vương có còn không? Hay bị tân quân tống vương gia ra một miền xa xôi hẻo lánh nào đó.(1)

Hồng Liên tiếp:

– Đại vương Tháp Sát Nhi tuy hoăng rồi, nhưng tôi vẫn quan tâm đến người cũ của vương, nên tới đây thăm thái tử. Chúng tôi xin tháp tùng thái tử phi, cùng các phu nhân ra dự lễ thần, xem dựng cột đồng.

Thúy Nga lại nói theo Quốc Ninh. Nàng hỏi viên trưởng toán Thị vệ:

– Bây giờ tướng quân định xuất ra cửa nào?

– Thưa vương phi cửa Tây. Vì lò đúc ống đồng ở hồ Tây.

Thúy Nga nói với Thoát Hoan:

– Mông cổ ta ở về phương Tây của Trung nguyên. Phương tây thuộc kim. Kim sinh thủy mà chúng ta xuất ra phương Tây thì thủy tính được sinh ra, ta sẽ mất khí lực.

Thoát Hoan kinh ngạc:

– Lý của vương phi thế nào?

– Vậy xin Thái tử cho xuất về phương nam. Phương nam thuộc hỏa. Kim phải có hỏa mới thành khí. Ta xuất ra cửa nam rồi vòng qua phương Tây.

Thoát Hoan tỉnh ngộ ban chỉ cho viên chỉ huy Thị vệ:

– Người xuất phát ra cửa nam, rồi vòng sang cửa tây.

Thoát Hoan với các tướng đi trước. Hơn giờ sau đoàn nghi vệ của các phu nhân mới khởi hành. Ngọc Trí, Ngọc Quốc đi trên một xe do bốn ngựa kéo. Tạ Quốc Ninh, Hoàng Hoa được mời sang đi cùng xe với hai nàng. Quốc Ninh đánh xe.

Đoàn nghi trượng vừa khỏi cửa nam thì gặp một đoàn kỵ binh đang phi ngược chiều. Giáp trụ tả tơi, hàng ngũ lộn xộn; một số thương tích đầy người. Bọn kỵ binh đang phi, thấy nghi trượng của Trấn Nam vương, chúng đều tránh sang bên cạnh.

Một thiên phu ghì cương cho ngựa dừng lại. Nhưng con ngựa bị thương nặng, ngã lăn ra. Viên thiên phu tuy bị thương nặng, nhưng vẫn vọt người đứng dậy. Ngọc Trí nhận ra y tên là Vĩnh An, gốc người Hán, trước đây y là bách phu trưởng Thị vệ hầu cận nàng, sau nhờ nàng nâng đỡ y được gửi đi học khóa thiên phu trưởng. Học xong, nhân Đường Ngột Đải đi đánh Chiêm, y xin Ngọc Trí vận động với Thoát Hoan cho y theo ra ngoài chinh chiến, để bay nhảy.

Chân tay y run cập cập, hai hàm răng đánh vào nhau lộp cộp. Y nắm lấy cương ngựa của Ngọc Trí tay chỉ về phía sau:

– Vương phi đi đâu? Quay lại đi thôi! Nguy lắm, giặc đuổi tới nơi rồi.

Trong khi y nói, lớp sóng quân Nguyên bại trận cuồn cuộn đầy đường, y phục tả tơi, vũ khí không còn vẫn chen nhau chạy. Một người ngã xuống, lập tức bị lớp người chạy sau giẫm lên. Khoảng 2 khắc sau (30 phút) đám tàn binh đã chạy qua hết, trên con đường trước mặt rải rác những xác chết, những chiến cụ, quân phục. Vĩnh An đã hoàn hồn. Ngọc Trí hỏi:

– Sự thể ra sao mà đội quân hùng mạnh, can đảm, kỷ luật nhất của Mông cổ đến nỗi này?

Vĩnh An thuật:

“ Bốn đêm trước, không biết quân Việt đi bằng đường nào, mà vượt qua 12 đồn đóng xung quanh Trường yên, thình lình nhập cố cung (2), chúng reo hò, đánh trống, khua chiêng, chém giết lung tung. Chúng phục ở khu chuồng ngựa, kỵ binh thức dậy, mặc giáp trụ tìm ngựa thì bị giết chết. Thành ra kỵ binh vô dụng. Trong thành quân Việt trương kỳ hiệu. Binh tướng thấy kỳ hiệu Hàm tử thì kinh hồn động phách, không ai có can đảm chiến đấu. Dẫn đầu đám binh Hàm tử là con vượn trắng. Nó xử dụng cây côn sắt khổng lồ. Mỗi chiêu đánh ra là 4,5 người tan xương nát thịt. Đội Thiết đột hộ vệ đánh cảm tử mới cứu được đại vương Giảo Kỳ, Tả thừa Đường Ngột Đải, chạy về phía bắc Trường yên, nơi bộ binh đồn trú. Vừa ra khỏi cửa thành thì bị trúng phục binh của quân Việt kéo kỳ hiệu Hàm tử. Tướng Việt là Hoài Văn hầu chỉ đánh một chiêu khiến Tả thừa phun máu miệng. Khi y định đánh chiêu thứ nhì thì phu nhân của Tả thừa hét lên:

– Xin quân hầu dung tình. 
Hoài Văn hầu chuyển chưởng vào một bách phu trưởng thiết đột. Viên bách phu cùng con ngựa bị bật tung ra xa, ngực người, ngực ngựa vỡ ra làm ba bốn mảnh. Tả thừa thoát chết quay lại chiến đấu. Quân Việt không đông, nhưng dữ như hổ như báo; Tả thừa bỏ phu nhân lại sau, chạy tới khu đóng quân của bộ binh, thì trại bộ binh cũng đang bị tràn ngập, chen nhau, quẳng vũ khí mạnh ai nấy chạy. Kị binh, bộ binh bị con vượn rượt theo, bỏ chạy hướng về Thăng long. Nhưng cứ 50 dặm lại gặp phục binh kỳ hiệu Hàm tử, Tứ thần, nên không ai can đảm chống trả. 
Bấy giờ Tả thừa mới biết, sở dĩ hiệu binh Hàm tử vào thành dễ dàng là do hiệu hàng binh làm nội phản. Khi Trần Tú Hoãn hàng, Tả thừa chia hiệu binh Tứ thánh ra đóng chung với quân mình. Bây giờ hiệu binh này làm phản, mở đường cho hiệu Hàm tử vào, cấp mật khẩu cho chúng. Cả hai hợp lại đánh mình. 
– Thế còn đại vương Giảo Kỳ? 
– Quân Thiết đột hộ tống đại vương chạy ra cửa đông thành Trường yên thì đụng phải hai tướng Việt, một nam, một nữ. Nam đẹp như Phật Thích ca, nữ tướng dáng người thanh lịch. Cả hai đi đến dâu, đầu Thiết đột bay đến đó. Đám gia nhân của đại vương kinh sợ quỳ gối lạy xin tha mạng. Nam tướng vẫy tay, quân Việt rẽ ra, thế là đám gia thuộc theo đại vương chạy về Thăng long.ï 
– Người có biết cặp nam, nữ tướng đó là ai không? 
– Nghe đám quân Việt nói đó là vua và hoàng hậu An Nam. 
Tàn quân rút về Tây kết, Tả thừa thu nhập tàn quân, còn hơn 3 nghìn, hầu hết bị thương. Đêm qua thủy, bộ, kị, ngưu binh Việt tấn công Tây kết. Quan quân trở tay không kịp bị quân Việt tàn sát, một số vượt cầu nổi sang Gia lâm. Chỉ một số ít thoát thân về Thăng long. Quân Việt đang kéo về đánh Thăng long“. 

Đến đó thì có tên kỵ binh từ trong thành phi ra hành lễ với Ngọc Trí:

– Vương gia mời vương phi ra hồ Tây dự lễ ngay.

Ngọc Trí ra lệnh cho đoàn nghi vệ quay vòng sang cửa tây.

Đoàn nghi vệ các phu nhân tới. Các phu nhân được những cung nữ Việt của Ích Tắc mời lên khán đài. Tạ Quốc Ninh được mời ngồi trong đám nhạc công. Ngọc Trí nhìn quanh khu khán đài:

Trên một bãi đất rộng, 4 thiên phu kỵ binh dàn thành hàng, ở giữa là một lễ đài cao. Trên đài một đỉnh hương vĩ đại khói bốc nghi ngút. Bốn góc lễ đài có 40 võ sĩ cầm đao canh phòng. 10 thầy cúng đang phất những cây cờ ngũ sắc làm phép. Quanh lễ đài cắm 180 lá cờ của các nước chư hầu Nguyên. Trong đó có cờ Đại Việt. Một cột cờ cao cắm cờ Mông cổ hình con chim bay ngang mặt trời, dưới móc 9 cái đuôi trâu nước. Cạnh lễ đài là một ống đồng khổng lồ hình nón 3 tầng đã hàn lại với nhau, dây buộc chằng chịt vào 4 con voi. Chỉ còn chờ hàn tầng cuối cùng, là voi kéo cột đồng dựng lên.

Lộ Giáng Kim Mạnh đến khán đài hành lễ, rồi hướng dẫn Thoát Hoan, A Lý Hải Nha đến xem cột đồng. Ô Mã Nhi đeo kiếm đi sát Thoát Hoan, phòng bị thích khách như hôm lễ tấn phong Trần Ích Tắc.

Một thiên phu trưởng phi ngựa đến gần lễ đài, thì bị Thị vệ cản lại. Thiên phu trưởng run run:

– Cho tôi cấp báo với vương gia hoặc quân sư. Có sự khẩn.

Viên Thị vệ dẫn tên thiên phu tới gần Thoát Hoan, thì Ô Mã Nhi nạt:

– Lui ngay. Ta đã bảo dù việc hệ trọng đến đâu cũng chờ đến sau lễ đã.

Thoát Hoan đọc những chữ khắc trên ống đồng, y hân hoan đến cùng cực; thì một thiên phu khác phi ngựa tới, nói với Ô Mã Nhi:

– Cho tôi cáo với vương gia. Giặc chiếm Thang long rồi.

Ô Mã Nhi lại đuổi y lui lại.

Một chiếc xe 4 ngựa chở tầng cuối cùng của ống đồng tới. Thoát Hoan mở to mắt ra nhìn bài minh khắc bằng chữ Hán thì có tiếng reo hò, rồi từ trong cửa bắc, cửa tây thành Thăng long, xe cộ, người ngựa ùn ùn chạy ra hướng bờ sông Hồng.

Lộ Giáng Kim Mạnh trình bầy:

– Khải vương gia, trên đầu và đáy mỗi tầng đều có khớp. Khi ráp hai tầng lại, các khớp khít với nhau, chắc lắm rồi, chỉ cần nấu đồng thau đổ lên các khớp là hai tầng hàn lại rất kiên cố.

Tạ Quốc Ninh dùng lăng không truyền ngữ rót vào tai ba nàng Ngọc Trí, Ngọc Cách, Ngọc Quốc:

– Các cháu nhớ nhé, tất cả các tướng Việt đều được lệnh khi truy đuổi quân Nguyên rằng: phải tuyệt đối tránh đả thương các cháu. Khi rút chạy, các cháu dùng cờ xanh phất lên, quay vòng tròn thì quân Việt sẽ không bắn hay chém giết các cháu.

Đến đó có tiếng reo hò, rồi 2 đạo kỵ binh từ phía tây, phía nam kéo cờ Việt đang ào ào tiến tới. Từ cửa bắc, một đoàn Ngưu binh đang reo hò tiến ra.

Thoát Hoan ngơ ngác hỏi:

– Cái gì vậy?

Hai tên thiên phu cúi đầu:

– Quân man gồm thủy, bộ, ngưu, kị đông như kiến tràn ngập Chương dương, Tây kết rồi tấn công vào cửa đông, cửa nam Thăng long. Bọn Đại đởm xuất hiện trong Hoàng thành, chiếm điện Long thụy, Long an, Giảng võ.

A Lý Hải Nha hỏi:

– Trong thành có một vạn Thiết đột, sao không chống trả gì vậy?

– Ngựa bị trúng độc nằm bẹp trong tầu. Thiết đột chạy bộ ra cầu phao trốn như chuột. Thăng long bị chiếm rồi.

Ô Mã Nhi dàn 4 nghìn kỵ binh xung quanh bảo vệ các chúa tướng. A Lý Hải Nha ra lệnh Thị vệ hộ tống xe các phu nhân ra cầu phao Bắc ngạn sang Gia lâm. Nhưng đường đi bị binh lính chen nhau chạy chật cứng.

Ngưu binh đã tới.

Lý Hằng nhận ra người điều khiển Ngưu binh là Dã Tượng. Dã Tượng đứng trên mình trâu, bên phải là Lý Long Đại, bên trái là Vũ Trang Hồng. Dã Tượng vung tay ném một viên đá, miệng hô bằng tiếng Mông cổ:

– Thoát Hoan! Hôm nay tao ném đá giết mày như giết Mông ca.

Viên đá trúng tên Thị vệ cạnh Thoát Hoan. Cộp một tiếng cái mũ đồng bị bẹp dúm, tên Thị vệ văng khỏi mình ngựa đến 2 trượng chết thẳng cẳng. Dã Tượng vung tay ném viên thứ nhì, Ô Mã Nhi kinh hoảng, y xớt Thoát Hoan bỏ vào cái ống đồng trên xe.

Ngọc Trí bỏ xe mình, nhảy lên xe chở ống đồng với cây cờ xanh. Nàng ra hiệu cho Thị vệ hộ tống xe hướng cầu phao sang Gia lâm. Dã Tượng ném theo một viên đá, trúng ống đồng, bồm một tiếng chói tai. Thoát Hoan rú lên thất thanh.

– Cha mẹ ơi!

Ngọc Trí biết rõ ràng rằng Dã Tượng không giết nàng. Nhưng nàng vẫn vờ kêu lên:

– Anh Dã Tượng! Xin dung tình!

Xe tới cầu phao, thì con vượn trắng từ trên cao nhảy xuống như thiên tướng. Cây gậy sắt vung lên, đánh vào 3 Thị vệ ngồi cạnh ống đồng. Ba Thị vệ nhảy tránh. Côn trúng ống đồng:

– Cồm, cồm, cồm,

Inh tai, nhức óc. Tai Thoát Hoan bị ù.

Cũng may Bạch Viên bỏ xe, nhảy xuống đánh đám thiết đột.

Xe xuống phù kiều. Dọc phù kiều, 2 hàng chiến thuyền Việt dàn song song với cầu phao. Thủy thủ trên chiến thuyền đồng hô bằng tiếng Mông cổ: Quẳng vũ khí sẽ được tha chết.

Nghe tiếng hô, lính Nguyên quẳng vũ khí xuống sông. Tên nào còn cầm vũ khí thì bị bắn chết, bị trúng đao quất ngã xuống. Lính Nguyên dành nhau chạy trốn, xô đẩy nhau, từng loạt, từng loạt lộn xuống nước. Nước chảy siết, chúng chỉ quơ tay được mấy cái rồi chìm nghỉm. Một tướng trẻ, mặt đẹp như ngọc, tay cầm đá hét lớn:

– Ném chết tên Thoát Hoan.

Bồng  một tiếng, viên đá trúng ống đồng tóe lửa. 

Ngọc Trí nhìn lên thấy soái kỳ có 6 chữ: Phá cường địch, Báo hoàng ân.

Thì biết là Trần Quốc Toản. Nàng hét lên:

– Xin quân hầu nhẹ tay cho.

Nhưng viên đá đã trúng ống đồng, bồng một tiếng lớn, viên đá vỡ tan, một mảnh trúng lưng tên Thị vệ ngồi sau xe, thủng áo giáp. Y chết tại chỗ.

Xe chạy dọc cầu phao.

Một bách phu theo sau hộ tống Thoát Hoan. Quân Hàm tử chặn bách phu hộ tống lại. Trần Đại Như Vân múa kiếm như mây trôi, như chớp giật. Viên bách phu trưởng hướng Như Vân:

– Xin quận chúa dung tình.

Như Vân nhận ra y là thiên phu thuộc quyền của cha mình tên Đoàn Bình, sau theo hàng Hốt Tất Liệt. Động lòng cố cựu nàng vẫy tay, các chiến sĩ Hàm tử rẽ ra. Đoàn Bình với bách phu quẳng vũ khí chạy xuống phù kiều.

Thoát Hoan nhìn giòng sông, chiến thuyền Việt dàn ra song song với hai cái cầu phao, cách nhau hơn 5 dặm. Quân Nguyên chen nhau vượt, ngã xuống sông bơi lóp ngóp. Chúng bám vào các chiến thuyền, bị thủy thủ Việt bắt trói lại. Khi xe chở ống đồng sang đến Gia lâm, thì Ngạc binh từ dưới nước vọt lên chặt cầu phao đứùt làm 2, rồi 4 khúc. Quân Nguyên trên cầu lộn xuống sông. Đám còn lại liều chết chống với kỵ binh, ngưu binh Việt. Ngưu binh hô to: Quẳng vũ khí sẽ được tha chết.

Lính Nguyên quẳng vũ khí, cởi bỏ giáp trụ, chạy tản vào các làng. Dân quân vác dao, vác gậy bắt sống. Tên nào còn cầm vũ khí thì bị giết chết.

Xe chở ống đồng lên bờ bắc ngạn.

Lại một tướng trẻ cầm đá ném vào ống đồng hai viên. Bồng, bồng điếc tai, chính thị Hoài Nhân vương. Một đội Ngưu binh dàn ra chặn mất lối đi. Ngọc Trí đứng trước miệng ống đồng, che không cho quân Việt nhìn thấy gì ở trong. Gió thồi, váy nàng bay phần phật. Hoài Nhân vương không nhìn thấy Thoát Hoan. Vương nhìn kỳ hiệu mầu xanh đang quay tròn, biết là Ngọc Trí. Còn Ngọc Trí nhìn kỳ hiệu biết là Hoài Nhân vương. Nàng phất cờ xanh, hét lên:

– Xin đại vương tha mạng!

Quốc Kiện vẫy tay, đội Ngưu binh rẽ ra. Xe chạy bon bon trên đường.

Xe chở ống đồng vừa rời bến Bắc ngạn được 5 dặm. Thì trống thúc vang dội, rồi hai bên đường, Ngưu binh dàn ra. Các tướng trâu mặt còn non choẹt, tuồi khoảng 12-13, toàn là con gái. Xen giữa Ngưu binh là một đội cung thủ bắn vào ống Đồng kêu lên những tiếng cồng, cồng, cồng nhức tai. Con vượn bạch cầm côn sắt đứng giữa đường. Ngọc Trí đứng trên xe cầm cờ xanh phất lia lịa. Lập tức cung thủ ngừng bắn. Bọn con gái, gò cương cho trâu dừng lại, chúng rút những ống tiêu ra thồi vi vu thanh thản. Nhưng con vượn bạch thì cầm gậy sắt đập vào ống đồng chói tai. Một tướng trâu thổi tù và, con vượn bỏ ống đồng nhảy xuống đường.

Xe thoát khỏi vòng vây. Chạy thêm được 4 dặm nữa, Thoát Hoan sờ tay lên cổ hỏi Ngọc Trí:

– Ta còn sống hay chết? Đây là đâu?

– Vương gia thoát nạn rồi.

Thoát Hoan nắm tay Ngọc Trí:

– Không có nàng xin chúng tha mạng thì ta đã chết về tay Dã Tượng, Quốc Toản rồi. Còn cái tên hung dữ nhất là Quốc Kiện, ý nhòm vào ống đồng tìm ta. May váy nàng gặp gió bay, che mất miệng ống đồng. Bằng không y ném đá giết ta rồi. Thằng Dã Tượng ném những viên đá to, nhưng không mạnh. Hai thằng nhóc Quốc Toản, Quốc Kiện ném những viên nhỏ, nhưng kình lực mạnh vô cùng, đá vỡ tan ra. Còn con vượn trắng, thực khủng khiếp, cây gậy sắt khổng lồ của nó đập vào ống đồng nghe điếc tai.

Y thở dài:

– Vương phi phất cờ xanh, bọn binh tướng Việt còn nể nang. Chứ con vượn thì không. Nó dữ khủng khiếp. Cái con vượn này của ai vậy?

– Nghe nói của Hoài Văn hầu!

Quân Nguyên thoát thân bằng nhiều ngả, vũ khí không còn, thân thể xác xơ, đã tập trung quanh xe Thoát Hoan trên nghìn người.

Ngọc Trí bảo chồng:

– Chưa hết nguy nan đâu. Vương đổi y phục cho một Thị vệ, để tránh nguy hiểm.

Thoát Hoan đổi y phục, nhưng y vẫn ngồi trong ống đồng. Xe lạch cạch lên đường, được 3 dặm thì trống thúc vang lừng, một đội nữ binh dàn ra chặn mất đường đi. Ngọc Trí ngạc nhiên thấy ngoài đội binh gươm đao sáng ngời còn một đội nhạc hơn trăm người. Người chỉ huy là nữ tướng. Ngọc Trí run run nghĩ thầm:

– Nếu là đội nữ Thị vệ của công chúa An Tư ắt ta toi mạng. Họ sẽ trả thù cho chúa tướng.

Nhìn kỹ ra thì nữ tướng là Thúy Hồng. Ngọc Trí giả bộ run sợ xuống xe, cung tay:

– Hôm nay Ngọc Trí cùng đường, A Di Đà Phật, xin Bồ tát mở lòng từ bi mà tha mạng cho.

Thúy Hồng cười chỉ vào trong ống đồng:

– Chị không làm khó dễ vợ chồng em đâu.

Nàng nói vọng vào trong ống đồng:

– Tôi đến đây để tiễn vương gia, vương phi về Thiên quốc.

Nghe Thúy Hồng nói, Thoát Hoan giận cành hông: rõ ràng y bị đuổi chạy bán mạng, may nhờ vợ xin với giặc mới được tha, mà Thúy Hồng còn nói: tiễn về Thiên quốc.

Hai cỗ xe từ sau chạy tới, trên xe kéo cờ xanh. Ngọc Trí nhìn lại: xe của Ngọc Quốc do Lý Hằng đánh. Xe của Ngọc Cách do Đường Ngột Đải đánh. Hai tên này giả làm lính đánh xe, mặt bôi đất, than nhom nhem, khó nhận ra.

Đường Ngột Đải run run nói với vợ:

– Đây là lần thứ nhì phu nhân cứu tôi. Lần trước trong trận Trường yên, Hoài Văn hầu chỉ đánh một chiêu, tôi phun máu miệng bỏ chạy. Hầu đánh chiêu thứ nhì, phu nhân kêu thét lên xin tha mạng, hầu thu chiêu về. Hôm nay xe vừa xuống phù kiều thì Yết Kiêu từ dưới sông vọt lên như con cá, tay vung đao, tôi tưởng mất mạng, may Ngọc Cách phất cờ xin tha. Yết Kiêu không những không giết mà còn đi theo xe hộ tống chúng tôi tới bờ.

Lý Hằng than:

– Tôi cỡi ngựa cùng 10 kỵ binh theo xe vợ chạy tới mố cầu thì đụng phải đội Ngưu binh. Tôi rút đao xung vào trận, thì gặp công chúa Thủy Tiên. Chỉ 3 chiêu, đao của tôi bị đánh rơi. Thủy Thiên chĩa kiếm vào cổ tôi. Tôi tưởng mất mạng may nhờ Ngọc Cách xin với công chúa. Công chúa tha cho tôi. 10 kỵ binh của tôi bị Ngưu binh giết sạch. Ôi tướng Ngưu binh toàn là tụi con gái 12-13 tuổi mà chúng dữ hơn sư tử.

Công chúa Thúy Hồng mỉm cười. Nàng vẫy tay, đội nhạc tấu bản nhạc chiến thắng của Mông cổ. Rồi một xe chở lợn (heo) quay, gà quay, bánh chưng, rượu đến. Nữ binh trao cho Thoát Hoan, Lý Hằng, Đường Ngột Đải với đám tàn quân ăn uống. Thoát Hoan để ý thấy heo, gà, xôi đều là những thực vật của y, đem tế thần ở bờ hồ Tây.

Ngọc Trí cung tay:

– Đa tạ công chúa dung tình, còn cho ăn.

Thúy Hồng vẫy tay, đội nữ binh dang ra, xe chở bọn Thoát Hoan lóc cóc lên đường.

Xe đi một quãng thì gặp đoàn Thiết kị Nguyên đi ngược chiều. Tướng chỉ huy là Lưu Thế Anh. Thoát Hoan chui ra khỏi ống đồng. Y run run, hai hàm răng đánh vào nhau lộp cộp; nói với Lưu:

– Hôm nay ta với Lý Hằng, Đường Ngột Đải bị nạn, mười phần chết, nếu không có vợ xin cho thì ta toi mạng rồi. Thế mà tên mặt dơi Ich Tắc, tên mặt bánh bao Di Ái tố vương phi với phu nhân Đường Ngột Đải, phu nhân Lý Hằng làm tế tác.

Lý Hằng than:

– Bọn An Nam có tình, có nghĩa hơn bọn Hán. Bọn Hán gặp những phụ nữ lấy chồng Mông cổ thì giết tàn bạo. Bọn An Nam thì ngược lại gặp phụ nữ lấy chồng Mông cổ không những không giết, mà còn tha mạng cho chồng nữa!

Lý Hằng nhìn Ngọc Trí:

– Cái tin vương phi Hồng Liên báo rằng bọn tay sai của Trần Ích Tắc trộn thuốc độc vào lương quả đúng. Lưu Thế Anh vừa cho biết: toàn thể quân sĩ đồn A lỗ bị trúng độc đi té re, chân tay bải hoải, nên đồn A lỗ bị tràn ngập.

Thoát Hoan hỏi:

– Tại Tây kết, Chương dương, quân ta đông đến 4, 5 vạn mà sao bị chúng đánh tan, bỏ chạy như vịt vậy?

– Thưa toàn thể binh tướng bị bệnh, té re, mệt đến không nhắc nổi chân tay, thì còn sức đâu mà chống giặc? Đau là 6 vạn kỵ binh chạy lấy người bỏ ngựa lại.

Thoát Hoan vào tổng hành dinh đạo quân đóng ở Gia lâm. Binh tướng các nơi từ từ tề tựu về. Thoát Hoan thăng trướng, kiểm điểm lại binh tướng:

– Toàn bộ một vạn binh ở đồn A lỗ chỉ thoát thân được hơn trăm người.

– 5 vạn bộï binh, kỵ binh ở Tây kết còn không quá 1 vạn,

– 5 vạn bộ binh kỵ binh ở Chương dương còn hơn 1 vạn,

– 2 vạn quân đóng trong thành Thăng long còn 5 nghìn.

– Các chúa tướng vô sự, tuy nhiên 15 vạn phu trưởng chết hay bị bắt.

– Các phu nhân, vô sự.

Thị vệ vào báo:

– Khải vương gia, có vương phi của đại vương Tháp Sát Nhi xin cầu kiến.

– Mời vào.

Hồng Liên đi trước, theo sau còn có Tạ Quốc Ninh, Hoàng Liên, Trần Đại Như Vân.

Lễ nghi tất.

Thấy Thoát Hoan run rẩy, Hồng Liên nói:

– Trận đánh Tây kết, Thăng long, Chương dương, quân Đại Việt bắt được hơn 1 vạn thương binh. Tôi với vương phi A Lan Đáp Nhi đã xin Thượng hoàng Đại Việt ân xá cho chúng. Tôi dẫn chúng về đây trả vương gia.

Thoát Hoan ban chỉ cho Lý Quán:

– Người ra tiếp nhận chúng vào trại.

Tướng chỉ huy đạo binh Vân Nam là Nạp Tốc Lạt Đình chỉ vào Tạ Quốc Ninh, Hoàng Liên hỏi:

– Phải chăng hai người từng cầm đầu bọn Cần vương Đại lý đánh nhau với chúng ta hồi 10 năm trước?

Tạ Quốc Ninh cười:

– Trí nhớ của người cũng tốt đấy nhỉ? Dường như người bị thương ở vai, do bị thanh kiếm của vợ ta đâm trúng phải không?

Nạp Tốc lạt Đình nói với Thoát Hoan:

– Tên này võ công bình thường. Nó có tài dùng binh như thần., còn vợ nó là một võ tướng kiếm thuật thần thông. Xin vương gia bắt nó lại.

Thoát Hoan chợt nhớ đến An Tư, y hỏi:

– Võ công phu nhân so với công chúa An Tư thế nào?

– An Tư là sư muội của vợ tôi.

Miệng nói, mà chân tay Thoát Hoan vẫn còn run rẩy, hai hàm răng đánh vào nhau lộp cộp.

Nạp Tốc Lạt Đình lại chỉ vào Trần Đại Như Vân:

– Dường như người là con gái của phản vương Ngột A Đa?

– Đúng vậy! Hiện giờ ta là phu nhân của Hoài Văn hầu. Ta cũng như vương phi Tháp Sát Nhi, vì tình xưa nghĩa cũ, xót cho các binh lính cố cựu, bị cầm tù, bị thương mà đưa về đây!

Đoàn Bình, là 1 vạn phu trưởng của cánh quân Vân nam chỉ vào Trần Đại Như Vân:

– Quận chúa! Mới mấy năm xa cách mà quận chúa đã lớn thế này, đẹp thế này đây. Hồi sáng tiểu nhân cùng 1 bách phu kỵ binh đang chạy bị Ngưu binh Hàm tử vây đánh, may nhờ quận chúa nhận ra tiểu nhân, mở đường cho thoát thân.

Nạp Tốc Lạt Đình chỉ Tạ Quốc Ninh nói với Thoát Hoan:

– Người này có tài trị bệnh, y thuật như thần. Vương gia đang bị hoảng loạn, có thể nhờ y trị cho.

Hồng Liên nháy mắt, nói với Quốc Ninh:

– Y đạo Đại Việt dạy rằng: dù con thú bị bệnh, cũng nên cứu nó. Thái tử tuy làm chúa đội binh như hùm, như hổ tàn sát dân chúng, nhưng vẫn là con người. Xin thầy ra tay tiên.

– Vương phi đã ngỏ lời tôi đâu dám từ.

Thoát Hoan ngồi ngay ngắn lại, để Quốc Ninh chẩn mạch. Hai giáp sĩ lăm lăm cầm đao đứng cạnh, nếu Quốc Ninh hãm hại chúa tướng lập tức chúng băm vằm công ra như băm chả ngay.

Sau khi chẩn mạch, xem lưỡi, Quốc Ninh nói:

– Cái chứng kinh hãi, hoảng loạn này từ đời vua Lý Thánh tông, bồ tát Minh Không đã trị cho Linh Nhân hoàng thái hậu, khi ngài còn thơ ấu. Hôm đó ngài bị Tể tướng Dương Đạo Gia đe dọa chặt đầu người tình là Dương Tông. Ngài bị hoảng loạn. Minh Không bồ tát đã chế ra 1 loại thuốc trị cho ngài. Thuốc đó truyền đến nay, tên là Định tâm hoàn. Tôi đã chế sẵn, hiện mang theo đây.(3)

Công lấy trong bọc ra một bình bằng bạc, rồi mở nắp:

– Đây là những viên tễ, nặng một tiền một viên. Sáng uống 1 viên, trưa 1 viên. Chiều 1 viên. Uống với nước ấm.

Viên y sĩ trưởng trong quân cầm một viên, cắn làm đôi, rồi ngửi ngửi:

– Thuốc không có độc. Vương gia dùng được.

Thoát Hoan cầm một viên bỏ vào miệng nhai. Y gật đầu:

– Thuốc thơm, ngọt thực. Công phu bào chế không dễ dàng. Liệu một hộp này có đủ trị dứt bệnh không?

Tạ Quốc Ninh trao cho y 2 hộp nữa:

– Chỉ cần 3 hộp là đủ. Nếu sau khi dùng hết 3 hộp mà Thái tử chưa khỏi bệnh, xin gửi sứ giả sang. Tôi xin chế thêm dâng Thái tử ít trăm hộp.

Ngọc Trí cất 3 hộp thuốc vào cái bọc đeo bên hông, rồi hỏi:

– Y sư! Khi dùng thuốc này có cần kiêng gì không?

– Vương phi quả là người minh mẫn. Thưa vương phi, về ẩm thực kiêng rượu, nước trà, ớt, tiêu, hành, tỏi. Về công việc, tránh ưu tư quá độ. Kiêng làm việc xác quá đáng.

Hồng Liên cáo từ. Thoát Hoan hô tả hữu đứng dậy tiễn khách. Y nói với Tạ Quốc Ninh:

– Không biết cô gia phải tạ y sư thế nào đây?

Hồng Liên cười:

– Cũng dễ thôi. Nếu mai này Thái tử lên ngôi cửu ngũ, xin để cho Đại Việt yên.

Thoát Hoan cầm mũi tên bẻ làm đôi:

– Trước chư thần linh Đại Việt xin thề:
“ Nếu sau này được lên ngôi Cửu ngũ, Thoát Hoan xin thề vĩnh viễn không đem đánh Đại Việt. Nếu sai lời sẽ như mũi tên này“.

Y trao cho Tạ Quốc Ninh một nửa mũi tên. Y giữ một nửa.

Chú thích:

(1). Những lời Hồng Liên, Thanh Nga nói tuy do Địa Lô, Tạ Quốc Ninh xếp đặt, để làm nản lòng Thoát Hoan, gây cho Thoát Hoan muốn rút quân, để trở về tranh ngôi vua. Nhưng ứng nghiệm kỳ lạ. Sau khi bị bại lần thứ nhì Thoát Hoan trở về bị bệnh thần trí nặng, bị Hốt Tất Liệt đuổi ra Dương châu, không bao giờ nhìn mặt. Hơn nữa Hốt Tất Liệt bỏ ý định truyền ngôi cho. Khi Hốt Tất Liệt băng, triều đình tôn thái tử Chân Kim lên ngôi vua. Chân Kim ban chỉ đình việc đánh Đại Việt.

(2). Trường yên: tỉnh lỵ Ninh bình ngày nay. Hồi 968-1010 tên là Hoa lư, từng là kinh đô của triều Đinh, rồi triều Lê. Đến năm 1010, vua Lý Thái tổ mới dời đô ra Thăng long. Thời Lý, Trường yên là nơi đặt Tòa Tổng trấn Nam thùy của Đại Việt. Sang triều Trần (1225) Tòa Tổng trấn Nam thùy mới di vào Ái châu (Thanh hóa). Tuy không còn là kinh đô, nhưng những công trình, dinh thự cho đến nay (1286) vẫn còn nguyên: các cung điện của vua, hoàng thành vẫn khang trang trang. Khi bọn Trần Văn Lộng đầu hàng Nguyên, thì Thân vương Giảo Kỳ, đóng trong hoàng thành, Tả thừa Đường Ngột Đải đóng trong thành. Hữu thừa Toa Đô đóng tại Thanh hóa.

(3) Định tâm hoàn.

Phương thuốc rất cổ, lưu truyền tới ngày nay (2010). Chúng tôi thường dùng với tên « Kiên não định thần hoàn» , rất hữu hiệu.

Dưới đây tôi ghi thành phần, cạnh ghi thêm tiếng La-tinh, để quý đồng nghiệp dễ tra cứu:

  1. Đương-quy (Angelica sinenis) 10%,
  2. Táo-nhân (Semen zizyphi) 16%
  3. Thung-dung (Caulis cistanchis) 8%
  4. Bách-tử-nhân (Semen biotae) 6%
  5. Thiên-ma (Rhizoma gastrodiae 4%
  6. Viễn-chí nhục (Polygala) 4%
  7. Hồ-đào nhân (Walnut Kernels) 8%
  8. Đởm Nam-tinh (Bile rhizoma arisaematis) 4%
  9. Xương-bồ (Rhizoma calami) 4%
  10. Cam kỷ-tử (Fructus lychii) 8%
  11. Hổ-phách (Succinum) 4%
  12. Long-xỉ (Fossilia dentis mastodi) 4%
  13. Ngũ-vị tử (Fructus schizandae) 20%.

Cộng 13 vị, chế thành tễ, hoặc viên nhỏ.

Hiệu-năng, chủ trị: 
  • Kiên não (Đầu óc hoang mang, lo nghĩ vẩn vơ, sở hãi vô lý hoặc có lý)
  • Trấn-tĩnh (Kinh hãi, bị đe dọa, bị khủng bố tinh thần, lo nghĩ trước khi thi, hoặc sắp phải đối diện với những khó khăn).
  • An miên (Giúp cho ngủ ngon. Nhưng đây không phải là thuốc ngủ).
  • Ích-trí (Bồi bổ trí nhớ. Người già hay quên. Sau khi bệnh mất trí nhớ. Giúp sinh viên, học sinh học bài mau thuộc, nhớ lâu).

Dụng pháp, dụng lượng:

Dùng thêm mật ong chế thành viên nhỏ, hoặc tễ.

  • Người già hoặc người bệnh mất trí nhớ, sinh viên học thi: ngày ba lần, mỗi lần 3g.
  • Thần kinh suy nhược: sáng 4,5g. Trưa 4,5g. Chiều 6g.
  • Trấn-tĩnh: ngày 3 lần, mỗi lần 6g.

Cấm-kị:  Không. Dùng lâu không hại.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-61)


<